Nga lại phải ngậm ngùi cay đắng vì láng giềng
Mỹ và Gruzia hôm qua (6/7) đã ký một thoả thuận an ninh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của nước cộng hoà cựu Xô-viết trước Nga trong thời điểm Tbilisi đang chờ đợi gia nhập vào NATO.
Ảnh minh hoạ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Gruzia Giorgi Kvirikashvili đã ký thoả thuận hợp tác quân sự trong một buổi lễ ở thủ đô Tbilisi chỉ hai ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh hàng năm của NATO khai mạc ở Warsaw.
Thoả thuận trên là sự “bồi thường” vừa ngọt vừa đắng dành cho quốc gia bé nhỏ Gruzia sau khi nước này được hứa cho gia nhập NATO vào năm 2008 nhưng cho đến nay triển vọng thực sự cho việc này là không có.
“Về an ninh, quan hệ đối tác của chúng tôi là không thay đổi”, Ngoại trưởng Kerry phát biểu trước các phóng viên đồng thời khen ngợi cam kết đóng góp một số lượng quân lớn cho NATO của Gruzia cho nhiệm vụ ở Afghanistan.
“Người dân Gruzia đã lựa chọn một tương lai Châu Âu-Đại Tây Dương và Mỹ vẫn cam kết với việc giúp đỡ để Gruzia có thể đạt được mục tiêu đó”, ông Kerry khẳng định.
Video đang HOT
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Nga và Gruzia đã rơi vào tình trạng ghẻ lạnh kể từ sau cuộc chiến ngắn kéo dài 5 ngày giữa hai nước cách đây 8 năm.
Gruzia đã phát động một cuộc tấn công vào Nam Ossetia nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này đêm hôm 7-8/2008. Hành động này của Tbilisi đã khiến Nga phải đưa quân vào đánh đuổi binh lính Gruzia ra khỏi Nam Ossetia, gây ra một cuộc chiến tranh ngắn kéo dài 5 ngày giữa Nga và Gruzia. Moscow sau đó đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia, cùng với một tỉnh ly khai khác của Gruzia là Abkhazia. Tbilisi cáo buộc Nga đã kích động ra cuộc xung đột này.
Moscow tin rằng giới lãnh đạo Gruzia đang tìm cách dựa vào Mỹ cũng như liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO để đối phó với Nga. Moscow từng bày tỏ, họ mong chờ một cách tiếp cận có tính xây dựng hơn từ phía giới quan chức Mỹ. Cách tiếp cận đó phải giúp tạo ra an ninh cho khu vực Nam Caucasus và Biển Đen nói chung đồng thời tôn trọng lợi ích của tất cả các nước trong đó.
Tuy nhiên, trái với mong muốn của Nga, Mỹ tiếp tục thắt chặt quan hệ quân sự với Gruzia. Ngoại trưởng Kerry đã nói với Gruzia rằng: “Mỹ vẫn kiên định trong lập trường ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia. Việc Nga chiếm đóng và quân sự hoá các khu vực lãnh thổ của Gruzia (ám chỉ đến hai khu vực Abkhazia và Nam Ossetia) là không thể chấp nhận”. Ông Kerry còn cho biết, các đồng minh NATO tuần này sẽ nhắc lại cam kết được đưa ra ở Bucharest năm 2008, theo đó Gruzia cuối cùng cũng sẽ được gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Thoả thuận quân sự giữa Mỹ và Gruzia cũng như cam kết trên của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Moscow nổi giận.
Nga tin rằng, Mỹ và các đồng minh phương Tây tiếp tục tìm cách bao vây Moscow bằng cách kết nối với các nước xung quanh Nga.
Trong hội nghị thượng đỉnh NATO vào cuối tuần này, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương được cho là sẽ bàn đến kế hoạch củng cố sự hiện diện quân sự ở Đông Âu để đối phó với Nga. Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đều đến tham dự hội nghị ở Warsaw này với tư cách là đối tác chứ chưa phải là thành viên.
Washington được cho là sẽ không nhân nhượng với Tổng thống Putin và chuyến thăm của ông Kerry đến Kiev cũng như Tbilisi là để khẳng định cho lập trường nói trên.
Mỹ và NATO đang đối đầu gay gắt với Nga kể từ sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga. Đáp lại, Moscow cũng đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự để sẵn sàng đối phó với NATO.
Gần đây, quan hệ giữa Nga và NATO đã có phần dịu đi nhưng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương được cho là vẫn không từ bỏ kế hoạch đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của họ ở những khu vực sát nách Moscow.
Theo Vnmedia
Ông Vương Nghị: Mỹ đừng đụng vào Trung Quốc ở biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh cáo Mỹ nên nói và làm một cách thận trọng, không có hành động làm hại đến các quyền lợi an ninh và chủ quyền của Trung Quốc.
Ngày Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines càng tới gần (12-7), Trung Quốc càng tăng cường tuyên truyền hạn chế ảnh hưởng của phán quyết.
Mỹ tốt nhất đừng làm gì hại đến an ninh và chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh cáo Mỹ trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 6-7.
"Trung Quốc hy vọng Mỹ nói và làm một cách thận trọng, không có hành động làm hại đến các quyền lợi an ninh và chủ quyền của Trung Quốc" - hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn lời ông Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Kerry.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp nhau tại Pháp ngày 3-6. (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, cuộc điện đàm do Ngoại trưởng Kerry chủ động. Nội dung chính của cuộc điện đàm là bàn về các lợi ích chung hai nước, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Gabrielle Price.
Ông Vương Nghị đánh giá quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ nhìn chung đang đi đúng hướng, hai bên nên chú trọng hơn vào hợp tác, giải quyết tốt hơn các bất đồng, đồng thời cảnh cáo Mỹ nên giữ cam kết không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông.
Trong cuộc điện đàm, ông Vương Nghị lần nữa khẳng định Trung Quốc bác bỏ vụ kiện của Philippines vì PCA không có thẩm quyền xét xử.
Trung Quốc gần đây luôn chỉ trích Mỹ kích động căng thẳng trên biển Đông với các cuộc tuần tra hàng hải. Trong khi đó Mỹ chỉ trích Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa biển Đông.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo Mỹ trước khi PCA ra phán quyết Ngoại trưởng Trung Quốc gọi điện cho người đồng cấp Mỹ để cảnh báo Washington không xâm phạm cái gọi là chủ quyền của nước này, trước khi PCA ra phán quyết về tranh chấp lãnh thổ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh:AFP, Xinhua Xinhua đưa tin Ngoại trưởng Vương Nghị hôm qua nhắc lại...