Nga lần đầu đưa tiêm kích Su-35 đến trưng bày ở Philippines
Công ty quốc phòng Nga trưng bày hàng trăm vũ khí hiện đại tại Philippines nhằm thu hút sự chú ý từ thị trường Đông Nam Á.
Một tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh: TASS.
“Tập đoàn sẽ mang đến triển lãm ADAS-2018 các sản phẩm công nghiệp quốc phòng phù hợp nhất với tình hình thực tế tại Đông Nam Á”, TASS ngày 25/9 dẫn tuyên bố của tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga.
Rosoboronexport cho biết sẽ trưng bày hơn 300 mẫu vũ khí, khí tài do Nga sản xuất, bao gồm nhiều loại máy bay có thể được không quân các nước Đông Nam Á quan tâm như tiêm kích đa năng Su-35 và Su-30SME, tiêm kích huấn luyện Yakovlev-130, trực thăng vận tải vũ trang Mi -35M và Mi-171Sh, trực thăng đa năng hạng nhẹ Ka-226T.
Về khí tài phòng không, các quốc gia châu Á hiện dành sự quan tâm lớn đến tổ hợp Pantsir-S1 và tên lửa vác vai Igla-S. Các vũ khí khác cũng thu hút sự chú ý là súng AK-100, các xe thiết giáp như BMP-3, BT-3F, tàu ngầm diesel-điện thuộc Đề án 636, tàu hộ vệ Gepard-3.9.
ADAS-2018 diễn ra từ ngày 26/9 đến 28/9 tại Manila, với sự tham gia của 145 công ty quốc phòng đến từ 54 quốc gia, dự kiến thu hút khoảng 7.500 lượt khách hàng và doanh nghiệp đến xem. Rosoboronexport hy vọng thông qua triển lãm sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vũ khí trong thời gian tới.
NGUYỄN HOÀNG
Theo VnExpress
Israel xin thêm vũ khí Mỹ, đánh phủ đầu S-300 Syria?
Israel sẽ không khoanh tay chịu chết trước S-300PMU2 Syria mà họ có thể sẽ không kích phá hủy S-300, đồng thời sẽ xin thêm vũ khí hiện đại của Mỹ.
Video đang HOT
Quyết định của Nga cung cấp hệ thống phòng không S-300PMU2 cho Syria sẽ phải đối mặt với sự kháng cự của Israel và có thể được nhà nước Do Thái sử dụng như một cái cớ để tiếp nhận vũ khí tiên tiến hơn từ Hoa Kỳ, các chuyên gia Nga bình luận hôm 25/9.
Ngày 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố các biện pháp về tăng cường an ninh của quân Nga để đáp trả vụ máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga bị bắn rơi ở không phận tỉnh Latakia - Syria, mà Nga cáo buộc Israel phải chịu trách nhiệm chính.
Theo Bộ trưởng Shoigu, Nga sẽ trang bị cho Ban chỉ huy lực lượng phòng không Syria với các hệ thống điều khiển tự động, mà trước đó chỉ được trang bị trong Quân đội Nga, cùng với việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU2 cho Quân đội Syria.
Ngoài ra, Nga còn tuyên bố sẽ gây nhiều phá định vị vệ tinh, thiết bị radar và hệ thống thông tin liên lạc của chiến đấu cơ nước ngoài, có âm mưu tấn công các mục tiêu Syria và của Nga.
Đại tướng Shoigu cho biết, Nga bị đình chỉ các lô hàng trong hợp đồng được ký kết năm 2010 về việc mua sắm các hệ thống S-300 cho Syria, theo yêu cầu của Israel vào năm 2013, nhưng kể từ đó đến nay, tình hình đã thay đổi và đó không phải là lỗi của Nga.
Giới phân tích cho rằng, Israel không còn bất cứ công cụ nào để đảo ngược hay trì hoãn quyết định của Nga cấp S-300 cho Syria, nhưng Tel Avip sẽ không ngồi yên nhìn các chiến đấu cơ của mình bị "cắt cánh".
Sau vụ Il-20, Israel có thể tấn công phủ đầu tiêu diệt S-300 của Syria?
Israel cố gắng phá hủy các hệ thống tên lửa
Theo các chuyên gia, Israel có thể cố gắng phá hủy các hệ thống tên lửa S-300 mà Nga cấp cho Syria, vì chúng đe dọa trở thành một trở ngại lớn đối với các cuộc không kích thường xuyên vào các mục tiêu mà nước này tuyên bố là "của Iran" ở Syria.
Nhà phân tích chính trị Ali Ahmad nói rằng, dĩ nhiên là Israel sẽ cố gắng để tấn công và tiêu diệt các vị trí phòng không, nhưng sẽ không thể làm được điều đó, bởi vì quân đội Syria đã khắc phục không chỉ những điểm yếu về tác chiến mà còn cả về chỉ huy-hiệp đồng với lưc lượng của Nga.
Hơn nữa, trong đợt này Syria còn nhận được hệ thống chỉ huy phòng không tự động, có khả năng kết nối toàn bộ các lực lương phòng không và phương tiện phòng không của đất nước tự động điều phối hoạt động giám sát, phân bổ mục tiêu và chỉ thị tấn công mục tiêu.
Chuyên gia quân sự Ai Cập Adel Suleiman đồng ý với ý kiến của chuyên gia Ahmad về việc Israel có thể cố gắng tấn công các hệ thống phòng không trong tương lai.
"Israel có đủ năng lực và nhiều phần sẽ tấn công các hệ thống này. Israel đã từng thực hiện các cuộc tấn công vào các hệ thống tên lửa phòng không ở Lebanon, Syria hơn 45 năm qua, cho dù đó là một căn cứ phòng không, một sân bay quân sự hay một hệ thống radar" - Suleiman nói.
Xin thêm vũ khí tiên tiến của Mỹ
Chuyên gia Adel Suleiman cho biết, trước hết Israel sẽ cố gắng đàm phán để Nga không bàn giao hệ thống tên lửa S-300PMU2 cho Syria, yêu cầu Moscow phải từ bỏ hoặc ít nhất cũng trì hoãn kế hoạch, rồi tính kế khác.
Theo ông, Israel như thường lệ sẽ cố gắng thuyết phục Nga hủy bỏ hoặc trì hoãn thương vụ này. Tel Avip sẽ cố gắng thuyết phục Moscow rằng, họ sẽ thận trọng hơn trong việc phối hợp trên tất cả các lĩnh vực và trong mọi hoạt động trong tương lai, cam kết không gây ra các nguy cơ đối với lực lượng Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng thỏa thuận này không thể bị trì hoãn, Nga đã rất kiên quyết trong quyết định của mình, việc Bộ Quốc phhòng Nga tuyên bố cấp S-300 cho Syria chỉ một ngày sau vụ Il-20 đã cho thấy đât đúng là sự thật, chứ không chỉ đơn thuần là việc Moscow đang sử dụng một "chiến thuật đàm phán với Israel" như một số người nghi ngờ.
Nếu việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 cho Syria là "không thể thay đổi", các chuyên gia nhận định rằng, Israel có thể sử dụng vấn đề này như một cái cớ để yêu cầu Mỹ để tăng nguồn cung cấp quân sự, xun thêm những vũ khí tiên tiến của Mỹ để đối phó.
Ông Hamdi Bakheet, một thành viên của Ủy ban Quốc phòng, An ninh quốc gia của quốc hội Ai Cập cho biết, Israel sẽ cố gắng lợi dụng sự lo ngại của Lầu Năm Góc về sự an toàn của các chiến đấu cơ Mỹ ở Syria để xin cấp thêm vũ khí tiên tiến cho quân đội của mình.
Ông Hamdi Bakheet lập luận rằng Israel chưa bao giờ là một quốc gia có chủ quyền và luôn tuân theo các chính sách của Hoa Kỳ. Israel luôn chèn ép chủ quyền của tất cả các nước trong khu vực, họ hoạt động vì lợi ích của phương Tây, đặc biệt, cản trở sự phát triển tình hình hòa bình, ổn định trong khu vực.
Sự cố với chiếc Il-20 đã khiến Nga phải cấp ngay S-300 cho Syria
Ông Ali Ahmad ủng hộ lập luận rằng, các loại vũ khí mới có thể được sử dụng để tiêu diệt các hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Nga, bởi Hoa Kỳ sẽ tìm cách cung cấp vũ khí cao cấp hơn cho Israel, để nước này cố gắng để tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không mới của Syria.
Mỹ , Israel cũng phải hành động thận trọng hơn
Chuyên gia Bakheet nói rằng, ông tin rằng bước đi này của Moscow đã đóng góp đáng kể trong tình hình an ninh tại Syria và đề xuất rằng hệ thống phòng không hỗn hợp nhiều tầng của Nga không chỉ có thể bảo vệ vùng lãnh thổ mà quân đội Nga được triển khai, mà là toàn bộ lãnh thổ Syria.
Chuyên gia Oktay nhận định rằng, Nga muốn giao S-300 cho Syria để tăng cường bảo vệ căn cứ quân sự của mình và các khu vực phụ cận trước các đối tượng thù địch. Đó là lý do tại sao các hệ thống này sẽ tăng cường an ninh trong khu vực trong mọi trường hợp.
Ví dụ như kể từ khi Moscow và Ankara đã đạt được thỏa thuận chính về Syria, với việc chính quyền Erdogan công nhận tính toàn vẹn lãnh thổ của Damascus, phía Nga đã để đường bay cho máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và giám sát chặt chẽ việc sử dụng các hệ thống phòng không, do đó, không có mối đe dọa cho máy bay Thổ Nhĩ Kỳ.
Oktay nhấn mạnh rằng, quyết định về S-300 còn có tác dụng lớn về mặt tâm lý. Israel khẳng định vẫn tiếp tục hoạt động không kích ở Syria nhưng việc Quân đội Syria sở hữu hệ thống phòng không tối tân S-300 có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng cho Mỹ và Israel, khiến Washington và Tel Avip phải cố gắng hành động thận trọng hơn trong khu vực.
Các hoạt động tấn công từ trên không của chiến đấu cơ Mỹ và Israel ở Syria có thể sẽ phải tiến hành từ khoảng cách xa hơn, dẫn đến độ chính xác sẽ giảm đi. Điều này cũng tạo điều kiện cho các hệ thống phòng không khác của Syria đánh chặn bom, tên lửa cho đối phương, giảm thiệt hại cho Syria.
Huy Bình
Theo baodatviet
Buk-M3: Hệ thống phòng không "thợ săn Tomahawk" đầy uy lực của Nga Theo giới quan sát quân sự, với những nâng cấp mới, Buk-M3 hiện tại hoàn toàn có khả năng ngăn chặn các tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk. Hệ thống phòng không Buk-M3. Ảnh: RBTH Theo RBTH, các lực lượng phòng không Nga sẽ được trang bị mới toàn bộ hệ thống Buk-M3 vào đầu năm 2020. Dù mang...