Nga “mất mặt” vì tên lửa Antey-2500 rơi ngay sau khi phóng thử
Một tên lửa đất đối không hiện đại Antey-2500 của Nga mới đây đã rơi xuống ngay sau khi được phóng thử tại một căn cứ quân sự ở miền bắc, truyền thông Nga cho hay.
Một tên lửa được phóng thử từ trạm không gian Plesetsk, Nga. (Ảnh: AFP)
Chính quyền địa phương ngày 23/4 tuyên bố vụ rơi tên lửa xảy ra tại khu vực cách bãi phóng của trạm không gian Plesetsk khoảng 7km, tại vùng Arkhangelsk, phía bắc nước Nga, nhưng không thông báo chi tiết tên loại vũ khí đã bị rơi. Chính quyền cũng thông báo không có ai bị thương trong vụ rơi này.
AFP dẫn lời một quan chức Nga giấu tên cho biết vụ tai nạn liên quan đến một tên lửa quân sự đang trong quá trình thí nghiệm. Công ty sản xuất vũ khí Almaz-Antey sau đó cho biết tên lửa gặp sự cố rơi xuống đất thuộc loại Antey-2500.
Vụ phóng thử được tiến hành nhằm đánh giá tính linh hoạt của mẫu tên lửa đất đối không Antey-2500, phát ngôn viên của công ty Almaz-Antey cho biết.
Video đang HOT
Tên lửa Antey-2500 đã đổi hướng đột ngột và tự phá hủy không lâu sau khi được bắn thử, phát ngôn viên trên cho hay và bổ sung rằng các mảnh vỡ của tên lửa rơi trong phạm vi vùng an ninh của sân bay vũ trụ Plesetsk.
Theo AFP, hệ thống tên lửa phòng không Antey-2500 là bản nâng cấp của hệ thống phòng không S-300. Hồi tháng 2 vừa rồi, Nga đã đề nghị bán các tên lửa nâng cấp này cho Iran.
Hiện cơ quan không gian của Nga từ chối trả lời phỏng vấn, trong khi Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiều năm lãnh đạo đất nước từng đặt ưu tiên hiện đại hóa quân sự lên hàng đầu, thường xuyên trang bị thêm cho lực lượng vũ trang các tên lửa và các vũ khí khác.
Nền công nghiệp không gian vũ trụ vủa Nga từng được cho là phát triển bậc nhất thế giới, và những vụ tai nạn phóng thử tên lửa như lần này là cực kỳ hiếm gặp.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc lần đầu trưng bày tên lửa CZ-5, CZ-7 ở nước ngoài
Trung Quốc vừa trưng bày tên lửa đẩy thế hệ hệ mới CZ-5 và CZ-7 "Long March" tại triển lãm Quốc phòng và An ninh quốc tế ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây được cho là một trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm hướng tới thị trường Nam Mỹ.
Cùng CZ-5 và CZ-7 còn có các tên lửa đẩy CZ-2 và CZ-3, cũng xuất hiện tại triển lãm này, diễn ra trong thời gian từ ngày 14 đến 17-4.
Trung Quốc đang tìm kiếm sự hợp tác tại thị trường Nam Mỹ
Theo ông Li Tongyu, người đứng đầu văn phòng không gian vũ trụ của Học viện Launch Vehicle Technology (Trung Quốc), quyết định trưng bày loại tên lửa mới ở nước ngoài không chỉ cho thấy Trung Quốc muốn thể hiện trình độ không gian vũ trụ của mình, mà còn để tìm kiếm sự hợp tác với nhiều quốc gia khác trong ngành công nghiệp này.
Tên lửa CZ-5, vốn đã hoàn thành 2 bài thử nghiệm bay thử, được cho là đã cải thiện được trọng tải tối đa từ 5,4 lên 13 tấn cho những nhiệm vụ mang hàng hoá lên vũ trụ. Ông Li cho biết bước theo của Trung Quốc là phát triển thành công tàu thăm dò mặt trăng không người lái Chang"e 5 và hạ cánh xuống được mặt trăng vào năm 2017.
Thời báo hoàn cầu nhận định rằng Trung Quốc đang quảng cáo tên lửa đẩy ở thị trường Nam Mỹ do khu vực này đang có nhu cầu phóng các vệ tinh thăm dò và giám sát mặt đất. Nam Mỹ hiện cũng là khu vực thường được sử dụng làm nơi phóng vệ tinh khi Trung tâm không gian vũ trụ Guiana của Pháp và Trung tâm Alcantara Launch của Brazil đều được xây dựng tại đây.
Kể từ năm 1998, Mỹ đã cố gắng hạn chế khả năng phóng vệ tinh của Trung Quốc, Thời báo hoàn cầu cho hay. Các cơ quan lập pháp của Mỹ đã thông qua luật thương mại vũ khí toàn cầu nhằm cấm các vệ tinh Mỹ hay các vệ tinh có phụ kiện của Mỹ dùng tên lửa đẩy của Trung Quốc.
Đây là vấn đề lớn với Trung Quốc do Mỹ kiểm soát hơn 60% dây chuyền sản xuất vệ tinh trên thế giới, trong khi các vệ tinh của châu Âu và Nhật cũng phụ thuộc nhiều vào các phụ kiện của Mỹ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã được giúp đỡ trong lĩnh vực phóng vệ tinh bởi các nước Nam Mỹ như Venezuela, Bolivia và Brazil.
Theo_An ninh thủ đô
Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã ký sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, một động thái bị cả Mỹ và Israel chỉ trích. Nga là nước đầu tiên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Iran sau khi Tehran và nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận khung hôm 2/4...