Nga “lột” hệ thống tên lửa của tàu ngầm lớn nhất thế giới
Vào năm 2016, Nga có kế hoạch gỡ bỏ hệ thống tên lửa của tàu ngầm Arkhangelsk lớp Typhoon, theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) giữa Moscow và Washington.
Xưởng đóng tàu Zvezdochka ở miền bắc thành phố Severodvinsk của Nga sẽ gỡ bỏ hệ thống tên lửa ở tàu ngầm Arkhangelsk.
“Chúng tôi sẽ tháo bỏ các ống phóng, khiến chiếc tàu này không thể được sử dụng để triển khai tên lửa. Chúng tôi không nói về việc phá huỷ toàn bộ chiếc tàu, thậm chí, đơn vị sẽ làm việc này còn chưa được xác định”, đại diện xưởg đóng tàu Zvezdochka cho hay.
Theo những số liệu được công bố bởi cơ quan hạt nhân Nga Rosatom, việc tháo vũ khí của tàu ngầm có chi phí lên tới 400.000 USD.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Typhoon là loại lớn nhất thế giới
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Arkhangelsk TK-17 được thiết kế vào năm 1987 theo Dự án 941 “Shark” hay NATO thường gọi là “Typhoon”. Đây được cho là lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới, đủ để cho một đoàn thuỷ thủ 179 người sống dưới mặt nước hàng tháng trời và mang được tới 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa.
3 trong 6 tàu ngầm lớp Typhoon được xây dựng vào năm 1980 đã được phá huỷ ở các xưởng đóng tàu tại Severodvinsk. 2 trong tổng số 3 chiếc còn lại là Arkhangelsk và Severstal, cũng đang có kế hoạch được phá huỷ. Trong khi đó, chỉ có một chiếc duy nhất là Dmitri Donskoi đang trong giai đoạn hiện đại hoá và trang bị một tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
Hiệp ước New START nhằm cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ đã đi vào hiệu lực từ năm 2011, thay thế phiên bản cũ của hiệp ước từ năm 1991. Nó đã đưa ra một mức trần mới cho số lượng đầu đạn tên lửa và hệ thống phóng mỗi bên được dự trữ trong kho vũ khí hạt nhân của mình.
Theo Danviet
Máy bay lớn nhất thế giới ra mắt vào năm tới
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phi cơ lớn nhất thế giới sẽ thực hiện vào đầu năm 2016, theo Daily Mail.
Khi hoàn tất, máy bay sẽ có sải cánh 117m (so với sải cánh Boeing 747-8 hiện nay chỉ 68m) - Ảnh chụp màn hình Daily Mail
Máy bay này có tên gọi Stratolaunch Carrier, đang được xây dựng, lắp ráp tại Mojave Air và Spaceport ở California (Mỹ).
Máy bay khổng lồ này là ý tưởng của Paul Allen (đồng sáng lập Microsoft) và Burt Rutan (người sáng lập hãng Scaled Composites).
Mọi việc trong quá trình sản xuất máy bay đang thực hiện suôn sẻ. Khi hoàn tất, máy bay sẽ có sải cánh 117m (so với sải cánh Boeing 747-8 hiện nay chỉ 68m). Khi lên đến độ cao 9,15km, nó sẽ phóng đi một vệ tinh nặng 6.124kg để tiếp tục đến hoạt động tại quỹ đạo ở mức 180km đến 2.000km.
Daily Mail cho biết không chỉ vệ tinh mà máy bay Stratolaunch Carrier còn có thể phong đi các con tàu vũ trụ có trang bị động cơ tên lửa đẩy.
Cách đây vài tháng, ti phú Paul Allen cũng đã thông báo về việc thành lập công ty Vulcan Aerospace với dự án đầy tham vọng là đưa người du lịch vào không gian với chi phí vừa phải.
Riêng phi cơ khổng lồ Stratolaunch Carrier có thể cất cánh từ nhiều vị trí khác nhau để tạo sự an toàn cho người dưới mặt đất nếu xảy ra sự cố và cũng tối ưu hoá được việc phóng vào không gian các vệ tinh.
Daily Mail tiết lộ một vài thông số cơ bản của máy bay Stratolaunch như sau: Sải cánh 117m, 6 động cơ 747-class engines, chiều dài thân máy bay 72m, nặng 544 tấn, vận tốc tối đa 850km/giờ, chuyến bay thử nghiệm sẽ thực hiện năm 2016 và hai năm sau sẽ là chuyến bay chính thức, vệ tinh mà máy bay phóng vào không gian nặng 6.124kg.
Tạ Xuân Quan
Theo Thanhnien
Bị Mỹ soán ngôi, Nga phải xem lại mình? Từ khi Liên Xô tan rã đến nay đã được hơn hai thập kỷ, hơn một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Putin, nước Nga có kinh tế tăng trưởng mạnh nhờ giá dầu mỏ lên cao, đã không có những sự đầu tư xứng đáng vào công nghệ. Hoa Kỳ soán ngôi Báo cáo tuần trước của công ty năng lượng...