Nga lo ngại dịch bệnh phát triển do khí hậu ấm lên
Các chuyên gia Nga lo ngại khí hậu ấm lên các rủi ro nhiễm trùng không điển hình đối với các nước phương bắc như sốt vi rút West Nile, sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) và sốt xuất huyết, đang gia tăng ở nước này.
Nhiều mầm bệnh lây truyền qua vết cắn của ve, sống trên các loài động vật gặm nhấm và gia cầm – Ảnh : internet
Theo Rossijskaja Gazeta, tại Pakistan, 20 người trở thành nạn nhân của vi rút sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) gây chết người.Vi rút lây truyền qua vết cắn của ve, sống trên các loài động vật gặm nhấm và gia cầm, gây xuất huyết nội tạng nghiêm trọng. Theo các nhà dịch tễ học, loài vi rút này gây nguy hiểm cho Nga vì khí hậu ngày càng ấm hơn. Điều này có nghĩa là ve sẽ thay đổi môi trường sống của chúng.
Cho đến nay, tuy chỉ có một vài trường hợp nhiễm trùng được ghi nhận ở Nga, nhưng các nhà khoa học đang nói về một xu hướng đáng báo động. Chẳng hạn, mùa hè năm nay ở tỉnh Rostov, 40 trường hợp được xác nhận mắc bệnh. Con số này nhiều gấp 2 lần so với năm ngoái. Ở tỉnh Astrakhan năm 2018 đã có 6 trường hợp và năm 2019 đã có 12 trường hợp mắc bệnh.
Ông Vitalij Martynovchenko , Phó cục trưởng Cục Giám sát thú y và an toàn cây trồng (Rosselkhoznadzor) các tỉnh Rostov,Volgograd, Astrakhan và nước cộng hòa Kalmykija giải thích rằng mùa hè ấm áp và mùa thu ở một số vùng vẫn ấm áp cho đến tháng 10. Thông thường, hoạt động cao điểm của ve và muỗi là vào đầu mùa hè. Thời tiết ấm áp kéo dài hoạt động của ve và muỗi. Ngay khi các bác sĩ thông tin về có người mắc bệnh, cơ quan thú y phun thuốc chống ve cho tất cả động vật. Các phương pháp điều trị phòng ngừa được các chuyên gia Rosselkhoznadzor theo dõi trong quá trình kiểm tra.
Viện Nghiên cứu dịch tễ học trung ương của Cơ quan Giám sát bảo vệ quyền lợi tiêu dùng và phúc lợi nhân dân Nga ( Rospotrebnadzor) tuyên bố rằng các rủi ro nhiễm trùng không điển hình đối với các nước phương bắc như sốt vi rút West Nile, sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) và sốt xuất huyết, đang gia tăng do biến đổi khí hậu.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Video đang HOT
Chủ động tìm kiếm nguồn cung, đảm bảo đủ thuốc phòng, chống dịch bệnh
Cục Quản lý dược đề nghị các đơn vị nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc, tìm kiếm nguồn cung dung dịch cao phân tử để phục vụ nhu cầu khhám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc.
Nhân viên y tế chăm sóc điều trị cho người bệnh mắc sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm-bệnh viện Đa khoa Đống Đa. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Thiếu thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết là dung dịch cao phân tử HES 200.000 dalton 6% trong điều trị sốt xuất huyết là tình trạng một số bệnh viện các tỉnh, thành phố phía Nam đang gặp phải, nhất là trong thời điểm số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tiếp tục tăng mạnh, diễn biến phức tạp khó lường.
Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính từ đầu năm đến ngày 25/9, toàn tỉnh ghi nhận hơn 9.780 trường hợp mắc sốt xuất huyết; trong đó 13 trường hợp nặng, đã có 5 trường hợp tử vong. Riêng tháng Chín này, số ca sốt xuất huyết tăng rất nhanh với hơn 2.000 ca.
Tại tỉnh Vĩnh Long, số ca mắc sốt xuất huyết đã lên tới gần 2.100 trường hợp, với 428 ổ dịch tại 8 huyện, thị xã, thành phố, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Điều lo lắng là bệnh sốt xuất huyết năm nay diễn biến phức tạp, không chỉ xảy ra đối với trẻ em mà kể cả người lớn. Đặc biệt, nhiều trường hợp mắc bệnh trong tình trạng nặng có sốc.
Tại tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 20/9 vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận hơn 14.500 ca sốt xuất huyết, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2018 (hơn 3.800 ca mắc); ghi nhận hai ca tử vong do sốt xuất huyết...
Trước tình trạng thiếu dịch truyền cao phân tử HES 200 do hết nguồn dự trữ, các công ty dược phẩm cung cấp loại dịch truyền lại thông báo hết hàng, đại diện các bệnh viện cho biết, bên cạnh đi "mượn" của các bệnh viện đang còn dịch truyền, các bệnh viện đã đề nghị Sở Y tế để Sở báo cáo Bộ Y tế xem xét, chỉ đạo việc nhập khẩu cung ứng thuốc, đáp ứng yêu cầu điều trị của các đơn vị.
Trong khi đó, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế cho biết, trong phác đồ điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành năm 2011 và cập nhật ngày 22/8 vừa qua, dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch 200.000 dalton) được chỉ định dùng chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng.
Hiện có 6 thuốc là dung dịch cao phân tử có chứa hydroxyethyl starch (HES) có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam gồm Tetraspan 10% solution for infusion, Tetraspan 6% solution for infusion, Hestar-200, Heacodesum, Voluven 6%, Volulyte 6%.
Theo quy định tại Luật Dược, tất cả các thuốc này được nhập khẩu theo nhu cầu của đơn vị mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu.
Ngay sau khi nhận được thông tin về thiếu dung dịch cao phân tử tại một số tỉnh phía Nam, Cục Quản lý dược đã có công văn đề nghị các đơn vị nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc, tìm kiếm nguồn cung dung dịch cao phân tử để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc ngay khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản xuất thuốc có chứa dextran hoặc HES nhằm tăng cường tính chủ động trong cung ứng thuốc cũng như an ninh y tế.
Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài chưa thể cung ứng ngay dung dịch cao phân tử theo đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt hoặc cơ sở nhập khẩu tìm được nguồn cung mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nhập khẩu khẩn trương lập hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
Cục Quản lý Dược sẽ xem xét, giải quyết theo quy trình thẩm định nhanh để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.
Bác sỹ kiểm tra sức khỏe và hội chẩn điều trị cho người bệnh mắc sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ chủ động liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.
Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Để giảm quá tải bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm ca tử vong, các chuyên gia y tế cho biết, những ca bệnh nhẹ có thể được cho điều trị tại nhà.
Bệnh nhân nghi sốt xuất huyết, mắc sốt xuất huyết nhẹ được bác sỹ chỉ định điều trị tại nhà cần: nghỉ ngơi tại giường; uống đủ nước: uống sữa, nước trái cây (cần thận trọng với người bệnh đái tháo đường), các dung dịch điện giải đẳng trương (Oresol) và nước cơm.
Uống nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải; uống paracetamol (trên 4 gr mỗi ngày đối với người lớn và tính liều theo trẻ em). Bệnh nhân được chườm ấm; chú ý không để bị muỗi cắn; tìm, diệt muỗi, lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà.
Người bị sốt xuất huyết lưu ý: không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen, các chất chống viêm không steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid.
Trường hợp bệnh nhân đã uống những thuốc này cần đến gặp bác sỹ. Bệnh nhân không cần thiết uống kháng sinh.
Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nguy hiểm nào sau đây: chảy máu; xuất hiện các chấm hoặc đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi (nướu); nôn ra máu; đi tiêu phân đen; kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu âm đạo.
Bệnh nhân nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sỹ./.
Theo TTXVN/Vietnamplus
Cẩn trọng với dịch bệnh kép "Diễn biến thời tiết bất thường là nguyên nhân hàng đầu làm cho dịch bệnh những năm gần đây phát triển mạnh và trở nên khó đoán. Hiện tại, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng, trong khi đó dịch tay-chân - miệng đang có dấu hiệu tăng thêm. Do vậy, cần cẩn trọng trong ứng phó với dịch...