Nga muốn đưa Yak-130 tới Mỹ Latin
Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Liên bang Nga ông Anatoly Punchuk cho biết, nước này đang hy vọng sẽ quảng bá thành công máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 tại thị trường Mỹ Latin.
“Chúng tôi hy vọng các nước Mỹ Latin đang có kế hoạch thay thế phi đội máy bay quân sự của mình sẽ quan tâm đặc biệt tới Yak-130. Chúng tôi mong Yak-130 sẽ xuất hiện trên bầu trời Mỹ Latin trong tương lai gần”. Ông Anatoly Punchuk, người dẫn đầu đoàn đại biểu Nga tham dự triển lãm vũ khí FIDAE-2016 tại Chile đã nói với hãng tin RIA Novosti trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Theo quan chức trên, các chuyên gia quân sự nước ngoài đã có cơ hội trực tiếp thử nghiệm máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 tại triển lãm. Phản hồi của họ về máy bay này đều rất tích cực và đại diện của đoàn đại biểu các nước tham dự triển lãm đều đánh giá đây là máy bay tốt nhất trong dòng máy bay huấn luyện tham dự triển lãm.
Yak-130 là một trong những loại máy bay huấn luyện-chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất thế giới của Không lực Nga.
Máy bay Yak-130 là sản phẩm do Phòng thiết kế Yakovlev của Nga chế tạo. Ưu điểm lớn nhất của loại máy bay này là tính năng kép: vừa có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện vừa được dùng như phi cơ chiến đấu hạng nhẹ. Ngoài ra, Yak-130 còn có thiết kế khí động học tiên tiến, hệ thống điện tử hiện đại và được trang bị vũ khí kết hợp “Nga Mỹ Âu”. Với những đặc điểm nổi trội này, Yak-130 được coi là một trong những “bảo bối” của Không lực Nga.
Đan Khanh (tổng hợp)
Video đang HOT
Theo_VnMedia
Tung hỏa mù Việt Nam mua thêm vũ khí
Theo ông Anatoly Punchuk, Phó Giám đốc Cơ quan LB về Hợp tác Kỹ thuật quân sự Nga, Việt Nam chưa đặt thêm S300, Su30MK2 và BastionP.
Thông tin này được hãng Interfax-AVN dẫn lời ông Anatoly Punchuk, người đang dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự Triển lãm vũ khí FIDAE-2016 ở Santiago (Chile) cho biết. Khi được hỏi đã có các cuộc đàm phán nào với Hà Nội về việc mua thêm một số lô hàng bổ sung của Nga như S-300, Su-30MK2 và hệ thống phòng thủ bờ Bastion hay không, ông A.Punchuk cho biết: "Chưa có đề nghị nào như vậy từ phía Việt Nam".
Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc những thông tin trước đây cho rằng Việt Nam sẽ mua thêm nhiều loại vũ khí mới, trong đó có "lá chắn thép" Bastion-P đơn thuần chỉ là chiêu bán hàng dủa người Nga. Được biết, hồi tháng 7/2014, Báo Tin tức công nghiệp quốc phòng Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Việt Nam đang đàm phán để mua thêm tiểu đoàn tên lửa Bastion-P thứ 3 từ Nga.
Nguồn tin trên dẫn lời một đại diện Nga tham gia phiên họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự cho biết thêm: "Trong điều kiện hiện tại và các hợp đồng đang chuẩn bị ký kết, Việt Nam có đầy đủ cơ hội để trong ngắn hạn trở thành đối tác hợp tác số 1 của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự ở Đông Nam Á".
Theo vị quan chức này, trong phiên họp, Việt Nam và Nga cũng đã thảo luận về khả năng mua thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba, cũng như các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 và một số hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Đây là một thông tin giành được sự chú ý đặc biệt của nhiều nước khác. Từ khi có mặt trong biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam, tổ hợp Bastion-P với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm Yakhont đã nhanh chóng trở thành "lá chắn thép" của Việt Nam.
Được biết tới là một trong những loại vũ khí bờ đối hải hiện đại nhất trên thế giới, vũ khí của tổ hợp tên lửa Bastion-P là các tên lửa đối hạm siêu thanh Yakhont. Thiết kế của Bastion-P cho phép nó tiêu diệt lực lượng tàu nổi của đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả trong môi trường bị nhiễu điện tử mạnh.
Tên lửa Yakhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Quả đạn được thiết kế với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động. Yakhont trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng và dễ dàng bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg.
Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, Yakhont có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Về hệ thống dẫn đường, sau khi rời bệ phóng tên lửa Yakhont sẽ bay theo chế dộ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75km.
Đặc biệt, ở giai đoạn này tên lửa hạ độ cao bay bám mặt biển từ 5-15m. Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của tên lửa trước các hệ thống phòng không trên chiến hạm địch. Tầm bắn của tên lửa Yakhont phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao - thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp - thấp đạt tầm bắn 120km.
Tên lửa Yakhont được thiết kế để tích hợp rộng rãi trên nhiều nền tảng (tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay, nền tảng mặt đất). Hiện nay Yakhont chủ yếu trang bị trên hệ thống phòng thủ bờ biển trên đất liền Bastion-P. Một hệ thống Bastion-P có thể bảo vệ bờ biển dài 600km. Theo tin từ phía Nga, năm 2011 Việt Nam đã tiếp nhận 2 tiểu đoàn hệ thống phòng thủ biển Bastion-P tại Nga. (Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-30MK2 và hệ thống Bastion-P của Việt Nam).
Theo_Báo Đất Việt
Tăng cường sức mạnh, Iran muốn sở hữu tất cả vũ khí của Nga Iran quan tâm tới tất cả các loại vũ khí của Nga chứ không chỉ có hệ thống phòng thủ tên lửa chống cơ S-300. Đó là nhận định vừa được trợ lý Tổng thống Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự ông Vladimir Kozhin đưa ra hôm qua (25/11). "Phía Iran rất quan tâm tới lĩnh vực hợp tác kỹ thuật...