Nga, Mỹ ấn định thời điểm đàm phán về ổn định chiến lược hạt nhân
Báo Kommersant của Nga ngày 20/7 đưa tin Nga và Mỹ đã nhất trí tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về ổn định chiến lược hạt nhân vào ngày 28/7 tại Geneva (Thụy Sĩ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nga-Mỹ vào tháng 6 tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã nhất trí khởi động tiến trình đối thoại song phương toàn diện, thực chất và năng động về ổn định chiến lược. Thông qua cuộc đối thoại này, hai nước mong muốn tạo nền tảng cho việc kiểm soát vũ khí và cho các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ – hai quốc gia vốn nắm giữ hơn 90% lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Video đang HOT
Theo hiệp ước, kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước chỉ được giới hạn ở mức 700 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng.
New START đã được thực thi từ năm 2011 và vào ngày 3/2 vừa qua, Mỹ và Nga đã nhất trí gia hạn 5 năm hiệp ước New START, đến ngày 5/2/2026.
Đức đàm phán mua vaccine Sputnik V của Nga
Đức đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về việc mua vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V mà không đợi hành động phối hợp của Liên minh châu Âu (EU).
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, các quan chức Chính phủ Đức đang thảo luận hợp đồng đặt mua vaccine Sputnik V với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ phát triển loại vaccine này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn trước đó cho biết nước này sẵn sàng tự tiến hành đàm phán với Nga mà không có 26 quốc gia thành viên còn lại của EU nếu việc này có thể giúp Đức đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc mua vaccine vẫn phải phụ thuộc vào sự phê duyệt của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA).
Bang Bavaria, miền Nam nước Đức, cho biết bang này đã ký ý định thư mua 2,5 triệu liều vaccine Sputnik V nếu loại vaccine này được EMA phê duyệt. Bang Mecklenburg-Western Pomerania, miền Đông nước Đức, cũng đặt mua 1 triệu liều vaccine Sputnik V.
EMA đang xem xét để cấp phép lưu hành vaccine Sputnik V tại 27 quốc gia thành viên của EU. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Spahn, Ủy ban châu Âu cho biết cơ quan này sẽ không ký hợp đồng mua vaccine Sputnik V như với các hãng dược phẩm khác như BioNTech, vì vậy Đức sẽ đàm phán song phương với Nga.
Đức bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào cuối tháng 12/2020 và hiện đang sử dụng vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna. Loại thứ 4 là vaccine của hãng Johnson & Johnson dự kiến sẽ được lưu hành ở EU trong vài tuần tới.
Cho đến nay Đức vẫn phối hợp với EU trong việc mua vaccine. Việc triển khai chương trình tiêm vaccine tương đối chậm ở Đức hiện nay đã vấp phải dư luận chỉ trích trong nước khi nước này đang phải nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 3 diễn biến phức tạp. Đến nay, mới chỉ có 13% dân số Đức được tiêm liều vaccine đầu tiên, trong khi số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 8/4 là hơn 20.000 ca và hơn 300 ca tử vong.
* Cùng ngày 8/4, RDIF đã yêu cầu Chính phủ Slovakia trả lại một lô vaccine gồm hàng chục nghìn liều Sputnik V để các nước khác sử dụng. Thông báo trên tài khoản Twitter của quỹ RDIF, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cho biết yêu cầu này liên quan đến các vi phạm hợp đồng khác nhau, cụ thể là việc kiểm nghiệm vaccine do cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia thực hiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, thông báo nhấn mạnh cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia đã thử nghiệm vaccine Sputnik V trong một phòng thí nghiệm không thuộc mạng lưới các phòng thí nghiệm kiểm soát thuốc chính thức của EU.
Trước đó, RDIF đã yêu cầu Slovakia tiến hành thử nghiệm lại vaccine Sputnik V, song phải thực hiện ở phòng thí nghiệm được EU chứng nhận.
Tháng trước, Slovakia đã nhập khẩu 200.000 liều vaccine Sputnik V, theo đó trở thành quốc gia thứ 2 trong EU chấp thuận vaccine của Nga sau Hungary, mặc dù EMA chưa phê duyệt loại vaccine này. Tuy nhiên, Bộ Y tế Slovakia chưa cho phân phối ngay vaccine Sputnik V mà yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm thử nghiệm lại. Ngày 8/4, cơ quan quản lý dược phẩm SUKL của Slovakia cho biết lô vaccine Sputnik V mà nước này nhận được khác với mẫu mà các nhà khoa học quốc tế và EMA đang đánh giá.
Tuy nhiên, RDIF đã bác bỏ ý kiến trên của phía Slovakia. RDIF khẳng định mọi lô vaccine Sputnik V đều có chất lượng như nhau và được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt tại Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine Sputnik V.
Nga sẵn sàng hợp tác đa phương trong an ninh thông tin Ngày 26/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi tăng cường sự can dự của Nga vào quá trình đàm phán về các vấn đề an ninh thông tin, đồng thời cho biết thêm Moskva sẵn sàng hợp tác xây dựng với tất cả các đối tác, kể cả thông qua Liên hợp quốc (LHQ). Tổng thống Nga Vladimir Putin (phía trước)....