Nga muốn đưa hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ra Liên Hợp Quốc
Nga đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức phiên thảo luận kín về hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Iraq.
Một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Syria ở New York, Mỹ, tháng 7/2014. Ảnh: Reuters.
Các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an cho biết họ kỳ vọng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một phi cơ Nga gần ở khu vực biên giới với Syria ngày 24/11 sẽ được đưa ra thảo luận.
“Chúng tôi không có thông tin chi tiết nhưng Nga đã đề nghị thảo luận về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq và Syria”, Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao nói. Các nhà ngoại giao khác cũng nhắc lại thông tin từ người này. Trong khi đó phái đoàn Nga chưa lên tiếng chính thức.
Cuộc thảo luận dự kiến diễn ra sau một phiên họp kín, gồm 15 quốc gia thành viên, bắt đầu lúc 19h GMT hôm nay. Mỹ, chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 12, sẽ chủ trì cuộc thảo luận.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố máy bay Nga bị bắn hạ đã xâm phạm không phận nước này và được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên, phía Nga lại cho biết phi cơ vẫn hoạt động ở Syria, nơi Moscow đang triển khai chiến dịch không kích, và chính chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ mới đi vào không phận Syria.
Nga không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS), nhóm phiến quân kiểm soát nhiều phần lãnh thổ ở Syria, Iraq, và đang mở rộng hoạt động sang Libya, Yemen, từ ngày 30/9. Giới chức phương Tây cáo buộc Nga chủ yếu tấn công lực lượng đối lập Syria, ít nhằm vào IS.
Video đang HOT
Trong diễn biến khác, Baghdad cáo buộc Ankara xâm phạm lãnh thổ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước điều một nhóm lực lượng có vũ trang tới đóng quân ở miền bắc Iraq. Iraq dọa đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân.
Hiện chưa rõ Nga có ý định nhắc đến vấn đề của Iraq hay yêu cầu Hội đồng Bảo an hành động hay không.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua tuyên bố sẽ không rút quân, sau khi Iraq ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ 48 giờ để rời khỏi lãnh thổ. Theo Ankara, nhóm binh sĩ đang tham gia nhiệm vụ quốc tế, huấn luyện và vũ trang cho các lực lượng Iraq đối phó IS. Chính quyền Iraq cho biết họ chưa bao giờ có đề nghị như vậy.
Như Tâm
Theo VNE
Những dữ liệu gây ngờ vực trong vụ bắn hạ Su-24 Nga
Những tình tiết đằng sau vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga tiếp tục trở thành đề tài gây tranh cãi.
Su-24 Nga bốc cháy sau khi dính tên lửa từ chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11. Ảnh: Anadolu Agency
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ đã cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút đối với chiến đấu cơ Su-24 Nga vì máy bay này vi phạm không phận. Trong khi đó, Nga phản bác rằng phi cơ của họ bị bắn hạ trên lãnh thổ Syria bởi tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi phân tích sự việc, nhà vật lý thiên văn Tom van Doorsslaere và Giovanni Lapenta cho hay những thông tin mà cả hai nước công bố đều tồn tại những sai sót nhất định. Hai chuyên gia này tự nhận là những người đầu tiên áp dụng các nguyên tắc vật lý để đánh giá sự cố, theo Fox News.
Bằng cách kiểm tra vận tốc và độ cao của máy bay tại thời điểm bị tấn công, hai nhà khoa học từ Đại học Katholieke ở Leuven, Bỉ, kết luận máy bay có đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ nhưng trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với những gì Ankara cáo buộc. Hai ông cho hay chiến đấu cơ Nga chỉ hiện diện trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ 7,5 giây chứ không phải 17 giây như thông tin trước đó.
Doorsslaere và Lapenta nghi ngờ cả việc Thổ Nhĩ Kỳ nói đã cảnh báo máy bay Nga 10 lần trong vòng 5 phút.
"Làm sao Thổ Nhĩ Kỳ có thể đoán trước được rằng máy bay Nga sẽ xâm phạm không phận nước này? Máy bay phản lực quân sự rất cơ động. Trên lý thuyết, chiến đấu cơ Nga hoàn toàn có thể quay đầu vào phút cuối để tránh đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ", hai ông viết trên trang blog cá nhân. Chính vì thế, tuyên bố của Ankara rất đáng ngờ ngay từ lúc nó được đưa ra.
Bản đồ do Thổ Nhĩ Kỳ công bố được cho là ghi lại đường bay của chiếc Su-24. Ảnh: CNN
Hai ông đồng thời cũng đặt ra những thắc mắc liên quan đến quỹ đạo rơi của máy bay Nga lúc trúng tên lửa. Theo một bản đồ do Moscow cung cấp, dường như chiếc Su-24 đã ngoặt 90 độ ngay sau khi bị bắn. Và điều này là không thể, hai ông quả quyết.
"Đây là một sự vô lý xét trên phương diện khoa học. Hướng bay của phi cơ chỉ có thể thay đổi nếu có một lực tác động lên nó. Động lực từ quả tên lửa và vụ nổ nhỏ hơn đà của máy bay rất nhiều lần. Vì vậy, chúng chỉ có thể tạo ra rất ít thay đổi về phương hướng của máy bay sau va chạm", hai ông viết. "Một cú đổi hướng 90 độ chỉ có thể được tao ra bởi một vật thể nặng hơn hoặc có tốc độ nhanh hơn máy bay gấp nhiều lần".
Nhưng Lapenta lưu ý rằng nhận định trên vẫn còn "gây tranh cãi". Hai ông nhận được khá nhiều góp ý, bình luận của các cựu phi công. Họ cho rằng máy bay vẫn có khả năng chuyển hướng đột ngột nhưng cũng không thể giống như những gì mà Nga phác họa trên bản đồ.
Những phát hiện của hai nhà khoa học cho thấy những phát ngôn của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều có những lỗ hổng nhất định. Song, chúng không thể góp phần giải quyết tình trạng căng thẳng đang ngày một leo thang giữa hai quốc gia.
"Chúng ta được nghe câu chuyện do cả truyền thông Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kể. Các bản tin Nga thì nói Thổ Nhĩ Kỳ sai, các bản tin Thổ Nhĩ Kỳ lại nói Nga sai, nhưng chúng tôi nói cả hai bên đều có những điểm không khả thi", ông Lapenta nhấn mạnh.
Bản đồ do Nga công bố cho thấy Su-24 chưa vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: BI
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga trưng bằng chứng tố Thổ Nhĩ Kỳ tại tổng hành dinh diệt IS Báo chí và các nhà ngoại giao nước ngoài được mời đến Trung tâm Điều hành Quốc phòng chỉ huy mọi hoạt động quân sự của Nga trên toàn cầu để theo dõi bằng chứng "giới tinh hoa Thổ Nhĩ Kỳ" mua dầu từ IS. Bên trong Trung tâm Điều hành Quốc phòng ở Moscow, Nga. Ảnh: Reuters Theo Guardian, cuộc họp báo...