Ngã lan can, bé trai 6 tuổi nguy kịch do vỡ lá lách
Cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi, ở Hà Nội) bị ngã lan can, giãn đồng tử, chân tay lạnh, mạch và huyết áp không đo được.
TS. Phạm Duy Hiền, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé Trung nhập viện ngày 10/9 trong tình trạng nguy kịch do vỡ lá lách.
Trước đó, vào 9h30 phút sáng cùng ngày, do đùa nghịch với bạn, cháu Tài bị ngã từ lan can cao khoảng 1,5m xuống đất. Sau khi ngã cháu Trung bị ngất, hôn mê, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, bụng chướng. Thấy vậy, gia đình lập tức gọi xe cấp cứu đưa cháu vào viện.
Rất may các bác sĩ khoa Ngoại bệnh viện Nhi Trung ương đã kịp thời phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách bị vỡ, giúp cháu bé thoát hiểm.
Theo TS. Phạm Duy Hiền, các trường hợp vỡ tạng đặc nói chung và vỡ lách nói riêng được tiếp nhận tại viện những năm gần đây đều không cần phẫu thuật.
Cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi.
Bác sĩ Hiền cho biết, trường hợp của cháu Trung khá đặc biệt. Sau khi siêu âm và chụp CT scan, các bác sĩ xác định cháu bị vỡ cuống lách, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Bệnh nhi được hồi sức, truyền máu (700ml), truyền dịch (1000ml), tuy nhiên huyết động vẫn không ổn định. Kinh nghiệm cho thấy trường hợp này cần mổ cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng cho trẻ.
Video đang HOT
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ chỉ cắt nửa cực trên của lách và vẫn giữ lại nửa cực dưới.
Bác sĩ Hiển đánh giá, đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, nhất là trong trong điều kiện lách vỡ và máu tụ xung quanh như ở bệnh nhân Trung. Hiện tại, cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi.
Bác sỹ Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần chú ý để mắt đến trẻ, dù là lứa tuổi mầm non, mẫu giáo hay các em học sinh lớn hơn. Cần làm rào chắn, xây lan can với độ cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho các cháu. Trong trường hợp trẻ bị té ngã, xuất hiện chấn thương vùng bụng, nôn nhiều, hôn mê hay trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê, đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để siêu âm, kiểm tra, tránh các hậu quả đáng tiếc.
Trẻ bị chấn thương lách nặng nề có thể cảm thấy choáng váng, mê sảng, toàn thân nhợt nhạt, mạch yếu, thậm chí là ngất. Tất cả những dấu hiệu này gợi ý về tình trạng chảy máu bên trong gây hạ huyết áp. Siêu âm và chụp CT giúp xác định chẩn đoán.
Trước kia, trẻ bị chấn thương lách thường được phẫu thuật cắt bỏ lách. Khoảng 30 năm gần đây, các bác sĩ nhận ra rằng hơn 90% trẻ chấn thương lách có thể liền vết thương mà không cần phẫu thuật. Bảo tồn lách giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các bệnh nhiễm trùng. Đôi khi, nếu trẻ rơi vào tình trạng sốc hay nếu máu không tự ngừng chảy, bác sĩ sẽ phẫu thuật để sửa chữa hay cắt bỏ lách.
Để vết thương mau lành, trẻ cần nằm yên trên giường bệnh cho tới khi máu ngừng chảy, sau đó phải hạn chế tham gia thể thao hay các hoạt động mạnh để tránh bị chấn thương lách trở lại.
Theo Khampha
Xin được đưa cháu bé 'có giòi' ở chùa Bồ Đề đi chữa bệnh
Bé Bông, đang sống trong chùa Bồ Đề, mắc phải bệnh ly thượng bì bóng nước, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nhóm thiện nguyện EB đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp.
Phát tâm cũng phải lén lút
Nhóm thiện nguyện EB, hoạt động với mục đích phi lợi nhuận, lập ra để giúp đỡ các bé bị bệnh EB (ly thượng bì bóng nước) phát hiện ra bé Tâm Anh (tên thường gọi là Bông) từ những ngày đầu năm 2012 ở chùa Bồ Đề khi bé được khoảng 20 ngày tuổi.
Đứng đơn đại diện nhóm thiện nguyện EB - chị Bùi Thùy Linh cho biết: "Chúng tôi đã lôi con ra từ gầm cầu thang. Con bị đặt ở đấy, đợi chết, chắc vì ai cũng nghĩ con sẽ không sống nổi nữa. Chúng tôi đã tự tay tắm rửa cho con, nhặt gắp từng con giòi trắng li ti khỏi các vết thương bốc mùi trên cơ thể con, mang con đi khắp các viện Đức Giang, Xanh Pôn, Nhi TW, Da Liễu xin cứu chữa. Chắc chắn, không viện nào là không lưu hồ sơ của con.
Sau đó, chúng tôi đã phải thuê hẳn một người để trông con với mức thù lao 4 triệu đồng/tháng chỉ để trông con ở trong chùa. Hàng ngày chúng tôi đều phải cử người sang thay băng, bôi thuốc cho con bất kể mưa hay nắng. Và kết quả của sự nỗ lực suốt chừng ấy thời gian của chúng tôi, đó là Tâm Anh đã trở về từ chỗ chết. Nói không quá lời, việc con sống tới bây giờ đúng là kỳ tích, vì suốt thời gian đưa con đi viện, tuy không nói ra nhưng ai cũng e ngại con chẳng sống được bao lâu".
Theo lời chị Linh, việc chăm bẵm thuốc thang cho Tâm Anh tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chi phí chữa trị cho bé Bông đã lên đến vài trăm triệu. Tuy nhiên, xã hội đã không quay lưng với bé nên Bông đã được cứu sống từ chính những con người giàu nhân nghĩa.
Trong đơn, nhóm thiện nguyện cũng cho biết, trong thời gian nhận được nhiều sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất, có những thông tin thất thiệt về việc làm của nhóm này.
"Thông tin cho rằng, chúng tôi có trong tay tới hàng *** triệu đồng (nhóm thiện nguyện giấu con số bị nghi vấn) xin được của diễn đàn Trái Tim Nhân Ái, chúng tôi cần phải nộp lại cho nhà chùa... Việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi, và tồi tệ hơn là nó đã hoàn toàn sai sự thật", chị Bùi Thùy Linh khẳng định.
Hiện nay, Tâm Anh đang trong tình trạng sức khỏe rất nguy cấp. Ảnh do nhóm thiện nguyện cung cấp.
Nói tiếp về trường hợp cháu Bông, nhóm thiện nguyện cho biết, trẻ bị mắc bệnh EB mà không được hỗ trợ thuốc thang băng gạc, thì các gia đình nghèo thậm chí sẽ phải bán đi tới viên gạch cuối cùng, hoặc chấp nhận để các con ra đi sớm.
Tuy nhiên, chính thông tin nhóm nhận được nhiều tiền tài trợ đã gây ra những hiểu lầm và mâu thuẫn với "người trong chùa" và một số thành viên đã bị nhà chùa "cấm không cho vào chăm sóc cháu Bông".
"Trước tình hình sức khỏe của con, chúng tôi không thể khoanh tay đứng nhìn nên đã trải qua khoảng thời gian vô cùng vất vả, lén lút đêm hôm vào thăm con, mang cho con túi bỉm, hộp sữa, băng gạc... và ai cũng tâm niệm rằng không thể bỏ mặc con", đại diện nhóm thiện nguyện cho biết.
Cầu xin được đưa cháu bé đi chữa bệnh
"Bệnh của con là loại bệnh hiếm và nguy hiểm, chúng tôi cần con có chế độ chăm sóc đặc biệt, chính bởi thế, cũng đã có lần có thành viên trong nhóm ngỏ ý xin Tâm Anh (Bông) về nuôi nhưng bị từ chối. Chúng tôi rất lo lắng khi hiện nay con vẫn ở trong môi trường thiếu thốn đủ thứ, mùa đông thì lạnh lẽo, mùa hè thì nóng bức, hoàn cảnh sống rất mất vệ sinh", chị Linh thông tin.
Theo quan sát của nhóm thiện nguyện, tình trạng của bé Bông hiện nay rất nguy cấp. Bông gầy gò ốm yếu. Trong khi đó, sau khi có thông tin về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, nhóm cho biết đã không thể vào chùa thay băng cho cháu bé do gặp sự cản trở của Ban quản lý khu nhà Mở và điều này có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng của Tâm Anh.
"Tâm Anh thiệt thòi hơn các bé khác vì con là trẻ mồ côi, lại sống trong môi trường phức tạp, nếu không được ăn uống đủ dinh dưỡng, không được bế ẵm nhẹ nhàng, không được tắm rửa sạch sẽ, không được thuốc thang đầy đủ, chúng tôi quan ngại, liệu con có thể cầm cự đến bao giờ?", nhóm thiện nguyện lo lắng.
Trước tình hình này, chị Bùi Thùy Linh đại diện nhóm thiện nguyện EB tha thiết thể hiện mong muốn được đưa cháu bé vào bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Và chị này cũng khẳng định, nhóm thiện nguyện sẽ đứng ra nhận trách nhiệm chăm sóc, bảo hộ và chi trả viện phí trong suốt thời gian bé Tâm Anh nằm viện.
Theo Báo Tri thức trực tuyến
Vì sao Bộ Y tế "bỏ quên" 146 trẻ chết vì sởi? Trong báo cáo dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Y tế không nhắc đến dịch sởi đã cướp đi sinh mạng của 146 trẻ, khiến cho cả triệu gia đình điêu đứng. Phải chăng Bộ Y tế mắc căn bệnh thành tích? Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, dịch bệnh năm 2014 giảm đáng kể so với năm...