Nga mở rộng cuộc chiến chống IS sang Trung Á
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đang tính đến chuyện mở các kênh liên lạc với Taliban để trao đổi thông tin.
Trong một tín hiệu cho thấy Nga đang mở rộng cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sang Trung Á, chính phủ nước này ngày 23/12 cho biết đang tiến hành trao đổi thông tin với nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan, cũng như cân nhắc tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan và Kyrgyzstan.
Vụ trưởng Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga Zamir Kabulov ngày 23/12 cho biết, về mặt khách quan, Nga và Taliban đều quan tâm tới cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Và đây cũng chính là lý do khiến Nga tính đến chuyện mở các kênh liên lạc với Taliban để trao đổi thông tin.
Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo. (ảnh: IG)
Theo ông Kabulov, nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan cũng như Taliban tại Pakistan đã tuyên bố không thừa nhận thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng Al-Baghdadi là “vua”, cũng như không thừa nhận nhóm nổi dậy này.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng khẳng định sự tồn tại của những mối quan tâm chung giữa Nga và Taliban trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng và kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hợp tác nhằm chống lại mối đe dọa từ nhóm cực đoan tàn bạo này.
Video đang HOT
“Lãnh thổ của quốc gia Trung Á này, cũng như các đối tác và đồng mình của Nga tại khu vực đang trở thành mục tiêu của các lực lượng Hồi giáo cựcc đoan. Trước tình hình nguy hiểm và đang ngày càng xấu đi, toàn thể cộng đồng quốc tế cần đoàn kết hơn nữa trên cơ sở các quy tắc của luật pháp quốc tế và tiến hành các nỗ lực phối hợp nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố”, người phát ngôn bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Tuy nhiên việc hợp tác chỉ trong khuôn khổ cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Nga vẫn xem Taliban là một tổ chức khủng bố, cũng giống như nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Nước Nga chiến đấu với mối đe dọa IS từ bên trong lãnh thổ
VOV.VN – Các quan chức Nga đang nỗ lực đối phó với mối đe dọa từ tổ chức khủng bố IS cả ở bên trong lãnh thổ nước này lẫn dọc theo biên giới phía nam của họ.
Hơn nữa, đối với Nga, Taliban là một mối đe dọa, nhất là kể từ khi Taliban kiểm soát các vùng lãnh thổ của Afghanistan gần biên giới với Tajikistan, một nước thuộc Liên Xô trước đây và hiện là một đồng minh của Nga.
Chính vì thế, mọi hành động của Nga tại khu vực đều được tiến hành trên cơ sở sự cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng tới sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các nước.
Cùng với việc hợp tác với Taliban, Quân đội Nga đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại Tajikistan khi điều thêm các máy bay trực thăng hiện đại tới căn cứ quân sự đặt tại nước này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với quân đội Kyrgyzstan thông qua việc gửi vũ khí nhằm chống lại sự hiện diện của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại khu vực.
Theo ông, Nga sẽ làm mọi việc có thể để đẩy nhanh tiến trình trang bị cho các lực lượng Kyrgyzstan để họ có thể đối mặt với mọi mối đe dọa từ Afghanistan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng thừa nhận, sự xuất hiện của nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Afghanistan cũng đồng nghĩa với thách thức ngày càng tăng đối với những nỗ lực của Nga và cộng đồng quốc tế./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ tập trận hạt nhân quy mô lớn
Sở Chỉ huy Tấn công Toàn cầu của Không lực Mỹ gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn tại Căn cứ không quân Maxwell, thuộc bang Alabama để đánh giá khả năng ứng phó với các mối đe doạ của lực lượng này, nếu bùng nổ một cuộc chiến hạt nhân.
Cuộc tập trận được tiến hành theo kịch bản giả định xảy ra một cuộc chiến hạt nhân, theo đó, lực lượng binh lính sẽ được thực hành khả năng đối phó và tiêu diệt các cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù cả bằng vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân.
"Chúng tôi muốn đánh giá toàn diện các khả năng tác chiến và kiểm tra xem liệu chúng tôi có thu về các kết quả xứng đáng so với mong đợi hay không", Trung tướng Ferdinand Stoss, Giám đốc phụ trách kế hoạch và chương trình thuộc AFGSC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn đăng trên Tạp chí Defense News số ra ngày 9/12.
Kế hoạch hiện đại hóa hạt nhân thuộc Không quân Mỹ bao gồm việc phát triển thế hệ máy bay ném bom tiếp theo, nâng cấp phi đội các máy bay ném bom tàng hình B-1, B-52 và B-2, thay thế các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn chiến lược trên bộ.
Theo Tạp chí Defense News, giả thiết đặt ra cho một cuộc chiến xảy ra vào năm 2030, các máy bay B-52 thuộc Không quân Mỹ được nâng cấp với hệ thống thông tin liên lạc Link 16, hệ thống radar, các loại vũ khí được cải thiện và động cơ được cải tiến với công suất hoạt động tăng lên 25%.
Đan Khanh(theo RIA)
Theo_VnMedia
Bà Clinton kêu gọi mở rộng cuộc chiến chống IS, lập vùng cấm bay Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton kêu gọi mở rộng cuộc chiến chống IS và lập vùng cấm bay ở Syria để bảo vệ phe đối lập ở nước này. Ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ cho cuộc đua vào Nhà Trắng - Hillary Clinton, hôm 19/11 (giờ Mỹ) kêu gọi mở rộng đáng kể cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự...