Nga mở sinh môn, Kiev lao vào cửa tử
Nga không có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên qua Ukraine ngay cả khi có các tuyến đường thay thế.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1 ngày 3/11, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Nga không có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên trên khắp Ukraine ngay cả khi có các tuyến đường thay thế. Thế nhưng, Kiev lại đang thể hiện rằng, họ không sẵn lòng đạt được thỏa thuận với Moscow.
“Hiện tại, Nga hoàn toàn có khả năng đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cần thiết cho phương Tây thông qua các tuyến đường vận chuyển khác. Nga có tận dụng lợi thế này không? Chắc chắn là không.
Tổng thống Putin đã khẳng định rằng, Nga sẽ không chấm dứt việc quá cảnh khí đốt qua Ukraine, nhưng chúng tôi không thể làm điều đó trừ khi các đối tác Ukraine sẵn sàng cho thỏa thuận”, ông Peskov nói.
Phát ngôn viên Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, Ukraine cần tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga thông qua lãnh thổ của mình. Các cuộc thảo luận giữa Nga và các đối tác Ukraine, Đại diện Ủy ban châu Âu đã diễn ra và đạt được một số kết quả nhất định.
“Nếu không quá cảnh khí đốt Nga, hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt của Ukraine sẽ sụp đổ”, ông Peskov cảnh báo.
Nga không có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine
Video đang HOT
Theo vị quan chức Nga, Kiev nên chấm dứt những căng thẳng đang diễn ra xung quanh vụ kiện giữa tập đoàn dầu khí Ukraine Naftogaz và tập đoàn dầu khí Nga Gazprom.
Gazprom và Naftogaz đã có một vụ kiện liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt và hợp đồng vận chuyển khí đốt. Vụ kiện này được thụ lý bởi Tòa án Trọng tài của Phòng Thương mại Stockholm vào năm 2014.
Tháng 12/2017 và tháng 2/2018, Tòa án Trọng tài Stockholm đã phán quyết rằng công ty Nga phải trả 2,56 tỷ đô la cho công ty Ukraine. Gazprom đã kháng cáo phán quyết của tòa.
Thực tế, Moscow luôn sẵn sàng gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Kiev (hợp đồng sẽ kết thúc vào cuối năm 2019). Thế nhưng, Ukraine lại không sẵn sàng cho điều đó. Dường như, Kiev đang muốn “làm mình làm mẩy” với cả Nga và phương Tây.
Phương Tây đã phải mất rất nhiều công sức để có thể giữ hợp đồng quá cảnh khí đốt cho Ukraine.
Cụ thể, vào cuối năm 2019, hai đường ống dẫn khí – Nord Stream 2 của Đức-Nga và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ – không đi qua lãnh thổ Ukraine dự kiến sẽ đi vào hoạt động. Châu Âu muốn Nga vẫn phải chuyển một phần lượng khí đốt sang châu lục này đi qua lãnh thổ Ukraine. Đây là một trong số các điều kiện để Đức đồng ý cùng Nga xây dựng Nord Stream 2. Nga đã chấp thuận điều này.
Cả châu Âu và Nga đều muốn cho Ukraine một cơ hội, thế nhưng Kiev lại tỏ ra không mặn mà với điều đó, bất chấp nền kinh tế Ukraine có thể sụp đổ nếu hợp đồng quá cảnh khí đốt với Nga chấm dứt.
Đại biểu Quốc hội Ukraine – Vadim Rabinovich từng cảnh báo rằng, nếu Nga hoàn thành hợp đồng vận chuyển khí đốt tới châu Âu thì nền kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ.
Theo ông, trong trường hợp mất đi quá cảnh khí đốt của Nga, Kiev sẽ phải trả khoản một tiền khổng lồ cho việc duy trì đường ống dẫn khí không còn hoạt động.
“Ngày 1/1/2020, hợp đồng với Nga về việc cung cấp và đảm bảo khối lượng khí đốt sẽ kết thúc. Để duy trì cho một đường ống bỏ không, chúng tôi cần 3 tỷ USD mỗi năm. Hiện giờ chưa có hợp đồng mới nào được ký kết. Vậy thì chúng tôi sẽ còn lại gì?”, ông Rabinovich đặt vấn đề.
Lâm An
Theo baodatviet
Iran đe dọa điều chỉnh việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân
Iran đe dọa điều chỉnh việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang sau vụ tàu chở dầu bị tấn công ngoài vịnh Oman.
Hôm qua (ngày 15/6), Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục điều chỉnh việc tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) nếu các bên tham gia không có "những dấu hiệu tích cực". Tuyên bố mới của ông Rouhani được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang sau khi Mỹ cáo buộc Iran gây ra 2 vụ tấn công tàu chở dầu ngoài vịnh Oman, điều mà Iran hoàn toàn phủ nhận.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), đang diễn ra tại thủ đô Dushabe, Tajikistan với sự tham dự của nguyên thủ quốc gia Nga, Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, Tổng thống Iran khẳng định:
"Iran đương nhiên không thể tuân thủ thỏa thuận một mình. Các bên tham gia thỏa thuận cần đóng góp để bảo vệ thỏa thuận. Iran cần nhìn thấy một vài tín hiệu tích cực từ các bên tham gia ký kết thỏa thuận."
Tổng thống Rouhani cho rằng, dù phía Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận trên và nối lại các lệnh trừng phạt, Iran vẫn tin rằng việc tuân thủ các điều khoản thỏa thuận được xác lập bởi các bên liên quan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sự ổn định tình hình khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, ông Rouhani không nêu chi tiết những biện pháp điều chỉnh mà quốc gia này sẽ thực hiện cũng như những "tín hiệu tích cực" mà họ mong đợi.
Cũng phát biểu tại sự kiện trên, Tổng thống Nga Putin cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ảnh hưởng đến tiến trình hạn chế phổ biến hạt nhân hiện tại. Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ tuân thủ thỏa thuận, đồng thời thúc giục các nước khác cũng thực hiện mọi cam kết.
"Tất cả mọi người đều lo ngại về tình hình chương trình hạt nhân hiện tại của Iran liên quan đến thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này đã làm phức tạp hóa việc tuân thủ và thực thi hiệp ước, gây những tác động không tốt đến tiến trình hạn chế phổ biến hạt nhân quốc tế."
Ông Putin khẳng định rằng, Nga coi việc tiếp tục tuân thủ những điều khoản của thỏa thuận đã đề ra là giải pháp hợp lý duy nhất trong tình huống này.
Trên thực tế. những căng thẳng giữa Mỹ và Iran nảy sinh từ cách đây hơn một năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 và tái áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Iran. Là một bên ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận hạt nhân, EU đã cam kết hỗ trợ Iran đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, đến nay giữa các bên vẫn chưa có được những bước đi mạnh mẽ, khiến Iran mất dần kiên nhẫn. Iran đã cho các bên thời hạn đến tháng 7 để đưa ra giải pháp cứu vãn thỏa thuận hạt nhân. Nếu sau thời điểm này mà các bên vẫn không đạt được thỏa thuận, Iran sẽ khôi phục các hoạt động hạt nhân của mình. Những căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng là nguyên nhân kéo Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần lượt tới Iran trong tuần qua, nhưng đều chưa đem lại những kết quả cụ thể./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Tổng hợp
Tổng thống Moldova tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị Ngày 15/6, Tổng thống Moldova Igor Dodon tuyên bố cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp kéo dài nhiều tuần qua tại nước này đã chấm dứt, sau khi Tòa án Hiến pháp hủy bỏ một số phán quyết gần đây. Thủ tướng được chỉ định của Moldova Maia Sandu trong cuộc họp báo tại trụ sở Quốc hội ở Chisinau ngày...