Nga lắp giáp gốm cho tàu khu trục lớp Lider
Giáp gốm có trọng lượng nhẹ hơn, nhưng khả năng chịu lực và chống va đập tốt hơn so với thép sẽ được sử dụng trên tàu khu trục lớp Lider.
Hãng tin TASS dẫn nguồn tin Phòng nghiên cứu độ bền và độ tin cậy kết cấu tàu tại Trung tâm Nghiên cứu nhà nước Krylov, cho biết tàu khu trục lớp Lider của Nga có thể được bảo vệ bằng lớp giáp gốm công nghệ cao.
“Các đề xuất đã được đưa vào hệ thống bảo vệ cấu trúc quan trọng của con tàu đang được phát triển”, các nhà khoa học nói. Các cấu trúc quan trọng của tàu sẽ được gia cố lớp bảo vệ bằng giáp gốm và vải đặc biệt đã được phát triển và thử nghiệm thành công.
Các nhà khoa học cho biết thêm công nghệ này sẽ giúp giảm đáng kể trọng lượng của tàu, trong khi vẫn duy trì, thậm chí tăng cường mức độ bảo vệ tốt hơn so với sử dụng thép.
Mô hình tàu khu trục lớp Lider trưng bày tại một cuộc triển lãm. Ảnh: Sputnik.
Các nhà khoa học đã áp dụng công nghệ mới có thể tăng độ bền của giáp gốm bằng cách sử dụng một loại chất kết dính mới có tính biến dạng mạnh khi va chạm, nhưng vẫn giữ được đặc tính của chúng.
Giáp gốm được sử dụng nhiều trong áo giáp cá nhân và trên một số dòng xe thiết giáp. Ưu điểm của giáp gốm là có độ cứng cao, trọng lượng nhẹ, khả năng chống đạn tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của gốm là tính chất dễ vỡ. Do đó nó không thể sử dụng độc lập mà phải kết hợp với vật liệu khác, thường là polymer.
Video đang HOT
Năm 2017, Bộ Quốc phòng Nga đã phê duyệt khái niệm thiết kế tàu khu trục lớp Lider. Quá trình thiết kế bắt đầu cùng năm. Cục thiết kế Severnoye, Trung tâm Nghiên cứu nhà nước Krylov đảm nhận quá trình thiết kế tàu.
Tàu khu trục lớp Lider có thể tùy chọn giữa hệ thống động lực hạt nhân, hoặc thông thường, lượng choán nước khoảng 15.000 tấn. Khu trục hạm lớp Lider sẽ được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa chống hạm Oniks và tên lửa siêu vượt thanh Tsirkon (Zircon).
Lider sẽ là dự án tàu khu trục lớn và tham vọng nhất của Nga dưới thời hậu Xô Viết. Lider sẽ thay thế cho tuần dương hạm lớp Slava, tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov, hay tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn lớp Udaloy được chế tạo dưới thời Liên Xô.
Theo Zing.vn
Mỹ tuần tra mỏ dầu Syria: Nỗi đau của người Nga
Chính phủ Syria sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhiên liệu. Nga cũng cũng không thể loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở Syria.
Theo SF ngày 2/11, các lực lượng Mỹ ở miền đông Syria đã bắt đầu tiến hành tuần tra tại các mỏ dầu ở bờ đông Euphrates nhằm "ngăn chặn những cuộc tấn công của IS".
Mới đây, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đưa binh sĩ trở lại Syria để bảo vệ các mỏ dầu nhằm tránh để chúng rơi vào tay tàn quân IS hay Quân đội chính phủ Syria.
Lực lượng ban đầu của Mỹ được ghi nhận gồm 30 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams giữ vai trò chủ công, yểm trợ cho đoàn xe thiết giáp MRAP tiến về phía Đông Bắc Syria, nơi tập trung nhiều mỏ dầu và khí đốt lớn.
Chưa dừng lại đó, ngày 1/11, Mỹ đã lập cầu hàng không thông qua máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globemaster III để nhanh chóng đưa hàng chục xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley tới tăng cường cho các đơn vị đang ở trên thực địa.
Đoàn xe quân sự Mỹ tuần tra ở Syria
Như vậy, sau tất cả, người Kurd vẫn chọn về phe Mỹ - người đã bỏ rơi họ trong lúc khó khăn nhất. Để Mỹ kiểm soát mỏ dầu, người Kurd đã dội gáo nước lạnh vào chính phủ Syria và Nga.
Đây là điều mà Moscow không hề mong muốn, cơ hội ngàn năm có một đã vụt qua trước mắt người Nga. Những tưởng, sau khi Mỹ rút quân, Nga-Syria sẽ tiếp quản vùng lãnh thổ giàu tài nguyên ở đông Deir Ezzor, cuối cùng sự việc lại diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn khác.
Chính phủ Syria sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhiên liệu. Nga cũng cũng không thể loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở Syria.
Theo chuyên gia Nick Heras thuộc Trung tâm An ninh Mỹ, Washington đã biện minh cho sự hiện diện của họ trên đất Syria là nhằm chống lại IS mặc dù Tổng thống Syria Bashar al-Assad không muốn Washington làm điều đó.
Chính quyền Mỹ đang cố gắng nắm giữ nguồn tài nguyên dầu mỏ của Syria làm con tin và sử dụng chúng làm điều kiện trao đổi để buộc Tổng thống Assad và Nga chấp nhận yêu cầu của Mỹ trong quá trình giải quyết cuộc xung đột Syria.
Tổng thống Donald Trump thậm chí còn đề nghị cử một trong các công ty dầu lớn của Mỹ đến khai thác dầu của Syria. Lý giải cho kế hoạch này, ông Trump nói rằng, dầu mỏ ở Syria rất có giá trị vì nhiều lý do.
Thứ nhất, đây là nhiên liệu tiếp tế của IS. Thứ hai, nó giúp cho người Kurd có được một nguồn thu để duy trì lực lượng vũ trang. Ngoài ra, theo Tổng thống Mỹ, nước này cũng sẽ có được "phần của mình" ở Syria.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, thông qua việc bảo kê cho hoạt đông khai thác, buôn lậu dầu ở miền đông Syria, mỗi tháng Mỹ đút túi 30 triệu USD.
"Những gì Washington hiện đang làm, chiếm giữ và kiểm soát các mỏ dầu ở miền Đông Syria, chẳng khác nào cướp đoạt tài nguyên dầu mỏ của Syria", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Cựu đặc phái viên đặc biệt của Mỹ tại Syria, Brett McGurk đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ. Ông cho rằng, hành động khai thác dầu mỏ ở Syria là bất hợp pháp.
"Dù muốn hay không, dầu mỏ Syria thuộc về nhà nước Syria", ông Brett McGurk nói.
Thái Sơn
Theo baodatviet
Na Uy dùng F-35 chống ngầm kiểu gì? Dù Na Uy đang gặp khó khăn trong việc vận hành F-35 nhưng nước này vẫn tuyên bố sẽ dùng tiêm kích tàng hình này đối phó tàu ngầm Nga. Theo Defense News, những khó khăn lớn Na Uy nhận ra ngay khi đưa F-35 vào vận hành đó thuộc về hệ thống dù và chúng cần phải được cải tiến. Theo yêu...