Nga lắp nhà vệ sinh trong… siêu tăng T-14
Truyền thông nhà nước Nga hôm 7-3 tiết lộ Moscow đang lắp nhà vệ sinh trong các xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata thế hệ ba để giúp binh sĩ không bị gián đoạn khi lâm trận.
Hãng tin TASS dẫn lời quan chức Cục Thiết kế Xây dựng máy vận tải Ural ở Yekaterinburg cho biết một vấn đề đối với những người điều khiển xe tăng, đó là họ không thể “giải quyết nỗi buồn” lúc đang chấp hành nhiệm vụ.
Vì vậy, quân đội Nga đã trang bị nhà vệ sinh cho T-14 Armata để các binh sĩ có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu kéo dài mà không bị gián đoạn.
T-14 được trình làng lần đầu tiên vào năm 2015. Nó sở hữu bộ giáp, hệ thống vũ khí và công nghệ động cơ được nâng cấp. Ban đầu, Nga dự định sản xuất T-14 hàng loạt, theo kế hoạch là 2.300 chiếc Armata vào năm 2025 nhưng sau giảm xuống không quá 100 chiếc, The War Zone đưa tin hồi năm ngoái.
T-14 được trình làng lần đầu tiên vào năm 2015. Ảnh: National Interest
Video đang HOT
Nga hiện có ít hơn 24 chiếc T-14 dùng cho mục đích thử nghiệm. Những chiếc Armata đầu tiên sẽ được chuyển đến Trung đoàn xe tăng bảo vệ số 1.
Ngay từ năm 2015, đã có những dấu hiệu cho thấy chi phí sản xuất chiếc xe tăng tối tân này, bao gồm một tháp pháo không người lái và các tính năng đắt tiền khác, đã vượt quá ngân sách dự kiến. Chi phí thực tế của một chiếc Armata ước tính gấp 2,45 lần so với ước tính của Chương trình Vũ khí quốc gia năm 2020.
Tháng 7 năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Vladimir Borisov thừa nhận T-14 khá đắt đỏ so với những chiếc xe tăng hiện có.
Thay vì mua thêm Armata, quân đội Nga lựa chọn nâng cấp và cải tiến các loại xe tăng T-72, T-80 và T-90 cũ hơn. Động thái này tương tự như máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 thế hệ 5. Quân đội Nga không bổ sung thêm Su-57 mà cải tiến máy bay chiến đấu thế hệ 4 nhằm cắt giảm chi phí.
Phạm Nghĩa (Theo SCMP)
Theo Baonguioilaodong
Nga giúp hồi sinh hãng hàng không quốc gia Cuba
Nga sẽ giúp hãng hàng không quốc gia Cubana (Cuba) sửa chữa phần lớn máy bay hư hại cũng như thành lập một trung tâm dịch vụ để khôi phục hoạt động bay của hãng này vào cuối năm 2019.
Hãng thông tấn Prensa Latina (Cuba) hôm 25-1 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết thông tin trên.
Năm ngoái, hãng Cubana phải hủy phần lớn các chuyến bay nội địa vì thiếu máy bay và phải thuê máy bay của những công ty khác. Hãng hàng không này chủ yếu sử dụng các máy bay do Nga và Ukraine sản xuất là Tupolevs và Antonovs, một phần do bị Mỹ trừng phạt. Vì kinh tế eo hẹp nên Cubana không đủ khả năng sửa chữa và mua các bộ phận thay thế đắt đỏ.
Trước đó, vào tháng 5-2018, một trong những máy bay do hãng Cubana thuê, một chiếc Boeing 737 đã được sử dụng 39 năm, gặp nạn khiến toàn bộ 113 người trên máy bay thiệt mạng. Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov. Ảnh: Reuters
Sau cuộc họp cấp cao Ủy ban Liên chính phủ Nga-Cuba tại Moscow, Phó thủ tướng Borisov cho biết cả 2 phía đã soạn thảo hợp đồng về quá trình sửa chữa máy bay cho hãng Cubana. Tuy nhiên, ông Borisov không tiết lộ chi phí.
"Mọi thứ đã bước sang giai đoạn thực tế và tôi cho rằng hạm đội bay của Cuban sẽ được khôi phục trong năm 2019" - ông Borisov chia sẻ, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã đồng ý thành lập một trung tâm dịch vụ ở Cuba để tránh lặp lại "một tình huống tiêu cực".
Cũng theo ông Borisov, kế hoạch của Nga về việc nâng cấp hệ thống đường sắt Cuba cũng đang tiến triển. Trước đó, vào năm 2017, Công ty Đường sắt Nga (RZD) cho biết họ đang thương lượng về việc nâng cấp 1.000 km đường sắt ở Cuba cũng như xây dựng một hệ thống đường sắt cao tốc kết nối Havana với Varadero, tỉnh Matanzas - Cuba. Nếu được thực hiện, đây sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Cuba trong nhiều thập kỷ qua.
Một quan giám đốc điều hành của RZD khẳng định hồi tháng 11-2017 với Reuters rằng thỏa thuận này sẽ có giá trị gần 2,2 tỉ USD và sẽ được ký vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, đến giờ, vẫn chưa có tuyên bố về việc thỏa thuận đã hoàn thành.
Cao Lực (Theo Reuters)
Theo Nguoilaodong
Bộ ba vũ khí Nga chưa có đối thủ trên thế giới Có một trong những nền quân sự mạnh nhất thế giới, Nga nổi tiếng với dàn vũ khí đầy uy lực. Cây viết Nikolai Litovkin của Russia Beyond đã chỉ ra 3 hệ thống khí tài do Moscow sản xuất hiện chưa có đối thủ ngang tầm trên thế giới. Tên lửa Avangard Tên lửa Avangard rời bệ phóng trong một bài thử...