Nga lo ngại Mỹ cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố rằng việc Ukraine và công ty Westinghouse của Mỹ ký thỏa thuận cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine là hiểm họa đối với sự an toàn của Kiev và châu Âu, theo Itar-Tass.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Rivne, Ukraine – Ảnh: Reuters
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga nêu: “Moscow quan ngại trước tuyên bố của Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày 30.12 về việc ký thỏa thuận với công ty Westinghouse của Mỹ nhằm cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân Ukraine”.
Động thái nói trên của Ukraine nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về năng lượng hạt nhân Nga bằng việc ký kết thỏa thuận gây tranh cãi mới với công ty Mỹ. Điều này không chỉ là mối quan ngại đối với các nhà cung cấp năng lượng Nga mà còn đối với các nhà chức trách nước này, theo Itar-Tass.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhắc nhở rằng: “Có vẻ như bi kịch Chernobyl đã không dạy cho giới chức Kiev bài học nào liên quan đến phương pháp tiếp cận khoa học, có tính khả thi để sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình. Có thể trong thực tế, sự an toàn hạt nhân đã bị hy sinh vì lợi ích của những tham vọng chính trị hay thậm chí nhiều hơn là lợi ích hữu hình khác”.
Video đang HOT
Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Ukraine – Ảnh: Reuters
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy này đã lan rộng ra nhiều vùng thuộc Ukraine, Belarus và Nga gây ô nhiễm nghiêm trọng và nhiều người phải sơ tán.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Trên nguyên tắc, bước đi nhằm chinh phục các thị trường nhiên liệu hạt nhân mới không trái với thông lệ đã xác lập. Tuy nhiên, trường hợp của Westinghouse là không thể chấp nhận do sự vội vã, phớt lờ những cân nhắc an toàn hạt nhân”.
Bộ Ngoại giao Nga lưu ý những nỗ lực sử dụng nhiên liệu của Mỹ cho nhà máy điện hạt nhân Temelin của Cộng hòa Séc, do Liên Xô xây dựng, đã dẫn tới sự cố nghiêm trọng, cũng như một loạt sự cố khi đưa nhiên liệu này vào các lò phản ứng điện hạt nhân của Ukraine. Và hậu quả khả năng xảy ra tai nạn hoàn toàn thuộc trách nhiệm của giới chức Ukraine và nhà cung cấp nhiên liệu Mỹ, theo Itar-Tass.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngay sau khi công ty năng lượng nguyên tử Ukraine Energoatom và công ty lớn của Mỹ Westinghouse ký thỏa thuận ngày 30.12 với nội dung “tăng mạnh cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân Ukraine từ nay đến năm 2020″.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Chiến đấu cơ Mỹ bay siêu thanh bằng "cồn"
Chiến đấu cơ F/A-18 của Hải quân Mỹ đã thực hiện chuyến bay thử thành công ở vận tốc siêu thanh với nhiên liệu thay thế ATJ.
Mới đây, Hải quân Mỹ kết hợp với tập đoàn Gevo, nhà sản xuất nhiên liệu isobutanol duy nhất trên thế giới, đã thử nghiệm thành công một chuyến bay siêu thanh sử dụng động cơ không dùng xăng tại Trung tâm Tác chiến Không Hải quân ở Patuxent River, Maryland.
Đây là chương trình thử nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá một cách toàn diện hoạt động của động cơ sử dụng nhiên liệu cồn rượu (ATJ) pha xăng ở tốc độ siêu thanh (trên Mach 1) để chuẩn bị cho chiến đấu cơ F/A-18 chuyển sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu ATJ.
Chiến đấu cơ F/A-18 của Mỹ bay thành công ở vận tốc siêu thanh bằng nhiên liệu cồn rượu ATJ pha xăng
Hải quân Mỹ hiện đang tìm kiếm các loại nhiên liệu thay thế cho xăng trên các chiến đấu cơ nhằm tăng cường khả năng linh hoạt của các chỉ huy quân sự trên chiến trường và giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Các loại nhiên liệu thay thế được kiểm nghiệm và chứng nhận tại trung tâm Patuxent River với đội ngũ chuyên gia thuộc Đội Nhiên liệu Hải quân. Cuộc kiểm tra nhiên liệu ATJ trên chiến đấu cơ F/A-18 là một dấu mốc quan trọng để tiến tới việc tiêu chuẩn hóa quân sự loại nhiên liệu này. Nếu đạt tiêu chuẩn quân đội, nhiên liệu ATJ có thể chính thức được cung cấp cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Nhiên liệu ATJ được hãng Gevo chế tạo tại nhà máy sinh học ở Silsbee, bang Texas, sử dụng nguyên liệu isobutanol tại cơ sở lên men ở bang Minnesota. Isobutanol là một hợp chất hữu cơ không màu, dễ cháy và có thể được sử dụng như một nhiên liệu sinh học thay thế cho xăng.
Ông Patrick Gruber, tổng giám đốc Gevo cho biết: "Chúng tôi rất tự hào vì đã đóng góp vào thành công trong chuyến bay thử của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu ATJ. Đây là thành quả của 4 năm trời nghiên cứu, và chúng tôi đã chứng minh được rằng ATJ là nhiên liệu thay thế khả dĩ cho cả lĩnh vực quân sự và dân sự".
Chiến đấu cơ F/A-18 là loại máy bay quân sự đa dụng hai động cơ có thể hoạt động trên cả tàu sân bay lẫn các căn cứ trên đất liền. Chiến đấu cơ này sử dụng hai động cơ turbofan F414 do hãng General Electric sản xuất.
Theo NTD
Các tổ chức khủng bố kiếm tiền như thế nào? Nhiên liệu, thuốc phiện, tống tiền, mãi lộ, cướp bóc... các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền bạc rất lớn để triển khai các kế hoạch của mình, theo BBC. Các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền...