Nga-Mỹ bắt tay “hiến kế” chấm dứt xung đột ở Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (2/7) cho rằng, đàm phán quốc tế là con đường tốt nhất để “cứu đất nước Syria” khỏi sự điêu tàn, đồng thời nhấn mạhh với người đồng cấp Nga – ông Sergei Lavrov về việc tổ chức một hội nghị nhằm tìm cách chấm dứt cuộc chiến ở Syria.
“Chúng tôi đều đã nhất trí rằng, hai nước có khả năng tạo ra điều khác biệt nếu chúng tôi cùng chung tay nỗ lực”, ông Kerry phát biểu sau cuộc gặp với ông Lavrov bên lề một hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á đang diễn ra tại Brunei.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Lavrov
Washington và Moscow nằm ở hai chiến tuyến khác nhau trong vấn đề Syria kể từ khi cuộc khủng hỏang nổ ra ở nước này khi mà điện Kremlin ủng hộ thể chế của Tổng thống Bashar al-Assad còn Washington hồi tháng trước đã cam kết sẽ cung cấp một số loại vũ khí cho phe nổi dậy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Kerry cho biết, bất chấp bất đồng, mục tiêu của Nga và Mỹ là “giống nhau”, đó là muốn chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của gần 100.000 người ở Syria.
Ông Lavrov khẳng định rằng, Nga và Mỹ “đã nhất trí tiếp tục tiến bước trên cơ sở những gì đã được thông qua tại vòng đàm phán sơ bộ về vấn đề Syria, được tổ chức hồi tuần trước tại Geneva.
Ngoại trưởng Nga nói với báo giới rằng: “Các đồng sự người Mỹ của chúng ta đã nhận ra rằng nhiệm vụ chính lục này là hợp nhất sự đối đầu”.
Các quan chức Nga và Mỹ đã có cuộc hội đàm tại Geneva hồi tuần trước, tại đó hai bên đã cố gắng đưa ra lộ trình hòa bình cho Syria, nhưng đã thất bại trong việc đưa ra thời gian cụ thể cho một hội nghị quốc tế nhằm chấm dứt xung đột ở Syria.
Hai quan chức ngoại giao cấp cao này cũng kêu gọi tổ chức một vòng đàm phán mới càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ông Kerry khẳng định rằng, vòng đàm phán này sẽ không thể diễn ra trước tháng 8
Theo vietbao
Snowden "xé toạc chiếc mặt nạ đạo đức giả của Mỹ"
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo việc Nga và Trung Quốc phớt lờ yêu cầu dẫn độ Edward Snowden sẽ có thể gây hậu quả xấu cho mối quan hệ giữa Mỹ với các nước này
Phát biểu nhân chuyến thăm tới Ấn Độ hôm 25.6, ông Kerry nhấn mạnh, Snowdenđã phản bội Mỹ và cần phải đối mặt với hậu quả mà anh ta đã gây ra. Hành động của Snowden có thể đe dọa an ninh của Trung Quốc lẫn của Mỹ. "Mọi người có thể chết vì hậu quả của những gì mà người đàn ông này làm. Có thể Mỹ sẽ bị tấn công bởi những kẻ khủng bố mà giờ đây sẽ biết cách bảo vệ chúng theo cách này hoặc cách khác, điều mà chúng không hề biết trước đó. Đây là một hành động rất nguy hiểm" - ông nói.
Phóng viên giơ ảnh Snowden hỏi thông tin từ hành khách tại sân bay Mátxcơva.
Theo Thượng nghị sĩ Dianne - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ - Snowden đang mang theo khoảng 200 tài liệu tình báo nhạy cảm của Mỹ.
Tờ Trung Hoa nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc - số ra ngày 25.6, ca ngợi Snowden đã dám "xé bỏ mặt nạ cao đạo" và làm lộ rõ "thói đạo đức giả" của Mỹ. Tờ báo này cũng bác bỏ những cáo buộc của Mỹ rằng, chính quyền Trung Quốc đã hỗ trợ cho Snowden rời khỏi Hồng Kông để trốn tránh sự truy đuổi của Mỹ. Chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại trước tiết lộ của Snowden rằng, Mỹ đã tấn công nhiều máy tính tại đặc khu hành chính Hồng Kông và Trung Quốc.
"Mỹ chẳng những đã phớt lờ việc giải thích và xin lỗi cho hành động của mình, mà thay vào đó lại tỏ ra bất bình với việc chính quyền Hồng Kông đã không xử lý mọi việc theo đúng pháp luật" - ông Wang Xinjun - Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc - bình luận.
Nhà Trắng tuyên bố việc Hồng Kông cho Snowden rời khỏi đặc khu này là "sự lựa chọn có chủ tâm của chính quyền nhằm để một kẻ tội phạm được tự do dù đã có lệnh truy nã hợp lý, và quyết định này đã có tác động tiêu cực đến mối quan hệ Mỹ - Trung". Đáp lại, tờ Trung Hoa nhật báo cho biết, "thế giới sẽ nhớ đến Edward Snowden, vì sự can trường của anh đã xé toạc chiếc mặt nạ đạo đức giả của Mỹ". "Mỹ đã chuyển từ "mô hình nhân quyền" sang "kẻ nghe trộm quyền riêng tư cá nhân", thao túng quyền lực tập trung đối với Internet quốc tế, và kẻ "xâm lấn" điên cuồng mạng lưới của các nước khác".
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thu hồi hộ chiếu của cựu tình báo này, yêu cầu các nước không cho phép anh ta đến. Tuy nhiên, Snowden vẫn được lên chuyến bay Aeroflot rời Hồng Kông đến Mátxcơva hôm 23.6. Theo các nguồn tin báo chí, Snowden đã rời Mátxcơva đến Cuba hôm 25.6 và tiếp tục chuyển tiếp ở Venezuela trước khi đến Ecuador - nơi trao cho anh ta quy chế tị nạn.
Bất chấp thông tin Snowden đã đến Cuba, Mỹ vẫn gia tăng sức ép với Nga giao nộp Snowden và một mực cho rằng anh này vẫn còn ở Mátxcơva. Tuy nhiên, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, không nắm được thông tin nào về động thái của Snowden. Hãng thông tấn Nga dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Nga không thể bắt giữ hay trục xuất Snowden vì anh ta chưa hề chính thức vào lãnh thổ Nga.
Theo vietbao
Giải pháp cho Syria: Cuộc đấu Nga- Mỹ "Nếu cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria không chấm dứt, khu vực này có thể rơi vào một cuộc xung đột sắc tộc hỗn loạn". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố điều này hôm thứ Bảy (22/6), khi ông kêu gọi một giải pháp chính trị khẩn cấp cho cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 2 năm và...