Nga muốn bán vũ khí hiện đại cho Philippines
Đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev hôm qua tuyên bố Moscow rất sẵn lòng bán các khí tài quân sự công nghệ cao cho Manila.
Chuyến thăm của tàu chiến Nga đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho hai nước. Ảnh: Ria Novosti.
Sputnik dẫn lời đại sứ Igor Khovaev cho biết Moscow có thể cung cấp vũ khí bộ binh, một số loại máy bay, trực thăng, tàu ngầm và nhiều khí tài công nghệ cao khác cho Manila, chứ không phải các loại vũ khí cũ kỹ đã qua sử dụng.
Tuyên bố trên của ông Khovaev được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga – Philippines đang được tăng cường bằng chuyến thăm hữu nghị của một biên đội tàu chiến Nga tới Manila hôm 3/1.
Video đang HOT
Đại sứ Khovaev khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa Moscow và Manila không nên gây ảnh hưởng tới mối quan hệ Philippines – Mỹ. Ông cho biết Nga sẵn sàng trở thành đối tác đáng tin cậy với Philippines và không muốn can thiệp vào quan hệ giữa Manila với các đối tác truyền thống.
Mỹ trước đây là đối tác cung cấp vũ khí chủ yếu của Philippines. Lầu Năm Góc đã bán cho Manila một số tàu tuần duyên cũ để hải quân Philippines cải hoán thành tàu tuần tra, cùng với một số máy bay đã qua sử dụng.
Quan hệ giữa Philippines và đồng minh lâu năm Mỹ trở nên xấu đi sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Hồi tháng 10/2016, ông Duterte đã chỉ trích Tổng thống Mỹ Barack Obama và cho rằng Mỹ đối xử với Philippines chỉ như “tấm thảm chùi chân”.
Washington sau đó bác bỏ yêu cầu mua 26.000 khẩu súng trường M4 của Manila, cho rằng đó là biện pháp cấm vận sau chiến dịch chống ma túy khiến hàng nghìn người thiệt mạng của Tổng thống Duterte. Ông Duterte tuyên bố sẽ tìm tới Trung Quốc và Nga để mở rộng kho vũ khí của Philippines.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Đưa tàu chiến tới thăm Philippines, Nga muốn tăng ảnh hưởng ở Biển Đông
Nga đang muốn tăng cường ảnh hưởng trên Biển Đông thông qua các hoạt động viếng thăm và diễn tập chung với hải quân Philippines trong tương lai.
Tàu khu trục Nga tới thăm Philippines. Ảnh: Twitter.
Một tàu khu trục và một tàu tiếp dầu của hải quân Nga đã tới thủ đô Manilla, Philippines từ ngày 3/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày. Các quan chức quốc phòng cấp cao của Nga cho rằng đây là một phần trong nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Moscow tại khu vực Biển Đông, theo CNN.
Phó đô đốc Eduard Mikhailov, chỉ huy biên đội tàu, cho biết trong chuyến thăm này, tàu chiến Nga sẽ thực hiện các cuộc diễn tập chung với hải quân Philippines trong lĩnh vực chống cướp biển và khủng bố. Đây được gọi là "lần tiếp xúc hải quân chưa từng có trong lịch sử" giữa Nga và Philippines.
Phó đô đốc Mikhailov cho biết Nga đang muốn tăng ảnh hưởng trên Biển Đông. Ông khẳng định nước này sẽ tham gia nhiều cuộc diễn tập chung cùng Trung Quốc và Malaysia, chứ không chỉ giới hạn với Philippines. "Bảo đảm sự tham gia của các đối tác trong khu vực là yếu tố quan trọng để giữ ổn định trên Biển Đông, nơi các tuyên bố chủ quyền liên tục gây căng thẳng địa chính trị khu vực", Sputnik dẫn lời ông Mikhailov.
Tuy nhiên, người phát ngôn của hải quân Philippines khẳng định ý tưởng diễn tập chung giữa lực lượng hai nước mới chỉ đang trong quá trình thảo luận. Ông này nói rằng sẽ không có cuộc diễn tập nào được thực hiện trong vòng 5 ngày tới và chuyến thăm của tàu Nga chỉ mang tính thiện chí.
Philippines là đồng minh lâu năm của Mỹ, nhưng quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Ông Duterte cho biết Philippines có thể tìm tới Nga để mua vũ khí và nhận hỗ trợ quân sự khi quan hệ với Mỹ trở nên xấu đi.
Căng thẳng trên khu vực Biển Đông đã leo thang trong hai năm qua, sau khi Trung Quốc bồi đắp trái phép các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành các đảo nhân tạo phi pháp với các đường bằng và tổ hợp vũ khí.
Tử Quỳnh
Theo VNE
8 tàu NATO theo đuôi tàu sân bay Nga 8 tàu NATO theo đuôi tàu sân bay Nga khi nó đang trong hành trình tới Địa Trung Hải hồi tháng 10, hỗ trợ nhiệm vụ ở Syria. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga. Ảnh: Reuters "Đó là lần đầu tiên kể từ khi đóng tàu sân bay, chúng tôi sử dụng nó trong môi trường tác chiến. Tất...