Nga luôn được ca ngợi hơn Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Syria
Trong các nỗ lực chống khủng bố của Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Syria, Moscow luôn nhận được những lời ca ngợi, tán dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (bên trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Hãng tin Sputnik mới đây đã dẫn lời giải thích khá thuyết phục của nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế Henri được đăng trên American Interest: “Một người bạn của tôi làm việc trong chính quyền của Tổng thống Obama gần đây than thở rằng, người Nga luôn xác định chính xác những gì họ muốn ở Syria, Moscow luôn đi trước Mỹ một bước trong những vấn đề liên quan tới Syria và Trung Đông, còn chúng ta (Mỹ) thì không”.
Nga, trước sau như một, luôn theo đuổi một mục tiêu chính, đó là hỗ trợ cho quân đội Syrria chống lại các nhóm cực đoan, những đối tượng đang muốn lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Moscow phát động chiến dịch theo đề nghị chính thức của Damascus vào thời điểm nước này đang vất vả giải quyết các phong trào nổi dậy được nước ngoài tài trợ.
Tình hình ở Syria xấu đi cách đây 6 tháng. Trong 8 tháng đầu năm 2015, chính phủ Syria đã mất 18% lãnh thổ.
Nhờ có sự can thiệp của Nga, quân đội chính phủ Syria hiện đang ở thế tấn công trên mọi mặt trận lớn, trong khi IS và các nhóm quân khác phải rút lui.
Ngoài ra, Nga cũng quyết tâm phát động một tiến trình hòa bình rõ ràng tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này, nơi mà 250.000 người đã thiệt mạng do xung đột đẫm máu.
Video đang HOT
Trong khi đó, Mỹ lại hành động ngược lại, ông Barkey nhận xét. Từ trước tới giờ, Washington luôn
Trong các nỗ lực chống khủng bố của Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Syria, Moscow luôn nhận được những lời ca ngợi, tán dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (bên trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Hãng tin Sputnik mới đây đã dẫn lời giải thích khá thuyết phục của nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế Henri được đăng trên American Interest: “Một người bạn của tôi làm việc trong chính quyền của Tổng thống Obama gần đây than thở rằng, người Nga luôn xác định chính xác những gì họ muốn ở Syria, Moscow luôn đi trước Mỹ một bước trong những vấn đề liên quan tới Syria và Trung Đông, còn chúng ta (Mỹ) thì không”.
Nga, trước sau như một, luôn theo đuổi một mục tiêu chính, đó là hỗ trợ cho quân đội Syrria chống lại các nhóm cực đoan, những đối tượng đang muốn lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Moscow phát động chiến dịch theo đề nghị chính thức của Damascus vào thời điểm nước này đang vất vả giải quyết các phong trào nổi dậy được nước ngoài tài trợ.
Tình hình ở Syria xấu đi cách đây 6 tháng. Trong 8 tháng đầu năm 2015, chính phủ Syria đã mất 18% lãnh thổ.
Nhờ có sự can thiệp của Nga, quân đội chính phủ Syria hiện đang ở thế tấn công trên mọi mặt trận lớn, trong khi IS và các nhóm quân khác phải rút lui.
Ngoài ra, Nga cũng quyết tâm phát động một tiến trình hòa bình rõ ràng tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này, nơi mà 250.000 người đã thiệt mạng do xung đột đẫm máu.
Trong khi đó, Mỹ lại hành động ngược lại, ông Barkey nhận xét. Từ trước tới giờ, Washington luôn tập trung yêu cầu Tổng thống Assad phải về hưu, trước khi một tiến trình hòa bình nào đó có thể diễn ra. Nhưng nghe ra gần đây Nhà Trắng dường như từ đã từ bỏ yêu sách này.
Giới chức Mỹ cho rằng, chống IS là ưu tiên hàng đầu trong thời điểm này. Vậy nhưng chiến dịch chống khủng bố tại Iraq và Syria của Washington không mấy hiệu quả, và không được đánh giá cao như của Nga.
VietBao.vn (Theo_An ninh thủ đô>>>)
tập trung yêu cầu Tổng thống Assad phải về hưu, trước khi một tiến trình hòa bình nào đó có thể diễn ra. Nhưng nghe ra gần đây Nhà Trắng dường như từ đã từ bỏ yêu sách này.
Giới chức Mỹ cho rằng, chống IS là ưu tiên hàng đầu trong thời điểm này. Vậy nhưng chiến dịch chống khủng bố tại Iraq và Syria của Washington không mấy hiệu quả, và không được đánh giá cao như của Nga.
VietBao.vn (Theo_An ninh thủ đô>>>)
Mỹ và các đồng minh nhất trí tăng cường cuộc chiến chống IS
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết tính đến nay đã có 26 quốc gia tham gia liên minh chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm qua (20/1) cho biết, ông và các Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Pháp và 5 quốc gia khác đã nhất trí sẽ tăng cường chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria.
Các thành viên tổ chức IS (Ảnh: KT)
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian sau cuộc họp diễn ra ở thủ đô Paris, Pháp, ông Carter cho biết, các nước gồm Mỹ, Pháp, Australia, Đức, Italia, Hà Lan và Anh sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu quân sự để hỗ trợ cho chiến dịch quân sự này, ngay khi chiến dịch được triển khai trong những tháng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước cũng đã xây dựng một bản kế hoạch về chiến dịch phối hợp chung chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng trong năm tới.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Carter cũng cho biết, tính đến nay đã có 26 quốc gia tham gia liên minh chống tổ chức IS. Dự kiến, 26 quốc gia này sẽ cùng Iraqtiến hành cuộc họp tại Brussels, Bỉ để bàn kỹ hơn về cuộc chiến chống nhóm thánh chiến này.
Theo thống kê, từ tháng 10/2015 đến nay, liên quân do Mỹ chỉ huy đã tiến hành hàng chục cuộc không kích vào các cơ sở dầu mỏ của tổ chức IS ở Iraq và Syria, giảm sản lượng dầu mỏ của tổ chức này từ 45.000 thùng/ngày xuống còn 34.000 thùng, làm hao hụt đáng kể nguồn tài chính của chúng.
Các chuyên gia đánh giá, nhóm thánh chiến này là tổ chức khủng bố giàu có nhất trong lịch sử với nguồn thu từ nhiều nguồn như bán dầu khai thác từ các vùng lãnh thổ do chúng kiểm soát, tống tiền và bán đồ cổ.
Tuy nhiên, dù bị tiêu diệt một số lượng lớn, quân số của tổ chức IS vẫn liên tục tăng lên do nhiều thanh niên Hồi giáo mới gia nhập. Ước tính, tổ chức IS có khoảng 20.000 đến 30.000 tay súng tại Iraq và Syria./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Trung Quốc có thể tham gia giúp Nga, không giúp Mỹ ở Syria Trung Quốc có thể tham gia giúp Nga trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS Theo tin từ Báo Washington Times hôm thứ tư vừa rồi, Trung Quốc đang lo ngại về một số lượng lớn những kẻ khủng bố trong tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS có "nguồn gốc Trung Quốc"....