Nga lên kế hoạch quản lý tiền điện tử
Nga là một trong những quốc gia khai thác tiền điện tử hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhà chức trách Nga từ nhiều năm qua lo ngại rằng hình thức này có thể bị lợi dụng vào những mục đích bất hợp pháp.
Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tháng 1/2021, Ngân hàng trung ương Nga đã đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với tiền điện tử, nhưng Bộ Tài chính Nga lại muốn thúc đẩy và điều chỉnh lĩnh vực này nhằm thu hút đầu tư, do đó họ cấp bách soạn thảo các quy định nhằm kiểm soát đồng tiền này.
Ngày 21/2, Bộ Tài chính Nga đã đệ trình dự thảo luật liên quan quản lý tiền điện tử, trong đó xác định cụ thể khách hàng và giới hạn đầu tư. Tuyên bố của Bộ Tài chính Nga nêu rõ: “Những thay đổi được đề xuất nhằm mục đích tạo ra một thị trường hợp pháp cho tiền tệ kỹ thuật số với việc thiết lập các quy tắc về việc lưu hành đồng tiền này và phạm vi của những người tham gia”.
Video đang HOT
Theo dự luật trên, tiền điện tử sẽ chỉ được phép sử dụng như một công cụ đầu tư. Dự luật cũng nêu rõ các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế cần có giấy phép, nếu hoạt động tại Nga. Bộ Tài chính Nga nhấn mạnh: “Các hoạt động liên quan đến việc mua hoặc bán tiền điện tử sẽ chỉ được phép thực hiện nếu xác định rõ danh tính khách hàng”. Động thái này được đánh giá là một bước đi nhằm chấm dứt tình trạng ẩn danh – lâu này vốn được xem là một lợi thế quan trọng trong thế giới tiền điện tử.
Ngoài ra, dự thảo luật còn đề xuất áp dụng các bài kiểm tra về kiến thức đối với những người mong muốn đầu tư tiền kỹ thuật số. Sau khi vượt qua các bài sát hạch, người dân Nga sẽ có thể đầu tư vào tiền kỹ thuật số với khoản tiền lên tới 600.000 rubles (tương đương 7.700 USD) một năm. Trong trường hợp họ không thực hiện bài kiểm tra, giới hạn đầu tư sẽ chỉ là 50.000 rubles.
Các nhà chức trách Nga đã cấp phép đối với loại hình tiền điện tử vào năm 2020, tuy nhiên đồng tiền này hiện chưa được hợp thức hóa trong sử dụng để thanh toán.
Nga đề xuất lệnh cấm hoàn toàn tiền điện tử
Ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đã đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử trên lãnh thổ nước này, với lý do loại tiền này đe dọa ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ.
Theo hãng tin Reuters (Anh), đề xuất này là động thái mới nhất nhằm vào tiền điện tử toàn cầu khi nhiều quốc gia từ châu Á đến Mỹ lo ngại rằng các loại tiền kỹ thuật số do tư nhân vận hành có thể làm suy yếu quyền kiểm soát của chính phủ đối với các hệ thống tài chính và tiền tệ.
Trong nhiều năm qua, giới chức Nga đã nhiều lần tranh cãi về việc cấm tiền điện tử. Một số chuyên gia cho rằng chúng có thể bị sử dụng để rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố. Nước này cuối cùng đã coi tiền điện tử là hợp pháp vào năm 2020 nhưng không cho phép sử dụng đồng tiền này làm công cụ thanh toán.
Hồi tháng 12/2021, giá Bitcoin đã giảm mạnh sau khi truyền thông đưa tin cơ quan quản lý Nga ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn tiền điện tử.
Trong một báo cáo được công bố hôm 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết nhu cầu đầu cơ khiến tiền điện tử tăng trưởng nhanh chóng và chúng mang các đặc điểm của kim tự tháp tài chính. Cơ quan này cũng cảnh báo bong bóng tiền điện tử sẽ hình thành trên thị trường, đe dọa sự ổn định tài chính và người dân Nga.
Ngân hàng này cũng đề xuất ngăn chặn các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ hoạt động nào đối với tiền điện tử. Họ cho biết cần phát triển cơ chế để ngăn chặn các giao dịch mua hoặc bán tiền điện tử đổi lấy tiền pháp định. Lệnh cấm được đề xuất cũng bao gồm các sàn giao dịch tiền điện tử.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết Nga là quốc gia có khá nhiều người sử dụng tiền điện tử với khối lượng giao dịch hàng năm khoảng 5 tỷ USD. Đây cũng là quốc gia lớn thứ ba thế giới trong lĩnh vực khai thác Bitcoin, sau Mỹ và Kazakhstan
Trong báo cáo của mình, ngân hàng trung ương đã đề xuất các biện pháp hạn chế tiền điện tử đã được thực hiện ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc. Cơ quan này cho biết họ sẽ làm việc với các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác để thu thập thông tin về hoạt động của các khách hàng Nga.
Vào tháng 9, Trung Quốc đã tăng cường trấn áp tiền điện tử với lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các giao dịch và khai thác tiền điện tử, đánh vào Bitcoin và các đồng tiền lớn khác, đồng thời gây áp lực lên cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử và chuỗi khối.
Ngân hàng Trung ương Nga đang có kế hoạch phát hành đồng rúp kỹ thuật số, tham gia xu hướng phát triển tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu nhằm hiện đại hóa hệ thống tài chính, tăng tốc độ thanh toán và chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ các loại tiền điện tử khác.
Điểm danh các nước cấm lưu hành, giao dịch tiền kỹ thuật số Quy định về đồng tiền kĩ thuật số luôn gây tranh cãi kể từ khi đồng Bitcoin ra đời năm 2009. Địa vị pháp lý của tiền số khác biệt ở mỗi nước và thậm chí có thay đổi lớn ngay trong phạm vi một nước. Địa vị pháp lý tiền số vẫn là chủ đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia....