Nga-Mỹ “chia bánh” Syria?
Mỹ nhận phần ảnh hưởng phía Đông sông Euphrates, trong khi phần phía Tây là của Nga. Mỹ điều thêm quân nhằm nhắc Nga về thỏa thuận này?
Không liên quan IS
Các nguồn tin quân sự của mạng “Debka” ngày 26/4 cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa thêm 250 binh sĩ tới Syria không liên quan tới cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), mà do tình trạng giao tranh ác liệt trong vài ngày qua giữa lực lượng Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) và quân đội Syria tại thành phố Qamishli.
Mỹ hiện có khoảng 50 binh sỹ tại Syria và Washington đang lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Nga đối với người Kurd tại Syria, nhất là trong số những chỉ huy cấp cao của YPG.
Mỹ sẽ tung thêm 250 quân vào Syria
Theo mạng tin này, Nga chính là bên khuyến khích YPG tấn công quân đội Syria ở Qamishli – thủ phủ của người Kurd ở miền Bắc Syria. Việc Mỹ đưa thêm quân tới Syria nhằm cảnh báo Moskva ngừng dính líu tới người Kurd ở khu vực phía Đông sông Euphrates tại Syria.
Theo giới chức Nhà Trắng, việc Nga can dự tại Qamishli là sự vi phạm đầu tiên của Moskva đối với thỏa thuận đạt được cuối năm 2015 giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Putin.
Theo thỏa thuận này, tất cả phần phía Đông của sông Euphrates nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ, trong khi toàn bộ phần lãnh thổ phía Tây của con sông này nằm dưới tầm ảnh hưởng của Nga.
Mục đích tăng quân tới Syria được Mỹ công khai là nhằm hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa đang từng bước giành lại nhiều vùng lãnh thổ từ tay IS. Tuy nhiên, hiện có những đánh giá trái chiều về động thái của Mỹ.
Video đang HOT
Mỹ điều quân vào Syria không phải để chống IS?
Có chuyên gia cho rằng, việc giúp các tay súng địa phương tiếp cận và tận dụng được sự hỗ trợ từ trên không của Mỹ có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến ở Syria. Trong khi đó, một thành viên cấp cao trong gia đình hoàng tộc Saudi Arabia, vốn hậu thuẫn lực lượng phiến quân Syria, cho rằng điều này chỉ mang tính hình thức.
Khi công bố kế hoạch tăng quân, ông Obama đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phải duy trì những thành quả đã giành được trong cuộc chiến chống lại IS, đồng thời tái khẳng định binh sỹ Mỹ không phải là lực lượng mũi nhọn trong các cuộc giao tranh.
Phát biểu tại thành phố Hannover của Đức, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du nước ngoài tới cả Saudi Arabia và Anh, ông Obama nói: “Tuy không dẫn đầu trên các chiến trường, song lực lượng Mỹ sẽ đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động huấn luyện và hỗ trợ lực lượng địa phương tiếp tục đẩy lùi IS”.
Người Kurd thành trung tâm
Mỹ cùng các đồng minh phát động chiến dịch không kích chống IS tại Iraq và Syria từ năm 2014 nhưng bị đánh giá không hiệu quả, nhất là tại Syria do thiếu lực lượng đồng minh tại chỗ.
Trong khi đó, chiến dịch không kích mà Nga phát động tại Syria từ tháng 9 năm ngoái lại đạt nhiều thành tựu hơn nhờ sự phối hợp chặt chẽ với quân đội chính quyền Damascus. Ngoài ra, Nga cũng đang gia tăng ảnh hưởng với người Kurd ở Syria và khiến Mỹ hết sức lo ngại.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, coi động thái này của Washington là quá muộn và chưa đủ. Ông McCain nhận xét: “Chính quyền sẽ tiếp tục phải chứng kiến tình hình Syria ngày càng tồi tệ hơn nếu họ vẫn chần chừ trong việc can thiệp nhằm ngăn chặn tình hình leo thang”.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc nhìn Nga chuyển 3 chiến đấu cơ cho Myanmar
Việc Myanmar mua vũ máy bay Yak130, hệ thống phòng không của Nga cho thấy vũ khí TQ không còn là ưu tiên mua sắm của Naypydaw.
Vũ khí Trung Quốc không còn là ưu tiên
Thương vụ vũ khí mới nhất giữa Nga và Myanmar là máy bay Yak-130. Trang Sputnik ngày 26/4 dẫn các nguồn tin hợp tác quốc phòng cho biết công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport và nhà sản xuất máy bay Irkut của Nga có kế hoạch chuyển giao ba máy bay Yak-130 cho Myanmar trước cuối năm 2016.
Đây là 3 chiếc đầu tiên trong bản hợp đồng đã không được cả Nga và Myanmar công khai về số lượng cụ thể. Bản hợp đồng được ký kết từ ngày 22/6/2015 giữa công ty hàng không Irkut và Không quân Myanmar mang số hiệu P/1510411150511.
Như vậy, Myanmar đã chính thức trở thành khách hàng thứ 4 của loại máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất của Nga sau Algeria, Belarus và Bangladesh.
Dù công khai về thương vụ Yak-130 nhưng nguồn tin không tiết lộ về số lượng, trong khi đó, hợp đồng chuyển giao 36 máy bay Yak-130 cho Syria đã bị đóng băng vì chiến sự leo thang ở quốc gia này.
Hồi giữa năm 2015, một số nguồn tin cho biết, Nga đang tìm kiếm khách hàng mới cho 36 chiếc Yak-130 của Syria. Điều đó làm dấy lên những hoài nghi Myanmar có thể là chủ nhân mới của lô 36 máy bay này. Ngoài ra, Irkut cũng đã ký hợp đồng đào tạo và cung cấp thiết bị mô phỏng huấn luyện cho Myanmar trị giá 2 triệu USD.
Được biết, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nga và Myanmar không phải đến khi thương vụ máy bay Yak-130 mới được biết đến mà nó đã được vun đắp từ thời Liên Xô cũ. Trong biên chế của quân đội Myanmar hiện nay chủ yếu là vũ khí có nguồn gốc Liên Xô và Trung Quốc, tuy nhiên phần lớn trong số đó đã trở nên cũ kỹ.
Máy bay Yak-130.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ quân sự giữa hai nước tiếp tục được cải thiện. Myanmar cũng đã đặt nhiều đơn hàng mua máy bay chiến đấu và trang thiết bị quân sự của Nga.
Để tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước, giới chức lãnh đạo quân đội Myanmar cũng từng tới thăm viếng Nga, còn theo chiều ngược lại, cả Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga cũng đã lần lượt sang thăm Naypidaw.
Sợ mất lòng Trung Quốc
Sẽ không có gì đáng bàn về việc Myanmar tăng cường mua sắm và hợp tác quốc phòng với Nga nếu trước đó vũ khí Trung Quốc không phải là nguồn cung chính cho quốc gia Đông Nam Á này kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Và mối quan hệ này đã khiến Trung Quốc không vui.
Và để khẳng định mối thâm tình, hồi cuối tháng 11/2015, lãnh đạo Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi nói rằng: "Quan hệ giữa Myanmar với các nước láng giềng luôn nhạy cảm hơn so với các quốc gia ở xa hơn. Chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt để các mối quan hệ của mình được suôn sẻ, hiệu quả và minh bạch".
Bà Aung San Suu Kyi khẳng định thêm rằng Myanmar - Trung Quốc luôn có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, không gì có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Và có thể đây chính là lý do khiến Myanmar phải "đi đêm" để mua thêm vũ khí của Nga. Cụ thể, hồi đầu năm 2016, trang blog quân sự Myanmar đã đăng tải hình ảnh chụp tại một cầu cảng ở nước này cho thấy có sự xuất hiện của khung gầm cơ sở MZKT-6922 chuyên dùng làm nền tảng cho hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga.
Điều này làm dấy lên đồn đoán cho rằng Quân đội Myanmar có thể đã nhập khẩu một hệ thống vũ khí nào đó từ Nga. Do phần nóc xe được phủ kín bạt nên rất khó nhận diện được liệu khung gầm này mang theo hệ thống vũ khí nào.
Theo các tài liệu Nga, hiện khung gầm cơ sở MZKT-6922 được dùng làm nền tảng đặt các biến thể cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk, 9K33-1T Osa-1T và T38 Stiletto. Cụ thể, MZKT-6922 được dùng làm khung gầm cho hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2E được thiết kế để tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom thông minh...
Ngoài ra, khung gầm MZKT-6922 cũng được dùng trên biến thể của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2E. Các thành phần khí tài hệ thống Buk-M2E dùng khung gầm MZKT-6922. Hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao đến 30km, tầm xa 70km, xác suất hạ mục tiêu rất cao.
MZKT-6922 cũng được dùng làm khung gầm cơ sở cho hệ thống tên lửa phòng không 9K33-1T Osa-1T - biến thể nâng cấp của hệ thống 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất, được thực hiện bởi công ty Tetraedr của Belarus. Hệ thống được trang bị loại đạn tên lửa 9M33M3-1 với tầm bắn 20km, bổ sung kênh ngắm bắn camera ngày/đêm OES-1T.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Nga bất ngờ triển khai số lượng khủng tàu ngầm áp sát bờ biển Anh Trang Express của Anh ngày 22-4 đưa tin, Nga đã điều số lượng kỷ lục các tàu ngầm tấn công, áp sát vùng bờ biển Scotland và bán đảo Scandinavia, giữa lúc một cựu Tư lệnh Quân đội Mỹ cảnh báo về một cuộc "Chiến tranh Lạnh" thứ II. Cảnh báo một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ II sẽ xảy ra khi Nga...