Nga liên tục khảo sát tín nhiệm Tổng thống Putin
Trung tâm khảo sát của Nga tung ra nhiều chương trình đánh giá tín nhiệm của Tổng thống Vladimir Putin, đa số người dân tin tưởng vị chính khách này.
Mới đây nhất, cuộc khảo sát của Trung tâm Levada Center cho kết quả chính khách được đa số người dân Nga tin tưởng nhất là Tổng thống Vladimir Putin.
Theo khảo sát, 82% người Nga chấp nhận công việc của ông Putin, 17% số người được hỏi giữ quan điểm ngược lại, 1% không thể trả lời. Cần lưu ý rằng con số này vẫn hầu như không thay đổi kể từ đầu năm.
Theo trung tâm, hầu hết người Nga (56% người tham gia bảng khảo sát) tin tưởng ông Putin.
Ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng tín nhiệm là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (26%), thứ ba- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sergey Lavrov (22%), thứ tư- Thủ tướng Dmitry Medvedev (15%), khép lại Top-5 là lãnh tụ Đảng Dân chủ Tự Vladimir Zhirinovsky (12%).
Tổng thống Putin vẫn được tin tưởng dù đối mặt kinh tế.
Hồi cuối tháng 3, Trung tâm này cũng đưa ra khảo sát cho thấy hơn 80% người Nga hài lòng với hoạt động của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các quan chức mà người Nga tin tưởng nhất gồm có Tổng thống Putin (60%), Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (29%), Ngoại trưởng Sergey Lavrov (27%) và Thủ tướng Medvedev (18%).
Levada liên tục chứng tỏ độ khách quan trong mỗi cuộc khảo sát khi liên tục đưa ra các con số biến đổi về tỉ lệ tín nhiệm đối với ông Putin.
Video đang HOT
Hồi 22/3, kết quả của sự ủng hộ Tổng thống được Washington dẫn lời Levada cho thấy con số đã liên tục thay đổi và biến chuyển không theo một xu hướng nào.
Theo đó, 73% số người được hỏi ý kiến cho biết họ ủng hộ Putin, giảm từ con số 83% năm trước đó.
Chiến lược PR riêng
Theo Washington Post, mỗi tuần, các trung tâm thăm dò dư luận Nga đều cử một “đội quân” đi tìm hiểu quan điểm của người dân về Tổng thống Putin, kinh tế Nga và các vấn đề khác.
Levada đã tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến gần như hàng năm kể từ năm 2000. Và năm nay, mức tín nhiệm của Putin vẫn cao, nhưng giảm mạnh so với trước đó.
Các trung tâm khảo sát nói rằng Điện Kremlin rất quan tâm đến kết quả mà họ thu thập hàng tuần. Và chính quyền nhanh chóng phản ứng khi họ thấy những vấn đề có thể đặt ra đe dọa với mức tín nhiệm của Putin.
“Ông Putin rất chú trọng đến việc này. Đúng vậy. Tuy đã cầm quyền 15 năm, ông ấy vẫn quan tâm đến dữ liệu của chúng tôi”, Valery Fedorov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga cho biết. “Làm sao bạn biết phải làm gì nếu bạn không hiểu được người dân?”, Fedorov nói.
Điện Kremlin cũng liên tục thông báo về mức tín nhiệm cao trên truyền hình. “Đó là chiến dịch PR mà bạn biết sẵn kết quả là gì”, Denis Volkov, nhà phân tích tại Trung tâm Levada, nhận xét.
Hơn hai năm trước, khi Nga tổ chức thế vận hội Olympic mùa đông ở Sochi, mức tín nhiệm cho Putin đã sụt giảm. Chỉ 61% người được hỏi ủng hộ ông. Tuy đây là mức cao theo tiêu chuẩn phương Tây, nó lại là mức thấp nhất cho Putin kể từ khi ông nhậm chức.
Một nhân viên thực hiện khảo sát hỏi ý kiến một phụ nữ tại khu căn hộ ở Moscow.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, làm bùng lên căng thẳng tồi tệ nhất với phương Tây kể từ Chiến tranh lạnh, người Nga dường như vẫn kiên quyết đặt lòng tin vào nhà lãnh đạo. Một năm sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea, tỷ lệ ủng hộ ông tăng vọt, lên tới mức cao kỷ lục 89%.
Tại một căn hộ, một cụ ông 70 tuổi mặc áo len màu xám nói rằng ông tin tưởng Tổng thống Putin. “Làm thế nào ông ấy có thời gian ngủ được nhỉ?”, ông nói: “Ông ấy trượt tuyết, đến những lễ khánh thành nhà máy để thăm người lao động. Ông ấy hứa hẹn sẽ hỗ trợ họ. Ông ấy có sức khỏe tốt”.
“Tình hình kinh tế thật khủng khiếp”, một người phụ nữ được hỏi nói: “Ngân hàng trung ương là tồi tệ nhất”. Cô cho biết cô lo lắng về giá cả gia tăng và nghĩ rằng nền kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn. Cô còn nói rằng cô không có kế hoạch bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội Nga sắp tới, vì cô nghĩ nó sẽ chẳng tạo ra sự khác biệt.
Nhưng khi nhân viên lấy dữ liệu hỏi cô có tín nhiệm ông Putin không, đây là những gì cô nói:
“Có”.
Hồng Cúc (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga: Triều Tiên nên chấm dứt phóng tên lửa, thử hạt nhân
Triều Tiên cần phải chấm dứt các vụ thử hạt nhân trong bối cảnh các vụ phóng tên lửa liên tục của quốc gia này đặt ra mối đe dọa có thể kích động một cuộc xung đột quân sự toàn diện.
Sputnik ngày 17/4 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Triều Tiên cần phải chấm dứt các vụ thử hạt nhân trong bối cảnh các vụ phóng tên lửa liên tục của quốc gia này đặt ra mối đe dọa có thể kích động một cuộc xung đột quân sự toàn diện.
Theo ông, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức đáng báo động. Các vụ phóng tên lửa liên tục và thử hạt nhân của Triều Tiên không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh Kommersant
Việc từng bước tăng cường độ của nó có thể tạo ra một nguy cơ thực sự của một cuộc xung đột toàn diện, ông Ryabkov cho biết trong bài viết gửi Thư ký điều hành chức Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân hoàn toàn (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty Organization - CTBT) Lassina Zerbo được công bố trên Kommersant và Tạp chí Chính sách Đối ngoại.
"Chúng tôi tin chắc rằng CHDCND Triều Tiên, một thành viên của Liên Hợp Quốc, cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, từ bỏ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, trở lại đàm phán sáu bên", ông nói.
Điểm khởi đầu theo hướng này có thể là sự ra đời của một lệnh cấm về việc thử nghiệm hạt nhân, ông nhấn mạnh và lưu ý thêm rằng các cường quốc khác cũng cần phải tránh bất kỳ hành động nào có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Năm nay là năm đánh dấu 20 năm thành lập CTBT. Tuy nhiên, theo ông Ryabkov, đây không phải là nguyên nhân chính để tổ chức lễ kỷ niệm.
Thử nghiệm vũ khí hạt nhân là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của Chiến tranh Lạnh. Mong muốn ngăn chặn tình trạng chạy đua vũ trang toàn cầu là nguyên nhân chính thúc đẩy sự ra đời của tổ chức CTBT. Tuy nhiên, sau 20 năm được thành lập, tình trạng pháp lý của thỏa thuận vẫn còn trong tình trạng lấp lửng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga tin rằng việc CTBT ban hành một lệnh cấm về việc thử nghiệm hạt nhân đối với Triều Tiên có thể là một điều kiện tiên quyết đối với sự tiếp tục của tổ chức này, cũng như đưa nỗi ám ảnh về thử hạt nhân mãi mãi ở lại trong quá khứ, nơi nó thuộc về.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Thứ hạng tạm thời của các ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 Theo Business Insider, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang tạm thời dẫn đầu trong bảng xếp hạng các ứng viên tổng thống Mỹ 2016. Dựa trên kết quả thăm dò toàn quốc của Real Clear Politics và các cuộc khảo sát tại Winconsin, New York và Pennsylvania, trang Business Insider xếp hạng tạm thời các ứng viên Tổng thống Mỹ trong cuộc...