Nga lộ kế hoạch triển khai tên lửa chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ Mỹ
Nga có thể triển khai các tên lửa đạn đạo liên lục địa với công nghệ tiên tiến vượt trội được thiết kế để chọc thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ.
Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người được giao phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.
Mặc dù không nêu tên của các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, song Phó Thủ tướng Nga tuyên bố, chúng có thể chọc thủng và đánh bại tất cả các hệ thống phòng không của Mỹ.
Nga đang sở hữu loại tên lửa có khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ Mỹ
“Những vũ khí này sẽ sớm xuất hiện trong các lực lượng vũ trang của chúng tôi. Những vũ khí này rõ ràng có thể chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bây giờ và cả mai sau. Và thậm chí cả mai sau nữa”, ông Rogozin nhấn mạnh.
Nga không ngừng cải thiện khả năng răn đe hạt nhân của nước này và chính phủ Nga có thể sắp thực sự triển khai các hệ thống ICBM mới của họ.
Video đang HOT
Hiện Nga chưa chính thức công bố tên và thông tin chi tiết về các tên lửa tiên tiến mới song các chuyên gia khẳng định, loại tên lửa mà ông Rogozin đề cập đến có thể là RS-28 Sarmat.
Nga đang ra sức hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân
Loại tên lửa hạng nặng này được cho là một phần chính trong kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân của Nga, và hiện đang được phát triển ở giai đoạn cuối. RS-28 Sarmat được cho là nặng ít nhất 100 tấn, có khả năng mang thêm tải trọng lên tới 10 tấn.
“Chúng tôi có thể chọc thủng các hệ thống tên lửa Mỹ. Tại thời điểm này, các hệ thống đó không gây ra mối đe dọa quân sự nghiêm trọng cho chúng tôi”, Phó Thủ tướng Rogozin nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông cũng ca ngợi mẫu xe tăng tối tân Nga mới chế tạo T-14 Armata.
“Nói về xe tăng, chúng tôi chắc chắn có lợi thế, bởi vì T-14 Armata hôm nay khiến mọi xe tăng Mỹ và Israel, không cần nhắc đến xe tăng châu Âu, đều phải đi sau về mặt kỹ thuật”, Phó Thủ tướng Rogozin tuyên bố.
Quân đội Nga, lần đầu tiên trình làng những chiếc xe tăng T-14 Armata trong một cuộc diễu hành quân sự tháng 5.2015. Nga dự kiến sẽ cố gắng biến T-14 thành một chiếc xe tăng hoàn toàn tự động có thể hoạt động thông qua điều khiển từ xa.
Theo Danviet
Trump sẽ mạo hiểm tất cả để ngăn Kim Jong-un có vũ khí hạt nhân?
Nhiều chuyên gia quân sự và quan chức Mỹ tin rằng, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã vạch ra "giới hạn đỏ" cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và có thể sẽ lựa chọn các biện pháp mạnh tay để ngăn Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Giới chuyên gia phân tích và cả thế giới đang chờ để thấy chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump với Triều Tiên.
Khi ông Kim Jong-un tuyên bố rằng, Triều tiên sắp thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới lục địa Mỹ trong bài phát biểu năm mới, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã đáp trả mạnh mẽ rằng: "Chuyện đó sẽ không xảy ra",
Hiện vẫn chưa rõ ông Trump sẽ dùng cách gì để ngăn Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) dù một quan chức thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống mới đắc cử khẳng định rằng, "giai đoạn của các biện pháp trừng phạt nặng nề là một phần quan trọng của mọi cuộc thảo luận về các tùy chọn có sẵn tại đây".
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên đã dấy lên nỗi quan ngại nghiêm trọng không chỉ ở Mỹ mà còn toàn châu Á, khiến dư luận lại đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại của Trump một lần nữa. Một số chuyên gia quan ngại, có thể ông Trump chưa hiểu rõ về số ít những tùy chọn mà Mỹ có thể áp dụng để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, về cơ bản Trump chỉ có 3 lựa chọn quân sự để ngăn Triều Tiên thử ICBM. Mặt khác các cuộc đàm phán nghiêm túc về vấn đề này cũng rất cần thiết.
Một chuyên gia giấu tên nhấn mạnh, quân đội Mỹ có thể tấn công trước khi tên lửa Triều Tiên được phóng đi, hoặc đánh chặn nó khi nó vừa được phóng đi hoặc "án binh", mặc vụ phóng xảy ra. Tuy nhiên, mỗi tùy chọn đều có nhiều rủi ro và một cuộc tấn công trực tiếp nhắm vào Triều Tiên sẽ là một chủ trương quân sự quy mô, phải mất một thời gian dài chuẩn bị.
Hơn nữa, việc phát đi tối hậu thư cho Triều Tiên hoặc chuẩn bị một giải pháp quân sự để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của nước này có thể là một thảm họa đối với các nước láng giềng gần Triều Tiên như Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 đồng minh ruột trong khu vực của Mỹ.
Theo đó, thay vì các biện pháp quân sự, sự kết hợp của các cuộc tập trận quân sự thụ động và đàm phán có thể đáng để ông Trump đặt cược nhất.
"Làm sao để ngăn chặn việc này tất nhiên rất khó. Việc này là sự kết hợp của cả các biện pháp ngoại giao lẫn xử phạt cũng như đưa nhiều tài sản quân sự tới khu vực nhiều hơn", ông Victor Cha, một cựu phụ tá của cựu Tổng thống George W. Bush bình luận.
Theo Danviet
Liệu Triều Tiên có quấy rối lễ nhậm chức của ông Trump? Nhà lãnh đạo Triều Tiên ngụ ý sẵn sàng phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng liệu ông có định quấy rối lễ nhậm chức của ông Trump? Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói công cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang ở vào "giai đoạn cuối cùng". Ông Kim Jong-un đã chào...