Nga lên tiếng bênh vực Triều Tiên
Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Lavrov thừa nhận Triều tiên vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc nhưng vẫn phản đối các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sau đợt phóng vệ tinh bất thành của nước này hôm thứ 6.
Nga cho rằng Triều Tiên có quyền phát triển các chương trình không gian khi Liên hợp quốc rút lại lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi không tin rằng các lệnh trừng phạt mới sẽ có thể giúp giải quyết tình hình”, ông Lavrov phát biểu trong một buổi họp báo với các đồng nhiệm Trung Quốc và Ấn Độ ở thủ đô Mátxcơva.
Vị Bộ trưởng đã thừa nhận rằng Triều Tiên đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhưng nói rằng tình hình này cần phải được xử lý nhưng cảnh báo các lệnh trừng phạt mới không thể cải thiện được tình hình hiện nay.
Mỹ nói rằng đợt phóng vệ tinh là để che mắt cho một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa vốn đã bị cấm theo nghị quyết của Liên hợp quốc. Hồi tháng 2, Bình Nhưỡng đã đồng ý ngừng các hoạt động hạt nhân và các đợt thử nghiệm tên lửa tầm xa để đổi lấy hỗ trợ lương thực từ Mỹ.
Hãng tin Ria Novosti dẫn lời ông Lavrov nói rằng Triều Tiên sẽ được cho phép theo đuổi chương trình không gian dân sự ngay khi nào các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an được dỡ bỏ.
“Quan điểm của chúng tôi rất đơn giản: Triều Tiên có quyền sử dụng không gian cho các mục đích hoà bình nhưng ở thời điểm hiện tại quyền này bị hạn chế trong một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an”, ông nói.
Video đang HOT
Nga và Trung Quốc cùng với Mỹ, Nhật, Nam và Bắc Hàn là các nước tham gia trong vòng đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Theo Infonet
Thế giới nín thở nghe ngóng từ Triều Tiên
Hôm nay, các chiến đấu cơ bay rầm rầm trên bầu trời Bình Nhưỡng còn thế giới thì đứng xem liệu Triều Tiên sẽ bỏ ngoài tai những lời cảnh báo quốc tế để phóng vệ tinh qua hướng Hoàng Hải hay không.
Quang cảnh bên trong trung tâm điều khiển đợt phóng vệ tinh tới đây của Triều Tiên. Ảnh: AP
Một vệ tinh quan sát đặc biệt được dùng cho đợt quan sát vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên trong vòng năm ngày tới đã được chuẩn bị. Trong khi đó, Triều Tiên họp bàn đưa ra các chỉ tiêu phát triển của đất nước tại một hội nghị của Đảng Lao động. Kim Jong-un cũng đã nhận bổ nhiệm hàng loạt vị trí đứng đầu và bổ nhiệm một thế hệ quan chức mới.
Cha của Jong-un, ông Kim Jong-il được truy tặng danh hiệu "Tổng thư ký vĩnh cửu" trong hội nghị đặc biệt của đảng diễn ra hôm qua. Việc bất diệt hóa cố chủ tịch hé mở đôi chút về cách Triều Tiên sẽ trân trọng vị lãnh đạo thứ hai của nước này và chỉ ra rằng ông cũng sẽ được vinh danh giống như cách cha ông, lãnh tụ Kim Nhật Thành được gọi là "chủ tịch vĩnh cửu" sau khi từ trần năm 1994.
Các đoạn phim chiếu trên đài truyền hình nước này hôm nay có hình ảnh Kim Jong Un ngồi trong hội nghị đối diện với bức tượng trắng của ông và cha trong bộ trang phục kaki quen thuộc.
Sáng nay, không một lời nào đả động đến vụ phóng vệ tinh đầy tranh cãi sắp tới. Năm 2009, một đợt phóng tương tự bên bờ biển phía Đông nước này đã diễn ra vào ngày thứ hai trong khung 5 ngày.
Tuy nhiên, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin các chuyên gia dự đoán đợt phóng có thể diễn ra vào thứ 7, trước thềm diễn ra ngày lễ kỷ niệm chính 100 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành. Triều Tiên, trước đó đã tuyên bố thời gian phóng sẽ là giữa 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa trong năm ngày dự kiến.
Mỹ, Nhật Bản và Anh cùng các nước khác nói rằng đợt phóng này sẽ là một sự khiêu khích và vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cấm Triều Tiên phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Các chuyên gia nói rằng tên lửa đẩy Unha-3 tương tự loại tên lửa đẩy sử dụng để phóng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ hay các mục tiêu khác.
Đợt phóng này và lễ nhận chức các vị trí đứng đầu chính thức của Kim Jong-un diễn ra trong tuần lễ kỷ niệm tròn một thế kỷ ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Hãng tin AP đưa tin, tràn ngập trên khắp các con phố ở thủ đô Bình Nhưỡng là cờ hoa, tranh ảnh và các biển hiệu cổ động. Trên đường phố tràn ngập phụ nữ trong trang phục truyền thống và trẻ em vẫy cờ Triều Tiên trong những gương mặt tươi tắn. Triều Tiên đã mời hàng chục nhà báo đến để đưa tin về các sự kiện được tổ chức không chỉ để vinh danh lãnh tụ Kim Nhật Thành mà còn để thể hiện sự đồng lòng ủng hộ Kim Jong-un kế thừa quyền lực.
Trên cao sông Đại Đồng (Taedong), các chiến đấu cơ bay lượn tập luyện cho một cuộc diễu hành quân sự. Các quan chức nước này cho hay, cuối tháng này quân đội Triều Tiên sẽ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập.
Đợt phóng vệ tinh dự kiến là một sự kiện lớn trong tuần này. Các chức sắc không gian của Triều Tiên gọi việc phóng tên lửa đẩy Unha-3 mang theo một vệ tinh quan sát trái đất là một "món quà" gửi tới lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Hôm thứ 4 họ nói rằng bước cuối cùng là bơm nhiên liệu đã được tiến hành."Ở thời điểm đang phát biểu này chúng tôi đã cho tiến hành bơm nhiên liệu", Giám đốc Trung Tâm Tổng Chỉ huy trực thuộc Ủy ban không gian của Triều Tiên, Paek Chang Ho thông báo với các phóng viên có cơ hội được vào trung tâm điều khiển ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
Ông này cho biết tên lửa sẽ sẵn sàng "cất cánh" khi các kỹ sư nhận được tín hiệu đèn xanh. Triều Tiên đã loan báo tới tất cả các hãng hàng không, cục hàng hải và cơ quan truyền thông quốc tế rằng đợt phóng sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian từ thứ Năm đến thứ Hai tuần tới.
Các chuyên gia nói rằng vì nhiên liệu dùng cho tên lửa rất dễ bay hơi và ăn mòn nên công đoạn bơm nhiên liệu luôn luôn được thực hiện sau cùng trong quá trình chuẩn bị phóng. Tuy nhiên, thời tiết, đặc biệt là gió sẽ là điều kiện quyết định thời điểm phóng.
Phân tích hình ảnh vệ tinh gần đây của Viện Nghiên cứu Mỹ-Hàn trực thuộc trường đại học John Hopkins cho thấy các công đoạn chuẩn bị có vẻ đã hoàn tất. Những hình ảnh này được một vệ tinh thương mại chụp lại đầu tuần này cho thấy các hoạt động tại một địa điểm máy móc, nơi kiểm tra và thu thập dữ liệu về tên lửa đẩy để gửi về trung tâm điều khiển đã trở nên tấp nập hơn.
Một radar di động dùng để dò ăng ten cũng đã được dỡ bỏ khỏi vị trí kín đáo trước đây. Việc này có nghĩa là radar này đã được kiểm tra để đưa vào hoạt động. Phân tích được đăng trên trang web của viện này cũng nói rằng hệ thống quang học di động cũng có vẻ được lắp đặt để theo dõi chuyến bay của tên lửa. Đợt phóng vệ tinh này đã là một trong những chủ đề tập trung của các bộ trưởng ngoại giao của nhóm G8.
"Tôi nghĩ chúng ta đều có lợi ích trong sự ổn định ở bán đảo Triều Tiên, và chúng ta sẽ bàn bạc để tìm ra giải pháp tốt nhất để đạt được điều này", Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton nói với các đồng nghiệp tại Washington ngày hôm qua.
Trong cùng ngày, ông Paek cũng đã bác bỏ các cáo buộc và nói rằng đợt phóng chỉ là vì mục đích hòa bình. Ông nói việc đẩy vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào không gian là để nhằm thu thập các hình ảnh và dữ liệu phục vụ cho việc dự báo thời tiết và các nghiên cứu nông nghiệp.
"Một số nước nhất quyết cho rằng chương trình không gian hòa bình của chúng tôi là một cuộc thử nghiệm tên lửa. Chúng tôi không quan tâm người ngoài nghĩ gì. Đợt phóng này là rất quan trọng đối với chương trình phát triển không gian và cải thiện nền kinh tế của chúng tôi", ông này nói trước báo giới trong chuyến thăm quan trung tâm điều khiển vệ tinh quốc gia.
Lần phóng này sẽ là lần thứ 3 kể từ năm 1998. Hai tên lửa trước cũng được đặt tên Unha và gắn các vệ tinh truyền thông và bắt đi từ bờ biển phía Đông nước này.
Theo Infonet
Nhật báo động toàn diện vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda ngày 12-4 cho biết nước này đang được đặt trong tình trạng báo động toàn diện trước vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên có thể diễn ra hôm nay 12-4. Công nhân Bình Nhưỡng sửa sang đường phố ngày 11-4-2012 - Ảnh: AFP Trung tâm Khí tượng thủy văn Nhật Bản đã huy động siêu máy...