Nga làm ‘lá chắn’ giảm nhiệt xung đột hạt nhân Iran?
Iran mời Nga tiếp tục giúp đỡ thực hiện các dự án hạt nhân dân dụng tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr và cơ sở hạt nhân Fordow.
Iran đe rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Arakchi hôm 09/11 đã tuyên bố rằng, nếu các thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thực hiện được các điều khoản trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), Iran sẽ rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân 2015 (IND).
“Tất nhiên sẽ là như vậy” – ông Abbas Arakchi khẳng định khi trả lời câu hỏi liệu Iran có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hay không, nếu châu Âu tiếp tục không chịu thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận. Điều này là hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào “lộ trình” mà Tehran đã thực hiện.
Lần đầu tiên, Tehran từ bỏ một số hạn chế sử dụng hạt nhân trong ngày kỷ niệm một năm việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran (Washington đã tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 8 tháng 5 năm 2018), và Tehran thì đã đáp trả đúng ngày này một năm sau, điều mà chính quyền Iran gọi là “sự kiên nhẫn chiến lược” của Iran.
Việc từ chối thực hiện hàng loạt điểm của Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran trong giai đoạn đầu liên quan đến dự trữ uranium làm giàu và nước nặng. Chẳng hạn, Iran đã nâng trần trữ lượng uranium làm giàu ở mức thấp là 300 kg.
Vào ngày 7 tháng 7, các nhà chức trách ở Tehran đã đưa ra tuyên bố về giai đoạn thứ hai của việc giảm nghĩa vụ trong thỏa thuận hạt nhân, nói rằng Iran sẽ làm giàu uranium ở mức mà nước này cần. Sáu đó, Iran đã tăng mức độ làm giàu uranium lên 4,5% (thỏa thuận hạt nhân đặt ra giới hạn 3,67%).
Đầu tháng 9, Iran lần thứ ba từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân. Lúc đó, Tehran cho biết họ đã bắt đầu đưa một loạt máy ly tâm mới vào làm việc, mà không còn tự giới hạn bản thân theo các quy định của JCPOA, trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hạt nhân.
Vào ngày 6 tháng 11, Iran đã lần thứ tư từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân và bắt đầu sử dụng máy ly tâm thế hệ mới với số lượng lớn hơn trước để làm làm giàu uranium tại cơ sở hạt nhân Fordoww, trong khi thỏa thuận hạt nhân trước đây xác định rằng, tổ hợp ở Natanz sẽ là nơi duy nhất được sử dụng cho các mục đích đó.
Video đang HOT
Nga giúp Iran xây dựng lò phản ứng thứ hai của nhà máy điện hạt nhân Bushehr
Bên cạnh việc để ngở khả năng tái triển khai kế hoạch phát triển hạt nhân quân sự, Iran cũng tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân dân dụng của mình bằng cách tiếp tục mới Nga giúp đỡ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân, cùng với các cơ sở làm giàu uranium.
Một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ đối tác trong lĩnh vực điện hạt nhân giữa Nga và Iran đã diễn ra vào hôm 10/11, đo là việc khởi công xây dựng lò phản ứng thứ hai của nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran, với sự tham gia của các chuyên gia Nga.
Trong bầu không khí long trọng, Phó Tổng thống Iran Ali Akbar Salehi (cũng là người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử của Iran), cùng với phó tổng giám đốc thứ nhất của Tập đoàn nhà nước Rosatom (Nga) là ông Alexander Lokshi đã tuyên bố bắt đầu việc xây dựng chính thức lò phản ứng thứ hai nhà máy điện hạt nhân Bushehr.
Iran tuyên bố có thể hoàn toàn rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015 (Ảnh minh họa)
Việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân Bushehr được coi là dự án lớn nhất của Nga-Iran.
Khối năng lượng đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Bushehr với lò phản ứng VVER-1000 đã được kết nối với hệ thống điện quốc gia Iran vào tháng 9 năm 2011.
Vào tháng 4 năm 2016, khối này cuối cùng đã chính thức đi vào hoạt động, đây là sự hoàn thành chính thức của dự án xây dựng. Đồng thời, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Rosatom tiếp tục phục vụ khối và cung cấp cho nó nhiên liệu hạt nhân.
Trong quá trình hoạt động, lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Bushehr đã cung cấp vài chục tỷ kilowatt giờ điện cho hệ thống năng lượng của Iran và cho phép Iran ngăn chặn việc thải ra hàng chục triệu tấn khí nhà kính.
Vào tháng 11 năm 2014, Nga và Iran đã ký hợp đồng xây dựng các lò phản ứng thứ hai và thứ ba của nhà máy điện hạt nhân Bushehr (dự án Bushehr-2) trên cơ sở chìa khóa trao tay. Tổng công suất của hai lò phản ứng mới là 2,1 nghìn MW, việc thực hiện dự án Bushehr-2 dự kiến sẽ mất tới 10 năm.
Lễ ra mắt dự án Bushehr-2 diễn ra vào ngày 10 tháng 9 năm 2016. Các lò phản ứng thuộc dự án VVER-1000 của Nga, đáp ứng các yêu cầu an toàn cao nhất, sẽ hoạt động ở các khối số 2 và 3 của nhà máy.
Nga tiếp tục hiện diện ở cơ sở hạt nhân Fordoww
Đài truyền hình IRIB dẫn tuyên bố của ông Kamalvandi vào tối ngày 09/11 cho biết, vào hôm 10/11, các thanh sát viên IAEA sẽ đến Fordow để thu thập và nghiên cứu các mẫu uranium được làm giàu tại cơ sở hạt nhân ngầm dưới lòng đất này, nhằm xác định mức độ làm giàu của Iran có vượt quá quy định cho phép của JCPOA hay không (hiện tại Iran tuyên bố vẫn cho phép các thanh sát viên của IAEA đến các cơ sở hạt nhân của nước này.
Trong bối cảnh đó, ông Behruz Kamalvandi – người đại diện Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (OAEI) hôm 10/11 đã tuyên bố rằng, chính quyền Tehran dự định tiếp tục hợp tác với Moscow về công trình đồng vị ổn định tại cơ sở hạt nhân Fordow, một phần của giao kèo hạt nhân
Vị quan chức này nhấn mạnh rằng, Iran hoàn toàn có thể đủ sức tiếp tục công việc ngay cả khi không có Nga, nhưng nước này vẫn muốn Nga ở lại vì hàng loạt lý do, trong đó, điều quan trọng nhất là bởi vì Nga có nhiều kinh nghiệm phong phú trong việc sản xuất đồng vị ổn định.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Iran mời Nga tiếp tục hiện diện ở cơ sở hạt nhân Fordow, cũng như nhà máy điện hạt nhân Bushehr, ngoài nguyên nhân chính là Iran cần công nghệ của Nga, nguyên nhân thứ hai là Tehran muốn sử dụng sự hợp tác với Nga đã đối phó với Mỹ và Israel.
Sự hiện diện công khai của các chuyên gia Nga ở những cơ sở hạt nhân này có thể là sự bảo chứng cho Tehran về việc nước này không tái triển khai chương trình hạt nhân quân sự, đồng thời cũng là lá chắn cho Iran trước những tuyên bố đe dọa của Mỹ và Israel sẽ tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân của nước này.
Nhật Nam
Theo baodatviet
Tướng Anh cảnh báo Nga, Trung Quốc, Iran dễ dàng phát động thế chiến 3
Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh Nick Carter tuyên bố, chiến tranh thế giới thứ 3 với Nga, Trung Quốc và Iran đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi các nước này sẵn sàng khởi động một cuộc chiến.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh Nick Carter
Theo Tướng Nick Carter, các mối đe dọa đối với hòa bình đang gia tăng do tham vọng của một số quốc gia và hành động khủng bố của các nhóm cực đoan bao gồm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
"Năng lượng, hối lộ, tham nhũng, tấn công mạng, ám sát, tin tức giả, sự tuyên truyền, binh lính mặc đồng phục không quốc huy, trộm cắp tài sản trí tuệ... là tất cả các ví dụ về một thời đại mới của các "vũ khí" được sử dụng để gieo rắc bất hòa, phá hoại sự gắn kết chính trị của chúng ta và phá hủy cuộc sống yên bình của chúng ta", ông Carter nhấn mạnh.
Theo Tướng Anh, các nước có thể dễ dàng bị lôi kéo vào một cuộc xung đột toàn cầu do sơ xuất, tính toán sai lầm liên quan đến những loại "vũ khí" được sử dụng để gieo rắc bất hòa mà ông vừa nêu trên.
Vào tháng 9, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc hội đàm với Tướng Nick Carter và các nhà lãnh đạo quân sự khác của Anh sau khi tuyên bố rót thêm 2,2 tỷ bảng cho Bộ Quốc phòng. Các nghị sĩ đã nhiều lần ép chính phủ tăng chi tiêu quốc phòng.
Theo danviet.vn
Iran cảnh báo thỏa thuận hạt nhân có thể sụp đổ trước bầu cử Mỹ Thỏa thuận hạt nhân ký từ năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc có thể sụp đổ ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020. Ngày 9/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran cho biết, thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), còn gọi...