Nga lột xác lực lượng đổ bộ đường không
Theo kế hoạch, Lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ tái trang bị mạnh mẽ bằng những phương tiện thiết giáp đổ bộ có tính năng cực hiện đại.
Phiên bản mới
Theo ông Aleksander Klyuzhev – giám đốc hãng sản xuất xe bọc thép Kurganmashzavod, từ nay đến hết năm 2025, Nga sẽ thay thế hoàn toàn các phương tiện bọc thép cũ của lính dù bằng những xe đổ bộ đường không thế hệ mới nhất là BMD-4M (Boyevaya Mashina Desanta 4M) Sadovnitsa và BTR-DM (Bronetransporter DM) Rakushka.
Thượng tướng Vladimir Shamanov, Tư lệnh lực lượng đổ bộ đường không Nga cho biết, trong kế hoạch tái trang bị của mình, dự kiến đến năm 2025, binh chủng này sẽ tiếp nhận vào biên chế hơn 1.500 xe chiến đấu BMD-4M, hơn 2.500 xe bọc thép BTR-DM.
Năm 2016, một số đơn vị thuộc Lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ chuyển sang sử dụng các xe bọc thép Rakushka (“Vỏ ốc”). Lực lượng lính dù Nga dự kiến tiếp nhận ngay trong năm nay hơn 200 xe bọc thép, trong đó 140 xe BMD-4M Sadovnitsa và 90 xe bọc thép BTR-DM Rakushka.
Được biết, bắt đầu từ năm 2015, lực lượng đổ bộ đường không Nga bắt đầu khởi động chương trình tái trang bị các xe chiến đấu cho những đơn vị trực thuộc, nhằm thay thế tất cả các xe bọc thép chiến đấu thế hệ cũ là BMD-2 và xe bọc thép chở quân BTR-D.
Xe bọc thép chiến đấu đường không thế hệ mới nhất BMD-4M và xe bọc thép chở quân thép BTR-DM Rakushka bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào ngày 1-6-2015. Tính đến hết năm 2015, lực lượng này đã tiếp nhận 84 xe bọc thép mới, gồm 62 xe BMD-4M và 22 chiếc BTR-DM Rakushka.
Các thông tin trước đó cho rằng, theo hợp đồng ký năm 2014, Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiếp nhận hơn 250 xe chiếc xe bọc thép chiến đấu BMD-4M và xe bọc thép chở quân Rakushka trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, số lượng này đã tăng lên hết sức nhanh chóng.
Sau khi được bàn giao, các xe bọc thép chiến đấu mới này sẽ được giao đầu tiên cho tên căn cứ huấn luyện thuộc Trường Đổ bộ đường không Ryazan và sau đó là trung đoàn căn cứ số 137 của trường huấn luyện này.
Ngoài ra, ông Klyuzhev cũng khẳng định rằng, các xe BMD-4M và BTR-DM Rakushka có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, khi nhiều khách hàng nước ngoài đã bày tỏ mong muốn được mua các phương tiện này.
Có thể hoàn thành nhiệm vụ gì?
Xe bọc thép bánh xích đổ bộ đường không BMD-4M Sadovnitsa là xe chiến đấu bộ binh lội nước, do Nhà máy Kurganmashzavod nghiên cứu phát triển, trên cơ sở mẫu BMD-4, được ra mắt năm 2008.
Để giảm trọng lượng, cho phép máy bay vận tải hạng trung có thể chở và thả dù xuống mặt đất, BMD-4M được lắp các tấm giáp mỏng hơn nhưng tính năng bảo vệ không kém bởi nó được chế tạo bằng một hợp kim nhôm đặc biệt, để bảo vệ các phi hành đoàn.
Video đang HOT
Tuy giống tới 80% so với phiên bản cũ nhưng vì thân xe, động cơ, khung gầm và một số bộ phận khác được cải tiến mới nên người ta coi BMD-4M là mẫu xe mới hoàn toàn.
BMD-4M có chiều dài 6,4m, rộng 3,1m, cao 2,5m, trọng lượng 13,5 tấn. Xe có thể chuyên chở được 8 người (2 kíp xe và 6 lính dù), so với 7 của thế hệ trước, do kích thước của khoang động cơ-truyền động đã được làm nhỏ hơn.
Động cơ diesel mạnh mẽ UTD-29, công suất 500 mã lực, cho phép xe đạt tốc độ lên đến 69,4 km/h ở đường bằng và di chuyển dưới nước với vận tốc tối đa 16 km/h, phạm vi tác chiến tối đa 500km.
Xe BMD-4M được trang bị tổ hợp chiến đấu Bakhcha-U, do phòng thiết kế Tula chế tạo. Hệ thống hỏa lực của BMD-4M được coi là mạnh nhất trên thế giới, không thua kém gì các xe tăng chiến đấu chủ lực, có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng-thiết giáp địch.
Vũ khí chính bao gồm: Pháo chính nòng rãnh xoắn 2A70 100 mm (tầm bắn 7km), trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn khoảng 10-12 phát/phút. Pháo này cũng được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng tự dẫn laser 9M117M1 Arkan với tầm bắn 5,5km.
Đồng trục với pháo chính là pháo tự động cao tốc 2A72 30mm với cơ số đạn 500 viên (245 viên đạn nổ mạnh và phần còn lại là đạn xuyên). Đạn xuyên giáp, có khả năng xuyên giáp thép dày 22mm từ cự ly 2.000m với góc chạm 60 độ, có khả năng xuyên phá giáp xe bọc thép hạng nhẹ.
Ngoài 2 loại vũ khí mạnh mẽ này, BMD-4M còn trang bị một đại liên PKT 7,62mm, súng máy RPKS-74 cỡ 5,45 mm và súng phóng lựu tự động AGS-30, cỡ nòng 30mm, tầm bắn 2100m.
Theo_Báo Đất Việt
Tham quan trường đào tạo chỉ huy lính dù Nga
Trường Chỉ huy lính dù Ryazan đã mở cửa cho khách vào thăm quan cơ sở vật chất đào tạo sĩ quan ưu tú cho lực lượng đổ bộ đường không Nga.
Trên tường khu nhà nghỉ của học viện Trường Chỉ huy lính dù Ryazan được sơn hình ảnh người lính dù cùng khẩu hiệu. Ryazan là nơi "sản sinh" ra các thế hệ ưu tú chỉ huy lính dù Nga.
Trong ảnh là mô hình khung máy bay trực thăng để huấn luyện lính dù. Ngoài ra, người ta trang bị cả khung thân trực thăng Mi-8 thực để huấn luyện các lính dù. Hệ thống treo để huấn luyện lính dù đổ bộ đường không.
Mô hình khung thân máy bay vận tải An-12 tập cho lính dù cách nhẩy từ máy bay hoặc là huấn luyện các bước để nhảy dù.
Tổ hợp mô phỏng. Tổ hợp mô phỏng học viên sử dụng xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-2 và BMD-3.
Bên trong thiết bị mô phỏng điều khiển xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-3. Mặt cắt xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1 phục vụ học viên tìm hiểu. Bảng điều khiển hệ thống lái xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1/2.
Phòng học động cơ xe Kamaz. Phòng huấn luyện mô phỏng Trung đội/Đại đội lính dù Nga. Phòng ngủ nghỉ của các học viên sĩ quan lính dù Nga.
Bên trong khuôn viên trường chỉ huy lính dù Nga còn có quảng trường lớn để thực hiện các lễ kỷ niệm hoặc duyệt đội ngũ. hu vực đài tưởng niệm các chiến sĩ lính dù Nga-Liên Xô đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Trên tường khu nhà nghỉ của học viện Trường Chỉ huy lính dù Ryazan được sơn hình ảnh người lính dù cùng khẩu hiệu.
Ryazan là nơi "sản sinh" ra các thế hệ ưu tú chỉ huy lính dù Nga. Trong ảnh là mô hình khung máy bay trực thăng để huấn luyện lính dù.
Ngoài ra, người ta trang bị cả khung thân trực thăng Mi-8 thực để huấn luyện các lính dù.
Hệ thống treo để huấn luyện lính dù đổ bộ đường không.
Mô hình khung thân máy bay vận tải An-12 tập cho lính dù cách nhẩy từ máy bay hoặc là huấn luyện các bước để nhảy dù.
Tổ hợp mô phỏng.
Tổ hợp mô phỏng học viên sử dụng xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-2 và BMD-3.
Bên trong thiết bị mô phỏng điều khiển xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-3.
Mặt cắt xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1 phục vụ học viên tìm hiểu.
Bảng điều khiển hệ thống lái xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1/2.
Phòng học động cơ xe Kamaz.
Phòng huấn luyện mô phỏng Trung đội/Đại đội lính dù Nga.
Phòng ngủ nghỉ của các học viên sĩ quan lính dù Nga.
Bên trong khuôn viên trường chỉ huy lính dù Nga còn có quảng trường lớn để thực hiện các lễ kỷ niệm hoặc duyệt đội ngũ.
Khu vực đài tưởng niệm các chiến sĩ lính dù Nga-Liên Xô đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Theo_Kiến Thức
Toàn cảnh duyệt binh Nga lần cuối ở thao trường Albino Hôm 22/4, Quân đội Nga đã tiến hành cuộc duyệt binh lần cuối ở thao trường Albino trước khi tiến vào Moscow thực hiện các đợt sơ duyệt, tổng duyệt. Hôm 22/4, Quân đội Nga đã tiến hành buổi hợp luyện duyệt binh lần cuối tại thao trường Albino trước khi tiến vào Quảng Trường Đỏ thực hiện hai buổi sơ duyệt và...