Nga lên kế hoạch rút khỏi ISS, tự thành lập trạm không gian riêng
Một quan chức cấp cao Nga đã xác nhận quốc gia này sẽ ngừng hoạt động trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ( ISS) sau khi tuổi thọ của trạm dự kiến kết thúc vào năm 2024.
Trạm không gian quốc tế ISS là tổ hợp công trình với sự tham gia của các cơ quan bao gồm NASA, RKA, JAXA, CSA và 10 trong 17 nước thành viên của ESA. Ảnh: Getty Images
Phát biểu trên kênh Rossiya-1 ngày 18/4, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết Moskva đang làm việc để thành lập một trạm không gian riêng thay thế trạm ISS.
“Moskva sẽ thông báo các đối tác về việc rút khỏi ISS bắt đầu từ năm 2025″, Phó Thủ tướng Borisov nói thêm Nga sẽ tổ chức các cuộc tham vấn với các quốc gia còn lại về hợp tác trong tương lai khi ngừng hoạt động tại trạm ISS.
Văn phòng của phó thủ tướng nói với hãng thông tấn TASS rằng “trong thời gian gần đây ngày càng thường xuyên xuất hiện báo cáo về sự cố trên trạm ISS” và các nước cần phải kiểm tra trạm không gian để tránh các trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Trước đó, các phi hành gia đã phải vật lộn để khắc phục sự cố rò rỉ không khí do một số mô-đun xuất hiện vết nứt. Ông Vladimir Solovyev – Phó Giám đốc Energia phụ trách phát triển ISS đại diện Nga – cho biết vào tháng 11/2020, một số linh kiện của trạm ISS đã bị hỏng và không thể thay thế. Chúng sẽ ngừng hoạt động sau năm 2025. Energia hiện nghiên cứu để hình thành trạm không gian mang tên Russia Orbital nhằm thay thế ISS.
ISS được đưa vào hoạt động vào năm 1998. Ông Dmitry Rogozin – người đứng đầu cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga – cho biết sau khi ISS ngừng hoạt động, tàu vũ trụ chở hàng Progress sẽ kéo nó khỏi quỹ đạo. Sau đó, ISS sẽ rơi xuống đại dương giống như trạm vũ trụ Mir của Nga đã từng ngừng hoạt động vào năm 2001.
Bầu cử Mỹ 2020: Lá phiếu đặc biệt, duy nhất được 'bỏ' từ độ cao 400 km
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, sẽ có một lá phiếu không phải được kiểm đếm từ các thùng phiếu hay qua đường bưu điện, mà là từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở độ cao hơn 400km so với mặt đất.
Kate Rubin bên cạnh hòm phiếu đặc biệt trên trạm ISS. Ảnh: NASA
Nhà du hành Kate Rubin của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là người vinh dự được "bỏ" lá phiếu này. "Tôi nghĩ rằng việc tất cả mọi người cùng bỏ phiếu thực sự rất quan trọng. Và nếu có thể làm điều đó từ trên không gian thì tôi nghĩ những cử tri Mỹ hoàn toàn có thể làm vậy dưới mặt đất", Rubins chia sẻ với hãng tin AP hồi tháng trước.
Nhưng bà không phải là cử tri đầu tiên thực hiện quyền, nghĩa vụ bỏ phiếu trên quỹ đạo. Trong hàng thập kỉ qua, các nhà du hành vũ trụ của Nga hay Mỹ đều làm điều này, kể cả là bầu cử Tổng thống hay bầu cử địa phương.
Về cách thức thực hiện, các cử tri đặc biệt này có thể bỏ phiếu thông qua việc nhận phiếu bầu đã được mã hóa từ trung tâm kiểm soát mặt đất gửi lên. Sau đó họ sẽ điền vào phiếu và gửi về Trái Đất, để nhân viên đăng ký chuyển ngược phiếu điện tử và kiểm đếm.
Quy trình này hoàn toàn hợp lệ, bởi bang Texas đã thông qua đạo luật, cho phép công dân bỏ phiếu từ quỹ đạo. Không phải bang nào cũng có quy định này. Nhưng tất cả các nhà du hành vũ trụ của NASA đều cần phải sống gần Houston, bang Texas, nên luật của Texas được áp dụng với số cử tri đặc biệt này.
Cuộc chiến sắp xếp lại trật tự vùng Kavkaz Thỏa thuận đình chiến Azerbaijan - Armenia cho thấy vai trò trung gian của Nga và ảnh hưởng ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Kavkaz. Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình nước này bắt đầu được triển khai đến khu vực xung đột Nagorno-Karabakh, song song với hoạt động rút quân của...