Nga, Mỹ cần tránh chạy đua vũ trang không giới hạn
Tổng thống Nga cho rằng Moskva và Washington cần phải nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn bùng phát “một cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Hội đồng An ninh Nga, ngày 5/8. (Ảnh: Reuters)
Nga sẽ buộc phải khởi động tiến trình phát triển các tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung, nếu Mỹ cũng bắt đầu tiến trình này sau khi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung ( INF) đổ vỡ. Cảnh báo được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra sau cuộc họp hôm 5/8 với Hội đồng An ninh quốc gia.
Tổng thống Putin đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao cùng cơ quan tình báo giám sát chặt chẽ mọi bước đi của Mỹ trong việc phát triển, sản xuất hay triển khai những loại tên lửa đã bị cấm trong INF. Ông Putin cũng khẳng định với kho vũ khí tên lửa hiện có, cùng với những tiến bộ của Nga trong phát triển tên lửa siêu thanh, Nga có đủ năng lực để đối phó với mọi mối đe dọa từ Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Nga cho rằng Matxcova và Washington cần phải nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn bùng phát “một cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn”.
Theo PV/VTV
Mỹ ấn định thời điểm bắt đầu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson xác nhận với giới chức NATO rằng, Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga từ ngày 2/2 tới, bất chấp những cảnh báo của Moscow.
Rút khỏi hiệp ước đồng nghĩa với việc Mỹ có thể bắt đầu nghiên cứu và phát triển các tên lửa vốn bị cấm theo INF. (Ảnh minh họa: EAD)
Phát biểu trước giới chức NATO tại Brussels ngày 16/1, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Andrea Thompson nói rằng, Nga đã vi phạm hiệp ước INF và rằng hệ thống tên lửa 9M729 của Nga đã vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Bà Thompson cho biết, Mỹ đã đề nghị Nga minh bạch liên quan đến chương trình phát triển tên lửa 9M729 suốt hơn 5 năm qua. Washington cho rằng, việc cho phép thanh sát là chưa đủ, Mỹ muốn Nga phải phá hủy hệ thống 9M729.
Bà cho biết, Mỹ sẽ chính thức gửi thông báo về quyết định rút khỏi INF từ ngày 2/2 tới. Từ nay đến thời điểm đó, Mỹ không có kế hoạch tiến hành các cuộc đàm phán nào khác về INF.
"Dựa vào những thảo luận hôm qua và cách phản ứng hôm nay, chúng tôi nhận thấy Nga không có ý định quay lại tuân thủ hiệp ước", bà Thompson cho biết với Reuters khi đề cập đến cuộc hội đàm với các quan chức ngoại giao Nga hôm 15/1.
Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ, yêu cầu loại bỏ các tên lửa hạt nhân và tên lửa thường tầm ngắn và tầm trung từ 500km đến 5.500km của cả hai quốc gia. Rút khỏi hiệp ước đồng nghĩa với việc Mỹ có thể bắt đầu nghiên cứu và phát triển các tên lửa vốn bị cấm theo INF.
Phản ứng về thông báo mới nhất của Mỹ, Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergey Ryabkov bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga vi phạm INF. Phái đoàn Nga tại Geneva cáo buộc Mỹ đang "phóng đại tình hình".
Trong một diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Nga không có ý định chạy đua vũ trang với Mỹ, song cảnh báo việc Mỹ rút khỏi INF sẽ kéo theo "hậu quả nặng nề nhất".
Minh Phương
Theo Dantri/ RT, Guardian
Mỹ muốn triển khai tên lửa ở châu Á, Trung Quốc cảnh báo lạnh gáy Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo rằng Mỹ và các đồng minh của họ ở châu Á-Thái Bình Dương có thể đối mặt với biện pháp trả đũa nếu triển khai các tên lửa tầm trung của Mỹ tại châu Á. Trung Quốc cảnh báo Mỹ và các nước đồng minh trước việc lắp đặt tên lửa ở châu Á (Ảnh: Moscow...