Nga mua súng nhiệt áp Shmel chuyển đến Syria?
Tờ Kommersant ngày 5/5 dẫn nguồn tin Bộ Nội vụ Nga cho biết, bộ này đã đặt mua tổng cộng 120 hệ thống súng nhiệt áp Shmel.
Nguồn tin cho biết, phiên bản Bộ nội vụ Nga mua lần này được thiết kế để sử dụng trong khu vực đô thị dù nó cũng có thể được sử dụng để phá hủy các tòa nhà, phương tiện giao thông, thiết giáp hạng nhẹ trên các khu vực bình nguyên và núi non
Ngay khi thông tin Nga đặt mua thêm súng Shmel, trang Popular Mechanics của Mỹ đã đặt nghi vấn rằng rất có thể loại vũ khí khủng khiếp này sẽ được chuyển đến tay các binh sĩ thuộc quân đội chính phủ Syria. Lý giải cho nhận định của mình, Popular Mechanics cho rằng ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tấn công nhóm khủng bố IS tại Syria, người ta đã nhìn thấy binh sĩ Syria đã sử dụng vũ khí nhiệt áp này.
Ngoài ra, tại những nơi xảy ra cuộc chiến với IS, người ta còn tìm thấy ống phóng của Shmel đã được sử dụng. Vì vậy, Popular Mechanics cho rằng rất có thể lô vũ khí mới này sẽ được Nga chuyển thẳng đến Syria thay vì dùng cho lực lượng vũ trang của Bộ Nội vụ Nga.
Ống phóng đã qua sử dụng của súng Shmel được tìm thấy trên chiến trường Syria.
Shmel là loại súng phóng tên lửa sử dụng một lần với các đầu đạn gây cháy, nhiệt áp hay đạn khói được phát triển vào năm 1984. Nó đã được thông qua để đưa vào phục vụ trong quân đội với ba mẫu sử dụng đạn gây cháy (RPO-Z), nhiệt áp (RPO-A) hay tạo khói (RPO-D). Vì thế lực lượng được trang bị sử dụng chúng là các binh chủng hóa học chứ không phải lực lượng bộ binh bình thường.
Phạm vi hiệu quả khoảng 200 mét, đạn nhiệt áp tạo nên vùng áp suất cao với thể tích lên đến 80 m3 tạo nên hiệu quả cao trong việc tiêu diệt đối phương ẩn nấp trong các công sự. Đạn nhiệt áp tạo ra một vụ nổ trên không với nhiệt độ lên đến 2.000 độ C mà không cần phải xuyên thủng bức tường của công sự.
Với sức nóng của vụ nổ nhiệt áp cơ hội sống sót trong khu vực ảnh hưởng của nó gần như bằng 0. Những binh lính đối phương ở vị trí xa hơn sẽ bị tổn thương bởi chấn động của áp lực vụ nổ. Sau khi súng phun lửa Shmel được đưa vào sử dụng rộng rãi từ năm 1988, các đơn vị sản xuất hàng loạt đã được kết hợp thêm một loại đạn xuyên giáp có khả năng tấn công các xe bọc thép hạng nhẹ, các bức tường gạch hoặc bê tông kiên cố.
Video đang HOT
Các cuộc tấn công sau khi xâm nhập vào bên trong có thể tiêu diệt mọi thứ trong đó. Nó là một vũ khí có hiệu suất vượt trội nhưng với yêu cầu kỹ thuật và chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với đạn pháo 150mm thông thường. Được sử dụng khá rộng rãi trong các cuộc xung đột, súng nhiệt áp Shmel được ví von như một loại “pháo bỏ túi” trong các hoạt động tác chiến ở khu vực đô thị nơi kết quả giao tranh được quyết định ở tầm gần.
Trong cuộc chiến tại Thủ đô Grozny của Chechnya năm 2000, Quân đội Nga thường xuyên phải chiến đấu với phiến quân Chechnya giữa các tòa nhà. Với điều kiện như vậy, sử dụng các cuộc tấn công bằng pháo binh và máy bay là rất nguy hiểm bởi nguy cơ thương vong do đạn lạc là rất cao.
Với các xe bọc thép cũng dễ bị tổn thương bởi các loại súng chống tăng cá nhân trong không gian chật hẹp của đường phố. Trong điều kiện đó, súng phun lửa Shmel và vũ khí hiệu quả nhất để tiêu diệt kẻ thù xuống khỏi các tòa nhà, căn hộ, tầng hầm và các công sự.
Ngày nay Shmel vẫn phục vụ trong quân đội Nga và như biệt danh “ống phóng ma quỷ”, nó là một vũ khí tạo nên tâm lý hoảng sợ với một cảm giác dễ bị tổn thương và không có khả năng ẩn nấp cho đối phương.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Tổng tham mưu trưởng Iran tới Syria chỉ huy liên quân
Thiếu tướng Hassan Firouzabadi, Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran, đã tới Damascus, Syria vào hôm 30-4 để trực tiếp chỉ huy liên quân Syria, Nga và Hezbollah chiến đấu.
DEBKAfile, trang tin chuyên cung cấp các báo cáo quân sự và các nguồn tin tình báo cho hay tổng tham mưu trưởng quân đội Iran, Thiếu tướng Hassan Firouzabadi đã tới Damascus vào ngày 30-4 để trực tiếp chỉ huy các lực lượng Iran, Syria và Hezbollah đang chiến đấu ở Syria.
Debka đưa tin, ông Firouzabadi đến Syria cho thấy Iran đang tăng cường can thiệp vào quốc gia này. Hiện vẫn chưa rõ vị này sẽ chỉ huy ở chiến trường nào.
Trang tin này cũng trích dẫn nguồn tin thân cận với nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho biết tướng Firouzabadi tới Damascus để "giám sát các trận chiến và các đường biên giới đã được xác định".
Tổng tham mưu trưởng Iran Hassan Firouzabadi. Nguồn: Thetruthseeker
Tuy nhiên, nguồn tin không nêu cụ thể vị tướng này sẽ chỉ huy trực tiếp chiến dịch nào hay sẽ giám sát "biên giới" giữa các tổ chức ở Syria hay biên giới lãnh thổ của đất nước này.
Theo nguồn tin của DEBKAfile ở Moscow và Tehran, giống như Tổng thống Nga Vladimir Putin, tướng Firouzabadi cho rằng các cuộc tấn công được thực hiện bởi lực lượng Nga, Iran, Syria và Hezbollah quanh tỉnh Aleppo là cực kỳ quan trọng, đóng vai trò then chốt cho tương lai của chế độ Tổng thống Syria Bashar Assad, cũng như vị thế của Tehran tại Damascus.
Tehran cũng tin rằng cuộc chiến xung quanh thành phố lớn nhất của Syria sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tất cả các đường biên giới của đất nước, không chỉ là ở miền Bắc nước này.
Nguồn tin báo cáo rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa Moscow và Tehran vào thời điểm này.
Dường như vai trò chính của tướng Firouzabadi là để đảm bảo rằng ngay sau khi giành lại được Aleppo, các lực lượng của nước ông sẽ tập trung hoạt động của mình trên các lĩnh vực khác của Syria, nơi Iran - không phải Nga - có lợi ích chiến lược. Ví dụ như khu vực ở phía nam Syria, giáp biên giới với Israel và Jordan.
Nói cách khác, Israel phải chuẩn bị cho khả năng vị tham mưu trưởng quân đội Iran này sẽ đảm nhiệm việc triển khai các lực lượng Iran, Syria và Hezbollah dọc biên giới Syria với cao nguyên Golan.
Cho đến nay, chính phủ và quân đội Israel tin rằng họ có thể bảo đảm biên giới phía bắc bằng mối quan hệ với Putin.
Nhưng hiện nay, đánh giá đó đã được chứng minh là sai lầm với sự xuất hiện của vị tướng Iran tại Damascus và thông báo của Tehran rằng Firouzabadi sẽ đối phó với các vấn đề biên giới.
Nguồn tin quân sự DEBKAfile cũng chỉ ra một thực tế rằng Iran đã gửi số lượng lớn các đơn vị tinh nhuệ trực thuộc quân đội chính quy của mình tới Syria trong tháng qua. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Iran, quân đội của nước này được gửi đến chiến đấu bên ngoài biên giới đất nước.
Trong vài tuần qua, sự xuất hiện của lữ đoàn đổ bộ đường không 65 thuộc lực lượng đặc nhiệm (Lữ đoàn NOHED) của Iran đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Nguồn tin cho biết lữ đoàn này sẽ đóng vai trò là mũi nhọn trong các cuộc tấn công của Iran, Syria và Hezbollah vào các vị trí phiến quân ở Aleppo.
Có sự phân chia rõ ràng về trách nhiệm giữa các lực lượng của hai phiến Nga - Iran trong chiến dịch Aleppo.
Lực lượng không quân Nga và pháo binh hạng nặng sẽ tấn công các căn cứ phiến quân và các vị trí trong và xung quanh TP, trong khi lực lượng Iran, Syria và Hezbollah tấn công ở mặt đất.
Sau khi các lực lượng bao vây quân nổi dậy ở Aleppo, họ sẽ khai mở một cuộc tấn công toàn diện.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Nga vẫn "tương tư" tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp? Siêu phẩm tàu sân bay trực thăng Mistral gắn với thương vụ bất thành từng gây tranh cãi giữa hai nước Nga-Pháp trong quá khứ. Mới đây, hãng thông tấn Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Công nghiệp Crimea, ông Endrei Vasyuta, cho biết bán đảo này thừa sức đóng được các loại tàu hiện đại tương tự mẫu Mistral của Pháp....