Nga mất quyền bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu
Hành động này của Nghị viện châu Âu nhằm trả đũa Nga về vấn đề Crimea.
Ngày 10/4, Nghị viện Hội đồng châu Âu (PACE) đã thông qua một nghị quyết tước quyền bỏ phiếu của đoàn đại biểu Nga tại tổ chức này nhằm trả đũa hành động của Nga ở Crimea.
Theo đó, Nga sẽ mất quyền bỏ phiếu tại Hội đồng châu Âu cho đến hết năm nay, và đoàn đại biểu Nga cũng sẽ bị khai trừ khỏi toàn bộ các vị trí lãnh đạo và các ủy ban của tổ chức này. Quyền tham gia các sứ mệnh quan sát viên của Nga trong PACE cũng bị đình chỉ.
Nghị viện Hội đồng châu Âu quyết định tước quyền bỏ phiếu của Nga đến hết năm 2014
Trưởng đoàn đại biểu Nga Aleksey Pushkov tuyên bố rằng hành động này của PACE đã “vi phạm nghiêm trọng quyền của Nga”. Ông này cũng viết trên Twitter của mình rằng “Nghị quyết này giống như của NATO chứ không phải của một tổ chức nhằm đoàn kết cả châu Âu. Đây là thắng lợi của những tiêu chuẩn kép.”
Video đang HOT
Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, đoàn đại biểu Nga tuyên bố rằng họ sẽ rời khỏi Hội đồng Nghị viện châu Âu để phản đối quyết định trên. Đoàn đại biểu Nga cũng đã không tham gia cuộc bỏ phiếu này. Ông Pushkov nhấn mạnh: “Nếu họ muốn chơi trò quan tòa, hãy cứ để họ chơi một mình. Đến giờ chúng tôi cũng đang xem xét liệu có nên tham gia PACE hay không.”
Tuy nhiên, nỗ lực thứ hai của Chủ tịch đoàn Robert Walter nhằm loại Nga ra khỏi PACE đã bị các quốc gia thành viên bác bỏ.
Năm 2000, Nga cũng đã từng bị tước quyền bỏ phiếu tại PACE, tổ chức mà họ tham gia từ năm 1996. Vụ tước quyền bỏ phiếu năm 2000 có liên quan đến chiến dịch chống khủng bố mà Nga tiến hành ở Chechnya. Lúc đó, đoàn đại biểu Nga đã rời khỏi nghị trường và từ chối tiếp tục làm việc cho đến khi quyền bỏ phiếu của họ được khôi phục đầy đủ.
Trưởng đoàn đại biểu Nga Aleksey Pushkov
Cho đến nay, đoàn đại biểu của Nga đã quyết định rời khỏi nghị trường PACE và trở về nước để tìm cách giải quyết vấn đề. Phát biểu tại Luxembourg, ông Anne Brasseur, Chủ tịch PACE hy vọng đoàn đại biểu Nga sẽ có “quyết định khôn ngoan” để hai bên có thể tiếp tục đối thoại và tìm giải pháp.
Ông Brasseur nhận định: “Sập cánh cửa lại thì rất dễ, nhưng mở ra lại khó hơn rất nhiều đối với cả hai bên. Đó là lý do tại sao PACE không đóng sập cánh cửa bằng cách tước bỏ tư cách thành viên của Nga.”
Theo Khampha
Mỹ cáo buộc Nga dùng năng lượng "cưỡng ép" Ukraine
Mỹ đã cáo buộc Moscow đang sử dụng năng lượng "như một công cụ cưỡng bức", sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (11/4) cảnh báo nguồn cung cấp khí gas của nước này cho châu Âu có thể bị gián đoạn.
Trong một bức thư gửi lãnh đạo của 18 nước châu Âu, ông Putin nhấn mạnh rằng sự kiên nhẫn của ông đối với khoản nợ mua khí gas trị giá 2,2 tỷ USD của Kiev sẽ không còn, trừ khi tìm ra được một giải pháp cho vấn đề cấp bách này.
Nga đã tăng gần gấp đôi giá bán gas cho Ukraine từ khi Tổng thống ủng hộ Moscow Viktor Yanukovich bị lật đổ cách đây hai tháng. Sau đó, Nga đã sáp nhập bán đảo tự trị Crimea của Ukraine, gây ra cuộc đối đầu lớn nhất với phương Tây từ thời kỳ chiến tranh lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dọa ngừng bán khí gas cho Ukraine.
Ông Putin cảnh báo tập đoàn xuất Gazprom của Nga sẽ yêu cầu trả trước đối với khí gas cung cấp cho Ukraine và "trong trường hợp các điều khoản thanh toán bị vi phạm, Nga sẽ ngừng hoàn toàn hoặc một phần các hợp đồng cung cấp khí gas".
Điều này có thể ảnh hưởng tới các nước thuộc Liên minh châu Âu, vì phần lớn các đường ống vận chuyển khí gas từ Nga tới các khách hàng ở châu Âu đều chạy qua Ukraine. "Chúng tôi nhận thức rằng điều này làm tăng rủi ro cho hệ thống dẫn khí đốt tự nhiên qua lãnh thổ Ukraine để tới các khách hàng châu Âu", ông Putin viết trong bức thư. Hiện tại, Moscow đáp ứng 30% nhu cầu khí gas tự nhiên của châu Âu và một nửa số này đi qua Ukraine.
Ngay sau khi bức thư của ông Putin gửi các nước châu Âu được công bố, Washington đã lên tiếng cáo buộc Moscow sử dụng năng lượng để gây sức ép đối với Kiev. "Chúng tôi chỉ trích Nga sử dụng năng lượng như một công cụ cưỡng ép để chống lại Ukraine", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết.
Tập đoàn Gazprom cũng đã ngừng cung cấp khí gas cho Ukraine do bất đồng về giá trong thời gian mùa đông 2005-2006 và 2008-2009, dẫn tới giảm lượng gas cung cấp cho các nước châu Âu.
Theo Khampha
Nga: NATO lợi dụng Ukraine để lôi kéo thành viên Nga cho rằng NATO đang khơi lại tinh thần Chiến tranh Lạnh với Moscow. Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Nga đã cáo buộc NATO lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để tăng cường lôi kéo thành viên và biện hộ rằng họ đang chống lại một mối đe dọa "tưởng tượng". Hiện Nga và phương Tây đang vướng vào tình thế căng...