Nga lần đầu phóng thử tên lửa siêu thanh ‘không thể ngăn chặn’ từ tàu chiến
Nga đã lần đầu tiên phóng thử tên lửa siêu thanh Tsirkon từ một con tàu, hãng tin TASS dẫn các nguồn tin ngày 27/2 cho hay.
Ảnh minh họa
Theo các nguồn tin của TASS, tàu Đô đốc Gorshkov – tàu khu trục được đóng theo Dự án 22350 đã phóng tên lửa siêu thanh Tsirkon từ Biển Barents vào mục tiêu mặt đất.
Nguồn tin đầu tiên cho hay, vụ thử nghiệm được tiến hành hôm đầu tháng 1 ở thao trường Bắc Urals.
Nguồn tin cho biết, vụ thử nghiệm được tiến hành trong khuôn chương trình thử nghiệm cấp nhà nước với vũ khí trên.
Một nguồn tin khác đã xác nhận thông tin trên và cho biết thêm rằng phạm vi hoạt động của tên lửa Tsirkon đã vượt quá 500 km.
Nguồn tin của hãng tin TASS cũng khẳng định các vụ phóng thử tên lửa siêu thanh Tsirkon từ các phương tiện trên biển sẽ được tiếp tục vào năm 2020.
“Sau khi chương trình phóng thử từ tàu Đô đốc Gorshkov kết thúc, những tên lửa này sẽ được thử nghiệm từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân”, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, Hạm đội phương Bắc của Nga tháng 11 năm ngoái cho hay, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov đã đến căn cứ hải quân Belomorsk ở thị trấn Severodvinsk để chuẩn bị cho các thử nghiệm hệ thống vũ khí mới.
Trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội Nga hồi tháng 2/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga đã bắt đầu phát triển tên lửa siêu thanh tầm trung phóng từ mặt đất Tsirkon.
Theo ông Putin, tên lửa này có khả năng đạt tốc độ bay tới khoảng Mach 9 và tầm bắn của nó có thể đạt tới hơn 1.000 km. Tên lửa có thể bắn trúng cả mục tiêu trên biển và mặt đất.
“Tên lửa dự kiến sẽ được sử dụng từ các tàu sân bay và tàu ngầm được sản xuất nối tiếp, bao gồm cả các tàu đã được chế tạo và hiện đang được chế tạo cho các hệ thống tên lửa Kalibr”, ông nói.
Trước đó, hãng tin Sputnik của Nga dẫn lời chuyên gia về quân sự Konstantin Sivkov khẳng định tên lửa Tsirkon có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Theo ông Sivkov, khi được đưa vào biên chế của Hải quân Nga, loại tên lửa mới này sẽ làm suy yếu vị trí của lực lượng Hải quân Mỹ.
Các chuyên gia khác khẳng định tên lửa Tsirkon có thể bắn trúng phương tiện cách 500 km chỉ sau 5 phút. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, các thiết bị phòng không hiện có có thể phát hiện ra tên lửa này nhưng việc đánh chặn nó là không thể, kể cả trên lý thuyết.
Các tàu chiến và tàu ngầm Nga hiện được trang bị tên lửa hành trình Kalibr hoặc Oniks dự kiến sẽ được trang bị tên lửa Tsirkon khi tên lửa này được đưa vào sử dụng.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko hôm 8/11 cho biết Nga đã có kế hoạch triển khai tên lửa Tsirkon trên tàu khu trục Thống chế Shaposhnikov hiện đang được tiến hành hiện đại hóa.
Ngoài ra, tên lửa này cũng có thể được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân đa năng được đóng theo Dự án 949A Irkutsk.
Trước đó, Tổng thống Nga Putin tiết lộ rằng tàu hộ tống Gremyashchiy có thể được trang bị tên lửa siêu thanh Tsirkon.
Cát Tường
Theo PLVN
Chiến hạm Nga mang kho tên lửa ra biển bắn đạn thật
Khu trục hạm Đô đốc Gorshko của Hạm đội Phương Bắc Nga đã di chuyển ra Biển Trắng thử nghiệm loạt vũ khí được trang bị.
Kế hoạch thử nghiệm được Hạm đội Phương Bắc cho biết trong thông báo hôm 19/11: "Khu trục hạm Project 22350 Đô đốc Gorshkov đã sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm vũ khí tại khu vực huấn luyện tại Biển Trắng".
Nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, trong lần bắn kiểm tra vũ khí này, tàu Đô đốc Gorshkov sẽ phóng tên lửa Kalibr, kiểm tra khả năng đánh chặn của hệ thống Poliment-Redut. Cùng với đó là đánh giá hoạt động của những hệ thống điện tử.
Chiến hạm Đô đốc Kasatonov thuộc thuộc Dự án Project 22350, lớp Đô đốc Gorshkov, được giới lãnh đạo quân sự Nga đánh giá là "ông chủ của biển cả", do những tính năng tiên tiến hàng đầu thế giới và hệ thống vũ khí mạnh mẽ của nó.
Ngoài chiếc Đô đốc Gorshkov, trong vài năm tới, Hải quân Nga sẽ nhận được thêm ba tàu của dự án 22350 mang tên: Đô đốc Kasatonov, Đô đốc Golovko và Đô đốc Isakov. Những tàu hộ vệ này sẽ được trang bị cho hạm đội Bắc và Thái Bình Dương.
Không những vậy, còn 2 chiếc (trong tổng số 6 chiếc) đã được đặt hàng, nhưng chưa được khởi đóng. Dự án tàu hộ vệ 22350 là tàu chiến mặt nước cỡ lớn đầu tiên được xây dựng ở Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Chúng sẽ trở thành những tàu mặt nước hiện đại và hoàn chỉnh nhất của Hải quân Nga trong lớp này.
Tàu được chế tạo theo công nghệ tàng hình, các thiết bị điện tử thông minh và trang bị vũ khí mạnh mẽ. Về trang bị vũ khí, tàu của dự án 22350 có thể so sánh với các tàu khu trục của Hải quân Mỹ.
Mặc dù được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên mặt biển, dưới đáy biển và trên không, nhưng chiến hạm lớp này có thể sử dụng tên lửa hành trình chính xác cao hủy diệt các mục tiêu trên đất liền cách đó trên 2.000km.
Kho vũ khí trên tàu Đô đốc Kasatonov bao gồm pháo hạm cỡ nòng 130 mm A-192 Armat, tên lửa hành trình Kalibr (với số lượng gần 50 quả) và hệ thống phòng không Polyment-Redut, giúp nó có đầy đủ cả khả năng tấn công cũng như tự vệ.
Tàu hộ vệ dự án 22350 có thể tăng tốc độ lên đến 55 km/h. Hệ thống động lực chính (GEM) của tàu là bốn động cơ diesel 16 xy lanh do Nga sản xuất với tổng công suất 20 nghìn mã lực. Ngoài động cơ diesel, còn có các động cơ tuabin khí bố tri ở đuôi tàu để tăng tốc hoặc cơ động nhanh.
Một khi hoàn thành thử nghiệm, Hạm đội Phương Bắc sẽ có trong trang bị dòng chiến hạm có sức công thủ toàn diện hàng đầu thể giới hiện nay. Đặc biệt, chúng còn được trang bị hệ thống đánh chặn ngầm - tính năng không có trên chiến hạm phương Tây.
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Bộ đôi tàu ngầm hạt nhân Nga "vờn" nhau trên biển Barents Hai tàu ngầm hạt nhân Pskov và Nizhny Novgorod của hải quân Nga đã tiến hành cuộc tập trận kiểu "mèo vờn chuột" chống lại nhau tại Biển Barents trong vài ngày qua. Được biết đây là hai tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor, NATO định danh lớp Sierra II, thuộc Hạm đội Phương Bắc. Gần đây Nga đã...