Nga lập trạm radar trên đảo tranh chấp với Nhật
Quân đội Nga đã thiết lập một số trạm radar trên một nhóm đảo thuộc quần đảo Kuril, trong đó có bốn đảo hiện do Nga kiểm soát nhưng Nhật cũng tuyên bố chủ quyền gọi là lãnh thổ phương Bắc, theo hãng tin Interfax (Nga) ngày 6-12.
Theo Interfax, các trạm radar mới sẽ giúp Nga tăng khả năng giám sát hoạt động quân sự của các quốc gia khác. Trong khi đó, theo đài truyền hình NHK (Nhật), Nga rõ ràng có ý định tăng năng lực quốc phòng trong khu vực với việc thiết lập các trạm radar mới.
Ông Dmitry Medvedev thăm một hòn đảo thuộc quần đảo Kuril năm 2010, thời điểm ông là tổng thống Nga. Ảnh: SPUTNIK
Theo tuyên bố chung năm 1956 liên quan đến một hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Liên bang Xô viết, Nga sẽ bàn giao cho Nhật hai trong bốn đảo sau khi hai bên ký hiệp ước hòa bình. Hai đảo này không phải đảo Iturup (Nhật gọi là Etorofu) và đảo Kunashir (Nhật gọi là Kunashiri), nơi theo Nhật thì Nga đang tăng cường hiện diện quân sự. NHK đưa tin Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa đối hạm tại hai đảo này từ năm 2016.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình dựa trên tuyên bố chung này.
Video đang HOT
TRÙNG QUANG
Theo PLO
Sau "rồng lửa" S-400, Nga sắp đưa trạm radar cảnh báo tên lửa tới Crimea
Nga chuẩn bị xây dựng một trạm radar tối tân tại Crimea để thay thế hệ thống cũ từ thời Liên Xô nhằm nâng cao khả năng cảnh báo tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ukraine leo thang.
Hệ thống radar Voronezh-M (Ảnh: RT)
"Địa điểm và thời gian triển khai trạm radar mới đã được xác định: việc lắp đặt hệ thống này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm sau ở ngoại ô Sevastopol, nơi trạm radar Dniepr cũ đang được triển khai", Sergey Boev, thiết kế trưởng của hệ thống cảnh báo tên lửa sớm Nga, nói với hãng tin Interfax. Thông tin này đã xác nhận tin đồn xuất hiện từ lâu về kế hoạch thiết lập trạm radar lớp Voronezh của Nga tại Crimea.
Sau khi Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 1990, trạm radar Dniepr đã được nhượng lại cho Ukraine. Sau đó, Nga đã thuê lại trạm này trong một khoảng thời gian để cung cấp dữ liệu cho quân đội Nga.
Tuy nhiên hợp đồng thuê rốt cuộc bị đổ vỡ và trạm radar Dniepr bị bỏ không suốt hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian này, trạm radar Dniepr bị hư hại và không còn đủ khả năng hoạt động.
Theo ông Boev, trạm radar lớp Voronezh mới "sẽ vượt trội đáng kể so với trạm Dniepr" cũ trước đây. Trạm radar lớp Voronezh từng kiểm soát khu vực Trung Đông và có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo ở cách xa 3.500 km.
Trong 10 năm qua, một số trạm radar lớp Voronezh đã được xây dựng trên khắp lãnh thổ Nga để thay thế các hệ thống và radar lỗi thời từ thời Liên Xô. Phụ thuộc vào vị trí lắp đặt, trạm radar mới có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa cũng như các vật thể bay khác ở khoảng cách lên tới 6.000 km.
Các trạm radar lớp Voronezh được cho là tương đối dễ lắp đặt. Trong khi các trạm radar cũ trước đây thường mất hàng năm để lắp đặt, trạm radar lớp Voronezh chỉ mất 12 tháng.
Ngoài trạm radar lớp Voronezh, Interfax cũng dẫn một nguồn tin an ninh Crimea cho biết Nga đang nghiên cứu một hệ thống kỹ thuật mới cho phép Moscow theo dõi các hoạt động hàng hải xung quanh bán đảo Crimea hiệu quả hơn. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ lãnh hải của Nga tốt hơn.
Hệ thống S-400 Triumph/SA-21 Growler của Nga (Ảnh: Reuters)
Sau khi lực lượng an ninh Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu chiến cùng hơn 20 thủy thủ Ukraine trong vụ đụng độ gần eo biển Kerch hôm 25/11, Nga liên tiếp công bố các kế hoạch triển khai vũ khí cũng như khí tài quân sự tới bán đảo Crimea - vùng đất tranh cãi giữa Nga và Ukraine. Người phát ngôn quân khu phía Nam Nga Vadim Astafiyev ngày 28/11 thông báo Nga sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tới Crimea và hệ thống này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm nay.
Tại Crimea, Nga đã triển khai 3 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 hiện đại với tầm hoạt động 400 km, cho phép Nga kiểm soát vùng trời rộng lớn trên biển Đen. Quan chức Bộ ngoại giao Ukraine Olexiy Makeyev cho biết việc Nga triển khai S-400 tới Crimea không chỉ "gây nguy hiểm" cho Ukraine mà cho toàn bộ khu vực biển Đen.
"Tầm hoạt động của S-400 lên tới 400 km, do vậy hệ thống này đặt toàn bộ các nước tại khu vực biển Đen, bao gồm các nước thành viên NATO, vào mối đe dọa tấn công. Chúng tôi cũng biết rằng các tên lửa (S-400) có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất", ông Makeyev cho biết.
Thành Đạt
Theo Dantri/RT
49 ngày trôi dạt trên biển của nhóm chiến sĩ Liên Xô năm 1960 4 thủy thủ Liên Xô trải qua 7 tuần sinh tồn gian khổ khi một cơn bão cuốn chiếc sà lan của họ ra Thái Bình Dương. 4 thủy thủ Liên Xô sau khi trở về từ Mỹ. Ảnh: RBTH. Đầu năm 1960, Liên Xô triển khai sà lan tự hành T-36 tới gần đảo Iturup thuộc quần đảo Nam Kuril, để biến...