Nga lên kế hoạch di chuyển khẩn cấp quỹ đạo Trạm vũ trụ ISS tránh va chạm với vệ tinh Mỹ
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và vệ tinh BRICSat-2 của Mỹ, có khả năng xảy ra va chạm vào ngày mai, 14/9, tạo ra ‘mảnh vỡ không gian’, TASS dẫn cảnh báo từ Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos.
Roscosmos đã cảnh báo khả năng va chạm của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) với vệ tinh BRICSat-2 của Mỹ, dự kiến xảy ra vào 2h23′ ngày 14/9, giờ Moscow.
Xác suất va chạm được nói là khá cao, khoảng 1% và sẽ tạo ra “mảnh vỡ không gian”, nếu xảy ra va chạm.
Các chuyên gia của Roscosmos đang theo dõi sát tình hình. Để tránh va chạm có thể xảy ra, Roscosmos đã lên kế hoạch cho một cuộc di chuyển quỹ đạo của ISS vào thời gian từ 0h-1h ngày 14/9, giờ Moscow. Thông tin được Roscosmos công bố hôm thứ Bảy, 12/9.
Video đang HOT
Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: NASA/Crew.
BRICSat-2 là vệ tinh thử nghiệm liên lạc của Hải quân Hoa Kỳ, được phóng lên quỹ đạo trái đất thấp vào năm 2019, bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của Công ty Mỹ SpaceX.
Cơ quan Vũ trụ Nga tuyên bố, phía Nga đã nhiều lần cảnh báo các đối tác đến các mối đe dọa mới trong không gian vũ trụ nảy sinh, liên quan đến việc tạo ra các chòm sao vệ tinh quỹ đạo thấp, và đề xuất thiết lập các quy định tương tác cần thiết.
Thủ phạm đứng sau rác vũ trụ là ai?
Cùng với cuộc đua chinh phục không gian, rác vũ trụ đang trở thành một thực trạng đáng báo động ngoài quỹ đạo Trái Đất. Vậy những quốc gia nào đang thải ra rác vũ trụ nhiều nhất thế giới?
Mô tả rác vũ trụ trong quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: Yahoo News
Quỹ đạo Trái Đất đang bị lấp đầy bởi... rác vũ trụ. Đó là tất cả những gì do con người tạo ra đang trôi nổi xung quanh Trái đất một cách không kiểm soát và không thể thu hồi.
RS Components, một nhà phân phối các linh kiện điện tử và công nghiệp đã tổng hợp các số liệu và chỉ ra các quốc gia phải chịu trách nhiệm nhiều nhất với gần 30.000 mảnh rác vũ trụ trôi nổi quanh quỹ đạo của Trái Đất.
Khái niệm rác vũ trụ ban đầu chỉ dành cho những mảnh vỡ của các tàu không gian, vệ tinh. Qua thời gian, nó được mở rộng ra cho cả những thứ lớn hơn, chẳng hạn các vệ tinh không còn hoạt động, những bộ phận của tên lửa đẩy, đến những thứ nhỏ như khuy áo của phi hành gia.
Ảnh: MIT News
Theo RS Components, có gần 30.000 mảnh vụn đang trôi nổi quanh hành tinh của chúng ta. Digital Trends cho biết Nga là quốc gia phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho vấn đề rác vũ trụ, chỉ riêng nước này đã thải ra 14.403 mảnh rác vũ trụ bao gồm những mảnh vỡ của các tàu không gian hay những vệ tinh đã không còn tồn tại.
Đứng ở vị trí thứ hai là Hoa Kỳ với 8.734 mảnh vụn và tiếp theo là Trung Quốc (4.688 mảnh), Pháp (994) và Ấn Độ (517). Anh chỉ có một mảnh rác vũ trụ duy nhất trên quỹ đạo. Trước đây, quốc gia này có 4 mảnh nhưng đã bị phân rã. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng rằng lượng rác trôi nổi trong không gian đã tăng gấp đôi chỉ trong vài năm gần đây.
"Theo phân tích của chúng tôi, số lượng rác không gian đang nhiều hơn trước, chỉ trong vòng hai năm số lượng rác vũ trụ đã tăng 448 mảnh - chỉ tính top 5 quốc gia thải ra lượng rác vũ trụ nhiều nhất", một phát ngôn viên của RS Components nói với Digital Trends.
"Từ năm 2018 đến nay, rác vũ trụ do Nga thải ra đang ở mức rất cao, hơn khoảng 10.000 mảnh so với Trung Quốc và hơn Mỹ 6000 mảnh. Ấn Độ cũng chứng kiến sự gia tăng các mảnh rác vũ trụ, với hơn 124 mảnh xung quanh Trái Đất trong vòng hai năm. Điều quan trọng ở đây là chúng tôi muốn mọi người nhận thức được quy mô của sự gia tăng rác thải trên vũ trụ".
Thường thì một số rác vũ trụ không bay cao lên được và sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển, nhưng hầu hết nó vẫn nằm lại quỹ đạo mà không có cách gì để loại bỏ. Một số giải pháp cho vấn đề rác vũ trụ đã được đưa ra, như hệ thống dọn rác lấy cảm hứng từ tắc kè đến đề xuất tránh hệ thống tránh va chạm, hệ thống giám sát trên mặt đất và cảnh báo về các vụ va chạm sắp xảy ra liên quan đến rác vũ trụ.
Vấn đề ngày càng trở nên cấp bách hơn khi số vệ tinh được phóng lên vũ trụ gia tăng, và các mảnh vụn không gian vào số vụ va chạm cũng tiếp tục tăng. Vì lý do này mà nhiều chuyên gia đã kiến nghị một dự luật quy định nghiêm ngặt hơn để giải quyết những vấn đề nan giải xung quanh câu chuyện rác vũ trụ.
Trạm vũ trụ Quốc tế ISS vẫn đang tiếp tục bị rò rỉ khí Trước đây, không khí luôn bị rò rỉ từ Trạm vũ trụ Quốc tế nhưng không nhiều như hiện tại. Với thực tế này, cuộc săn tìm lỗ hổng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Trạm vũ trụ ISS hiện đang tiếp tục rò rỉ khí. Các cơ quan chức năng đã phát hiện vấn đề rò rỉ vào tháng 9/2019,...