Nga muốn “nhìn” Mỹ kĩ hơn từ trên cao
Trước đề xuất của Nga về việc sử dụng máy bay trinh sát trang bị máy ảnh kỹ thuật số chất lượng cao để bay qua Mỹ, giới quan chức Mỹ cho rằng đây có thể là một cách thu thập thông tin tình báo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Yêu cầu ngày 22.2 của Nga làm dấy lên cuộc cuộc tranh luận giữa giới quan chức Lầu Năm Góc và các quan chức tình báo Mỹ. Liệu Nga có sử dụng những chuyến bay như vậy để do thám các nhà máy điện, mạng lưới truyền thông và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Mỹ?
Những năm qua, Nga đã thực hiện nhiều chuyến bay quan sát không vũ khí trên bầu trời nước Mỹ, và Mỹ cũng có những chuyến bay như vậy ở Nga – như một phần của “Hiệp ước Bầu trời mở” được ký kết vào năm 1992 bởi hai nước này và 32 quốc gia khác khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Mục đích của Hiệp ước và những chuyến bay này là để gia tăng tính minh bạch về hoạt động quân sự và giám sát thỏa thuận kiểm soát vũ khí.
Tuy nhiên lúc này, một số quan chức tình báo và quân sự cấp cao của Mỹ nói rằng các công nghệ kỹ thuật số mới, kết hợp với kế hoạch thay đổi lịch bay của Nga sẽ vi phạm Hiệp ước.
Một số đảng viên Cộng hòa bày tỏ sự lo ngại.”Không có lý do nào để Hoa Kỳ cho phép Nga cử một máy bay giám sát với bộ cảm biến tiên tiến bay qua Hoa Kỳ để thu thập thông tin tình báo”, Mac Thornberry, đại diện Đảng Cộng hòa Texas, cho biết hôm thứ Hai.
Các quan chức tình báo Mỹ nói rằng mạng lưới vệ tinh gián điệp của Nga đã “sờn rách”. Vì vậy các chuyến bay qua Hoa Kỳ là một cách tương đối rẻ để lấp đầy những lỗ hổng tình báo quan trọng.
Video đang HOT
Mỹ lo ngại máy bay Nga trang bị máy ảnh kỹ thuật số chất lượng cao sẽ “soi” được nhiều thứ hơn cho hoạt động tình báo (Ảnh minh họa)
Bộ Ngoại giao nhìn nhận đề xuất của Nga như một sự nhượng bộ có thể giúp duy trì Hiệp ước Bầu trời mở, Hiệp ước rất quan trọng với các đồng minh châu Âu, và tránh căng thẳng cho mối quan hệ Mỹ – Nga.Cho phép Nga chuyển sang các bộ cảm biến quang-điện tử mới cung cấp cho Moscow một phương tiện đáng tin cậy hơn để tiến hành giám sát (và một cách dễ dàng hơn che giấu mục tiêu của họ) so với quá trình in ấn phim ảnh những năm 1960 phiền phức mà hầu hết các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã không còn áp dụng.
Cả hai phương pháp chụp cùng một mức độ phân giải được cho phép (theo Hiệp ước). Nhưng một vài quan chức tình báo và quân sự cấp cao của Mỹ nói rằng những thay đổi này có thể khiến cho những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của Mỹ dễ dàng trở thành mục tiêu của tên lửa tầm xa mới của Nga.
Yêu cầu của Nga được đưa ra vào lúc nước này đang ngày một gia tăng sự cấm vận đối với các máy bay trinh sát của Mỹ bay qua Nga. Việc ngăn chặn này càng góp phần vào giai đoạn căng thẳng nhất của quan hệ Nga – Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, khi hai quốc gia bất đồng quan điểm trong các hoạt động của Nga ở Syria và Ukraine.
Chính quyền Mỹ phải quyết định trong bốn tháng tới về việc phản đối hay đồng ý lời đề nghị của Nga.
Một chuyến bay của Nga theo Hiệp ước Bầu trời mở ở Mỹ thường kéo dài 2 ngày, trên đường bay dài từ 2.500 đến 3.000 dặm. Luôn có 7 đến 10 nhân viên từ Cơ quan Giảm thiểu mối đe dọa quốc phòng của Lầu Năm Góc trên máy bay Nga để đảm bảo tuân thủ các quy tắc.
Nga đã tiến hành 5 chuyến bay qua Hoa Kỳ vào năm 2014 và 4 chuyến trong năm 2015. Năm nay, Nga dự kiến sẽ tiến hành 6 chuyến bay, bắt đầu từ một trong hai sân bay quốc tế Dulles bên ngoài thủ đô Washington, hoặc Căn cứ không quân Travis ở California.
Theo Danviet
Nhiệm vụ của vệ tinh tối mật Mỹ vừa phóng
Theo trang chủ của NRO ngày 10/2, Mỹ đã phóng thành công vệ tinh quân sự đặc biệt tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở tiểu bang California.
Theo nguồn tin này, vụ phóng được thực hiện thành công vào lúc 3h40 ngày 10/2 (khoảng 18h40 giờ Việt Nam). Tên lửa đẩy Delta IV đã được phóng vào quỹ đạo mang theo vệ tinh NROL-45 do Cơ quan Do thám Quốc gia (NRO) vận hành.
NROL-45 là một vệ tinh do thám tối mật của Chính phủ Mỹ và mọi thông tin liên quan tới vệ tinh này đều được bảo mật ở mức cao nhất. Tuy nhiên, trên trang chủ của NRO chỉ thông tin ngắn gọn "nhiệm vụ của NROL-45 là thu thập tin tình báo và phục vụ quốc phòng".
Ngay trước khi vệ tinh NROL-45 được phóng thành công, Mỹ cũng đã phóng 2 vệ tinh do thám lên quỹ đạo. Hai vệ tinh do thám này nằm trong dự án vũ trụ tuyệt mật mà Nhà Trắng mới chỉ tiết lộ hồi cuối năm 2015.
Tên lửa Delta IV mang theo vệ tinh NROL-45 rời bệ phóng.
Trong bản thông báo vừa được tiết lộ, Lực lượng Không quân Mỹ cho biết hai vệ tinh đã được phóng đi bằng tên lửa Delta IV từ căn cứ ở Cape Canaveral thuộc bang Florida. Hai vệ tinh này sẽ hoạt động trên quỹ đạo cách bề mặt Trái đất 35.900 km, nơi có các vệ tinh chủ chốt của Mỹ đang vận hành.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Vũ trụ Mỹ, Tướng William Shelton cho biết, hai vệ tinh giám sát mới sẽ giúp Mỹ bảo vệ các tài sản vô giá trong không gian thông qua việc gia tăng khả năng phát hiện các mục tiêu nguy hiểm và đưa ra cảnh báo sớm.
Hệ thống này sẽ phối hợp hoạt động với các radar trên mặt đất và các kính thiên văn để giám sát các mối đe dọa tiềm tàng từ các vật thể vũ trụ của nước ngoài.
Vị quan chức Quốc phòng này cũng cho rằng, Washington công khai Chương trình nhận diện tình huống trên vũ trụ (GSSAP) là muốn gửi một thông điệp cảnh báo cảnh báo các quốc gia có âm mưu làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa mạng lưới vệ tinh của Mỹ.
Do hoạt động ở tầng quỹ đạo cao hơn hẳn so với các vệ tinh thông thường khác nên hai "tân binh" này cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến đường đi của các vệ tinh quân sự đang hoạt động.
Mục tiêu quan trọng nhất theo giới truyền thông phương Tây và một số quan chức Mỹ tiết lộ, 2 vệ tinh do thám được Mỹ phóng lên quỹ đạo lần này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.
Theo nhận định của Stars and Stripes, trong những năm gần đây, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh không gian và khả năng giám sát vệ tinh. Lầu Năm Góc lo ngại rằng, trong các cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc có thể làm tê liệt hoặc bắn hạ các vệ tinh của quân đội Mỹ, nhất là các vệ tinh thông tin liên lạc có tác dụng thu thập tình báo và xác định.
Các quan chức cấp cao của Mỹ ngày càng lo ngại về các vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc và nhiều nước khác, có thể làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc của Mỹ.
Tướng Shelton nói: "Chúng tôi thấy rất nhiều mối đe dọa gần đường chân trời". Ông nhấn mạnh rằng không gian không còn là một "thánh đường hòa bình".
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Nga giới thiệu một loạt UAV do thám, tấn công mới Vào hôm 10-2, hãng Sistemprom, công ty con của tập đoàn Rostec, vừa trình làng một loạt loại máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ ở hội nghị rô-bốt quân sự Patriot, tổ chức gần Moscow. Các loại UAV mới được trình làng bao gồm một trực thăng cỡ nhỏ, máy bay do thám đa cánh quạt, máy bay tấn công đa...