Nga mượn Mông Cổ phòng xa Trung Quốc?
Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin ghi nhận sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước, đồng thời cũng là cách để Nga phòng Trung Quốc.
Ngày 3/9, Mátxcơva và Ulan Bator đã ký gói văn kiện gồm 15 thỏa thuận hợp tác. Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj, hai bên đã ký nghị định thư về hỗ trợ kỹ thuật-quân sự cho Mông Cổ, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, biên bản ghi nhớ về phát triển hợp tác kinh tế-thương mại và nhiều văn kiện thuộc các lĩnh vực khác…
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj
Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga, Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj cho biết đã đề nghị Mátxcơva bãi bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mông Cổ vào thị trường Nga nhằm tăng kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Ngoài ra, Mátxcơva và Ulan Bator đang xem xét khả năng ký thỏa thuận với Trung Quốc về vận tải quá cảnh, đồng thời dự định điện khí hóa và hiện đại hóa tuyến đường sắt của Mông Cổ từ nay đến năm 2020.
Về phần mình, người đứng đầu nước Nga, ông Putin thông báo Mátxcơva sẽ dỡ bỏ những hạn chế đối với sản phẩm từ ngành chăn nuôi của Mông Cổ vào thị trường Nga, song Ulan Bator phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh của Nga. Trước đó, Mátxcơva đã hạn chế nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Mông Cổ do lo ngại dịch bệnh lở mồm long móng ở nước này. Theo Tổng thống Putin, các bộ ngành liên quan sẽ xúc tiến soạn thảo lộ trình để mở rộng hợp tác đa phương, trong đó bao gồm thành lập các cơ sở sản xuất mới, kích thích thương mại và đầu tư song phương, cũng như mở rộng các cuộc tiếp xúc. Ông Putin cũng nhấn mạnh cuộc hội đàm lần này cho thấy hai bên đều quyết tâm củng cố hợp tác đa ngành.
Nhiều ý kiến cho rằng Mátxcơva đã rất khôn ngoan khi tăng cường quan hệ với Mông Cổ, nước chèn giữa Nga và Trung Quốc. Thời gian gần đây, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trở nên cực kỳ nồng ấm trong bối cảnh Mỹ và phương Tây áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga do cáo buộc nước này can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Putin đã gọi quan hệ Nga-Trung là “mô hình chuẩn” của quan hệ quốc tế, tuy nhiên không vì thế mà Nga trở nên thiếu cẩn trọng với đối tác chiến lược toàn diện của mình, đặc biệt là tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Bởi vậy, lấy được cảm tình của Mông Cổ, Nga sẽ có một tấm lá chắn trước Trung Quốc, đặc biệt là khi Mông Cổ cũng đang tìm đường “thoát Trung”.
Ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc đối với Mông Cổ là sự trao đổi thương mại, trong đó 70% xuất khẩu là sản phẩm thiên nhiên cung cấp năng lượng hoặc nguyên vật liệu cho các nhà máy ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Sự đầu tư của Trung Quốc vào Mông Cổ chủ yếu là đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực khoáng sản và xây dựng. Trong thập niên vừa qua, hơn 2/3 vốn FDI trong số tiền 2,5 tỉ USD đến từ Trung Quốc so với 200 triệu USD đến từ Mỹ.
Để “thoát Trung”, Mông Cổ đã giao thiệp với những quốc gia khác trên thế giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự. Ngoài việc tăng cường quan hệ với Nga, Mông Cổ cũng phát triển quan hệ ngoại giao sâu đậm với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản đồng thời phát triển thương mại tương xứng với Mỹ trong tương lai gần.
Theo Đất Việt
Putin đề xuất kế hoạch hòa bình 7 điểm cho Ukraine trước hội nghị NATO
Tổng thống Nga Putin ngày 3/9 đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sâu rộng gồm 7 điểm đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales vào ngày hôm nay
Tổng thống Nga Putin.
"Trên đường từ thành phố Blagoveschensk tới đây, Ulan-Bator (Mông Cổ) tôi đã phác thảo một số ý tưởng và kế hoạch hành động. Nó đây, bằng viết tay", ông Putin cho biết với các phóng viên.
Kế hoạch hòa bình bảy điểm của ông Putin bao gồm: phe ly khai phải ngừng tiến công quân sự ở vùng Donetsk và Lugansk; Lực lượng vũ trang được Kiev ủng hộ phải rút tới vị trí mà pháo không thể bắn được vào khu dân cư; quốc tế giám sát đầy đủ và công bằng lệnh ngừng bắn; không dùng máy bay chiến đấu chống lại dân thường và nhằm vào các làng mạc; trao đổi tù binh theo công thức "đổi tất", không có điều kiện; tạo hành lang nhân đạo cho người tị nạn và vận chuyện đồ cứu trợ khắp vùng Donetsk và Lugansk; cho các nhóm tái thiết trực tiếp tiện cận các cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
Ông Putin bày tỏ hi vọng thỏa thuận cuối cùng giữa Kiev và phe ly khai ở đông nam Ukraine có thể đạt được tại một cuộc họp của nhóm liên lạc vào ngày 5/9.
"Tôi hi vọng lãnh đạo Ukraine sẽ ủng hộ sự tiến triển dự kiến trong mối quan hệ song phương", nhà lãnh đạo Nga cho hay.
Ông cũng kêu gọi Ukraine tham gia, hợp tác tích cực với nhóm liên lạc "để giải quyết thấu đáo và cuối cùng đối với tình hình ở đông nam Ukraine".
Nói về cuộc điện đàm với Tổng thống Poroshenko trước đó vào ngày 3/9, ông Putin nhấn mạnh "quan điểm của họ về cách thức giải quyết xung đột giống nhau".
Sau đó, cũng vào ngày 3/9, Tổng thống Ukraine bày tỏ "hi vọng lớn" rằng tiến trình hòa bình sẽ bắt đầu được đàm phán ở Minsk vào thứ sáu này.
Trong khi đó, phe ly khai chống Kiev cho biết sẵn sàng buông súng, nếu lực lượng chính phủ cũng làm như vậy.
Đức ủng hộ, Mỹ còn hoài nghi
Đức ủng hộ thông tin hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraine đang chứng tỏ sẵn sàng giải quyết xung đột và cho biết Đức cùng cộng đồng quốc tế sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp nhằm đảm bảo ngừng bắn.
"Tổng thống Putin và Poroshenko đang chịu trách nhiệm cho không chỉ nước họ mà cho toàn châu Âu", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết ở Hamburg. Ông nhấn mạnh giờ đây điều quan trọng là đưa ra các bước quyết đoán nhằm thiết lập ngừng bắn ở Ukraine.
Tuy nhiên, tại Ukraine, kế hoạch hòa bình của ông Putin lại vấp phải chỉ trích của Thủ tướng Arseniy Yatsenuk, người cho rằng kế hoạch thực sự của Nga là phá hủy Ukraine và phục hồi Liên Xô cũ.
"Chúng ta đang đợi quyết định từ NATO và EU về cách ngăn chặn kẻ hiếu chiến này", ông nói.
Theo ông Yatsenuk, kế hoạch 7 điểm của ông Putin là "nhằm che mắt cộng đồng quốc tế trước hội nghị thượng đỉnh NATO và nhằm tránh những quyết định của EU trước khả năng áp đặt làn sóng trừng phạt mới với Nga".
Ông nhấn mạnh điều "tốt nhất" cho Ukraine là kế hoạch một điểm, theo đó quân Nga rút khỏi Ukraine.
Tuy nhiên Nga liên tục phủ nhận cáo buộc quân đội nước này tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở đông Ukraine.
Tổng thống Mỹ Obama phản ứng thận trọng đối với một triển vọng ngừng bắn mà ông Putin và Poroshenko nhắc tới. "Vẫn còn quá sớm để nói ngừng bằn ở đây nghĩa là gì", ông Obama nói. "Ở đây có một cơ hội. Hãy xem điều gì diễn ra tiếp theo", ông nói.
Châu Âu tẩy chay World Cup 2018?
Theo một nguồn tin chính phủ Anh được hãng tin AFP trích dẫn, ông Poroshenko sẽ thông báo ngắn gọn với Tổng thống Obama, Thủ tướng Anh Cameron, Thủ tướng Đức Merkel và các nhà lãnh đạo thế giới khác về tình hình trong nước trước khi bắt đầu hội nghị NATO.
Hội nghị sẽ gửi "tín hiệu rõ ràng về sự ủng hộ đối với chủ quyền của Ukraine và Nga phải có trách nhiệm giảm leo thang tình hình", nguồn tin cho biết.
AFP cũng dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết các quốc gia châu Âu đang thảo luận một kế hoạch do Anh đưa ra nhằm tẩy chay World Cup năm 2018 do Nga đăng cai.
Liên minh châu Âu cũng đang soạn thảo một danh sách trừng phạt mới với Nga, và quyết định sẽ được đưa ra vào ngày thứ sáu.
Pháp cũng giành được sự ca ngợi của Obama, các nước phương Tây khác sau khi thay đổi quyết định trước đó và ngừng chuyển tàu sân bay trực thăng hiện đại đầu tiên trong 2 chiếc nước này bán cho Nga. Ông Putin đã định triển khai tàu này ở Crimea, khu vực thuộc Ukraine đã được Nga cho sáp nhập vào nước này hồi tháng 3 năm nay.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Trung Quốc trấn an Mông Cổ về "độc lập, toàn vẹn lãnh thổ" Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình vào ngày 22.8 đã "vỗ về" Mông Cổ với tuyên bố Bắc Kinh tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình (phải) đi cùng Tông thông Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj trong lễ chào đón lãnh đạo Trung Quôc đến thăm Ulan Bator...