Nga mất 112 quân nhân trong 3 năm ở Syria
Sự cố xảy ra với máy bay An-26 và Il-20 chiếm khoảng một nửa trong số quân nhân Nga bị thiệt mạng.
Ngày 30/9, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang ( Thượng viện Nga) Viktor Bondarev báo cáo, trong 3 năm hoạt động chống khủng bố ở Syria, Nga đã tiêu diệt khoảng 85.000 phần tử khủng bố trong các cuộc không kích trong khuôn khổ chiến dịch chống khủng bố tại Syria.
Tuy nhiên, thiệt hại mà Nga nhận được cũng rất đau thương.
Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Viktor Bondarev. Ảnh: TASS
112 quân nhân của Nga đã hy sinh trong chiến dịch chống khủng bố tại Syria. Thiệt hại của Nga về vũ khí, trang thiết bị gồm 8 máy bay, 7 máy bay trực thăng và một số xe thiết giáp.
“Tính đến hôm nay, các lực lượng vũ trang của chúng ta đã mất đi 112 người tại Syria, trong đó các vụ rơi máy bay An-26 và Il-20 chiếm một nửa số nạn nhân”, ông Bondarev cho biết.
Ông Bondarev cũng điểm lại những thiệt hại trong 3 năm đầu của cuộc chiến tại Afghanistan, trong đó gần 4.800 lính Liên Xô thiệt mạng, ít nhất 60 xe tăng, 400 xe bọc thép, 15 máy bay và 97 trực thăng bị phá hủy.
Trong khi đó, ông Bondarev so sánh số liệu với phương Tây trong hơn 3 năm chiến tranh Iraq (2003-2006). Khi đó, Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã mất đi 2.515 binh sĩ, bao gồm 2.309 lính Mỹ, khoảng từ 10-20 xe tăng Abram, vài chục phương tiện chở quân bọc thép, ít nhất 50 xe chiến đấu Bradley, 15 máy bay và khoảng 80 trực thăng.
Vị quan chức Nga nhấn mạnh, chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria còn bảo vệ Nga trước làn sóng tấn công của những kẻ khủng bố.
Số liệu thống kê từ Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết “khoảng 4.000 phiến quân có trong tay hộ chiếu Nga và khoảng 5.000 công dân của các nước Cộng hòa hậu Xô Viết đang chiến đấu cho IS”. Ông Bondarev nói rằng đây mới chỉ là con số thống kê các đối tượng được nhận diện.
Video đang HOT
Số này đều được huấn luyện bài bản và sẵn sàng tham chiến. Những đối tượng này có hộ chiếu Nga và có thể xâm nhập lãnh thổ Nga bất kỳ lúc nào.
Như vậy, cuộc chiến chống khủng bố ở Syria giúp Nga đạt được 2 mục tiêu: giải phóng Syria khỏi các phần tử khủng bố (hơn 98% lãnh thổ Syria đã được giải phóng) và bảo vệ được nước Nga.
Máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 của Không quân Nga gặp nạn tại Syria khiến tổng cộng 32 người thiệt mạng, trong đó có tới 27 sĩ quan và 1 viên tướng.
Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Thượng viện Nga cũng nhắc đến một sai lầm trong quá khứ là rút quân khỏi Afghanistan sau khi giúp họ chiến đấu chống lại những kẻ gây hấn và đề xuất phương án bảo đảm chính trị quân sự cho nước này.
Sự rút lui của Nga không khiến Mỹ rời đi. Mỹ duy trì hàng trăm căn cứ ở đây sau khi Nga rời đi và Nga mất vị thế trong khu vực vào tay Mỹ.
Ông Bondarev cho rằng, tại chiến trường Syria hiện nay, Washington sẽ không nhường lại mặt trận cho Mỹ như trong quá khứ nữa.
Quân đội Nga theo đó vẫn sẽ duy trì một phần lực lượng tại Syria dù cuộc chiến chống khủng bố đã kết thúc nhằm giúp bình ổn tình hình tại quốc gia này và thiết lập các điều kiện để hồi phục Syria thời kỳ hậu chiến.
Sơn Dương
Theo baodatviet
Dấu hiệu Mỹ quyết ở lại Syria
Theo Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nga, Moscow kịch liệt phản đối kế hoạch ở lại Syria của Mỹ sau khi đánh bại nhóm khủng bố IS.
Phản ứng của Nga
Tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Viktor Bondarev được hãng Sputnik đăng tải hôm 29/11.
Theo ông, mọi người đều biết rằng sau khi quân Nga rút khỏi Syria thì người Mỹ không cần thực hiện bất cứ chuyến bay nào, không cần bất cứ trận đánh trên không nào, vẫn có được sự độc tôn thống trị hoàn toàn trên không đối với lãnh thổ không chỉ của Syria, mà còn của Iraq, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO.
Theo ông Bondarev, Nga kịch liệt phản đối những kế hoạch như vậy, đặc biệt lưu ý rằng Mỹ không thông báo với bất cứ ai về số lượng binh sĩ của nước này tại Syria, vì vậy bất cứ lúc nào có thể tăng quân số.
Điều đáng nói là nếu quân đội Syria tiếp tục chiến đấu chống IS thành công mà không có sự hỗ trợ của quân đội Nga thì người Mỹ sẽ nghĩ ra hàng triệu lý do để ném bom vào quân đội Syria.
Với cái cớ họ sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường, phe đối lập ôn hòa, hay bất cứ lực lượng nào Mỹ ủng hộ. Rõ ràng, lực lượng phòng không của Syria hoàn toàn không thể chống lại được người Mỹ.
Tuyên bố của vị chủ tịch Bondarev được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những đồn đoán và cả tuyên bố của Lầu Năm Góc cho thấy, Mỹ đang lên kế hoạch duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài tại Syria sau khi IS bị đánh bại.
Lính Mỹ tại Syria.
Úp mở kế hoạch
Nga hoàn toàn có lý do cho sự phản đối của mình bởi có những động thái cho thấy, lực lượng quân sự Mỹ đang có mặt tại Syria sẽ không vội lên đường về nhà khi nhóm khủng bố IS bị đánh bại hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ họ sẽ đóng vai trò nào trong toàn cảnh cuộc xung đột Syria, nhất là khi chiến sự dường như đang đi đến hồi kết.
Vấn đề Nga lo ngại hoàn toàn có cơ sở do trước đó không lâu, người đứng đầu Lầu Năm Góc, Mattis nói rằng, sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ ở Syria chỉ có mục đích đánh bại IS và không có ý định bị lôi vào cuộc xung đột với Iran.
"Chúng tôi từ chối bị lôi vào một cuộc xung đột trong nội chiến Syria". Theo ông Mattis, các chiến dịch và kế hoạch quân sự ngày càng khó khăn ở đông Syria vì lực lượng Mỹ và các tay súng do Mỹ hậu thuẫn ở rất gần so với lực lượng Nga, Iran và Syria.
Tuy nhiên, chỉ sau đó vài ngày, ông này lại trình bày một viễn cảnh khác của Mỹ tại Syria. Ông gọi cuộc chiến chống IS là một phần trong chiến dịch rộng hơn nhằm ngăn chặn nhóm khủng bố xuyên quốc gia này bám rễ sâu.
Tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, ông thậm chí còn phát biểu về chính sách Mỹ giai đoạn hậu IS, nói rằng Mỹ sẽ tập trung cô lập Iran và các dân quân Shiite ở Iraq cũng như phong trào Hezbollah ở Lebanon.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Eric Pahon, Washington đang tìm các biện pháp để đối phó với Iran tại khu vực Trung Đông. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần, ông cho biết, Mỹ đang định hình "các khu vực mới" nhằm phá hủy ảnh hưởng của Iran, bao gồm trên cả lãnh thổ Syria.
"Chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để gia tăng áp lực lên chính quyền Iran, vô hiệu hóa ảnh hưởng gây bất ổn của họ, và kiềm chế kế hoạch quyền lực của họ", vị phát ngôn viên này cho biết.
Và để thực hiện kế hoạch của mình, Mỹ đã âm thầm gia cố các căn cứ quân sự của mình lập tại Syria, thông tin này đã được hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết và công bố dữ liệu về vị trí các căn cứ quân sự của Mỹ tại Syria.
Theo hãng tin này, tất cả các căn cứ đều nằm ở phía bắc của Syria. Các chuyên gia tin những căn cứ này có nhiệm vụ trở thành thành trì mới cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, nhằm thay thế căn cứ Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghị sĩ Quốc hội Syria Nabil Taama nói với Sputnik rằng, người Mỹ muốn tạo đối trọng với việc Nga hiện diện tại Syria, hỗ trợ cho sự hình thành một nhà nước độc lập của người Kurd. "Đây là cuộc tấn công chống lại chủ quyền của Syria. Mỹ đang duy trì chính sách xâm lược lãnh thổ Syria".
Nghị sĩ tin rằng, Mỹ cố gắng bắt kịp và vượt Nga ở Syria. Tuy nhiên, Nga là bên hành động phù hợp các thỏa thuận đã ký với ban lãnh đạo Syria. Chuyên gia chiến lược quân sự Syria, Chuẩn tướng Muhammad Isa tuyên bố "sự hiện diện của Mỹ tại Syria là hoàn toàn bất hợp pháp, không có cơ sở nào".
Người Mỹ kiểm soát các hành động của nhóm DAESH, các nhóm khủng bố và cái gọi là phe đối lập ở Syria, vị tướng Syria khẳng định. Đó là những hành động hoàn toàn khác với Nga.
Theo Tuấn Vũ
Báo đất việt
Nga có thể "cấm cửa" Israel vào không phận Syria Nga có thể sẽ quyết định đóng cửa không phận Syria đối với các máy bay chiến đấu của Israel sau khi máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn rơi hồi tuần trước, một nghị sĩ quốc hội Nga cho biết với Sputnik. Một máy bay chiến đấu của Israel (Ảnh: AFP) "Mục đích và sự cần thiết của các hành...