Nga lần đầu đưa quân sang Algeria tập trận chung chống khủng bố ‘Lá chắn Sa mạc’
Ngày 9/8, bộ phận báo chí Quân khu miền Nam của Nga thông báo các cuộc tập trận chung chống khủng bố giữa nước này với Algeria, mang tên Desert Shield ( Lá chắn Sa mạc) 2022, sẽ lần đầu tiên diễn ra tại Algeria.
Thông cáo báo chí có đoạn viết: “Các cuộc tập trận chống khủng bố Desert Shield 2022 sẽ lần đầu tiên diễn ra tại Algeria. Hội nghị lập kế hoạch cuối cùng lần thứ hai về công tác chuẩn bị tập trận đã diễn ra tại tỉnh Bechar của Algeria. Các đại diện của Bộ chỉ huy Quân khu miền Nam và Quân đội Quốc gia Nhân dân Algeria đã thông qua khung thời gian và kịch bản tập trận, bố trí lực lượng và phương tiện cũng như xác định chủ đề, mục tiêu, nhiệm vụ và các giai đoạn của cuộc tập trận chung”. Cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại bãi thử Hammaguir ở Algeria.
Tham gia tập trận sẽ có khoảng 80 binh sĩ thuộc các đơn vị súng trường cơ giới đóng tại Bắc Caucasus và khoảng 80 binh sĩ Algeria. Trong quá trình tập trận, quân đội 2 nước sẽ thực hành tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các nhóm khủng bố sa mạc.
Cuộc tập trận chung Nga-Algeria đầu tiên diễn ra tại Bắc Ossetia vào tháng 10/2021, với tổng số khoảng 200 quân nhân cùng 40 đơn vị chiến đấu và thiết bị đặc biệt tham gia. Trong lịch trình hoạt động trong năm 2022 của Quân khu miền Nam cũng bao gồm các cuộc tập trận chung với lực lượng vũ trang của Ai Cập, Kazakhstan và Pakistan.
Video đang HOT
Đằng sau chuyến thăm Phần Lan của Tổng thư ký NATO
Nhà lãnh đạo NATO thừa nhận rằng chưa có tiến triển về đàm phán tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist. Ảnh: NATO.int
Theo trang web của NATO (nato.int) ngày 12/6, Tổng thư ký của Liên minh này Jens Stoltenberg đang thực hiện chuyến thăm tới Kultaranta, Phần Lan và có cuộc hội đàm với Tổng thống Sauli Niinist, Bộ trưởng Ngoại giao Pekka Haavisto, và các quan chức cấp cao khác của Phần Lan.
Phát biểu tại cuộc gặp với Tổng thống Niinist, Tổng Thư ký Stoltenberg nhấn mạnh rằng việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO sẽ củng cố hơn nữa khu vực Bắc Âu của Liên minh.
"Các đồng minh đang xem xét những bước tiếp theo trên con đường gia nhập NATO của hai nước. NATO phải giải quyết những lo ngại về an ninh của tất cả các nước thành viên, gồm cả những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về Đảng Công nhân người Kurd (PKK)", ông Stoltenberg nói.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng an ninh của Phần Lan và Thụy Điển là vấn đề quan trọng đối với NATO, đồng thời nhắc lại rằng nhiều nước thành viên đã cam kết về an ninh của cả hai nước và NATO vẫn thận trọng với việc tăng cường hiện diện trong khu vực cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn, đề cập đến cuộc tập trận BALTOPS, hiện đang được tiến hành với hơn 7.000 binh sĩ đến từ 14 nước NATO, cũng như Phần Lan và Thụy Điển.
Các lực lượng Phần Lan và Thụy Điển cũng đang tham gia cuộc tập trận "Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Tích hợp của NATO" trên khắp khu vực Baltic và Ba Lan. Ông Stoltenberg nhấn mạnh: "Đây là những minh chứng hùng hồn về cam kết của NATO đối với khu vực có tầm quan trọng chiến lược này.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết những lo ngại về an ninh mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khi phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO là chính đáng.
"Đây là những lo ngại hợp lý, đặc biệt là về vấn đề khủng bố, về xuất khẩu vũ khí", Stoltenberg nói trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.
Theo ông Stoltenberg, Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng của liên minh do vị trí chiến lược của họ trên Biển Đen giữa châu Âu và Trung Đông, và trích dẫn sự hỗ trợ mà Ankara đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Stoltenberg và Niinisto thừa nhận rằng các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục nhưng không có dấu hiệu tiến triển về tư cách thành viên NATO của hai nước Bắc Âu.
"Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid không phải là thời hạn chót", ông Stoltenberg nói, ám chỉ đến hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Madrid vào cuối tháng 6 này.
Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng trước, để phản ứng với cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhưng họ đã vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã cáo buộc họ hỗ trợ và chứa chấp các chiến binh người Kurd và các nhóm khác mà nước này coi là khủng bố.
Sau chuyến thăm Phần Lan, ông Stoltenberg sẽ tới Thụy Điển để hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Magdalena Andersson.
Belarus tuyên bố có thể sở hữu vũ khí hạt nhân nếu bị đe dọa từ phương Tây Tổng thống Belarus cho biết nước này sẵn sàng sở hữu vũ khí hạt nhân và các vũ khí tiên tiến khác nếu bị đe dọa từ các nước không thân thiện. Theo hãng thông tấn Belarus (Belta), Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 17/2 cho biết nước này có thể sở hữu vũ khí hạt nhân nếu phải đối mặt với mối...