Nga kỳ vọng AI sẽ tăng GDP thêm 6%
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Thủ tướng LB Nga Mikhail Mishustin cho biết việc triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tại Nga cho đến năm 2030 sẽ tăng quy mô nền kinh tế của nước này thêm 6%, tương đương 10.000 tỷ ruble (gần 110 tỷ USD).
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Mishustin cho biết AI đang được ứng dụng sâu rộng nhất trong kinh tế và quản lý nhà nước tại Nga. Trong 2 năm kể từ khi Nga xây dựng và triển khai dự án liên bang “Trí tuệ nhân tạo” thuộc dự án quốc gia “Nền kinh tế số” từ năm 2021, tỷ lệ trung bình sử dụng AI trong hai lĩnh vực này đã tăng 1,5 lần.
Người đứng đầu Chính phủ Nga cũng cho biết 3 ưu tiên chính để phát triển công nghệ thông tin tại Nga gồm triển khai các dự án liên quan đến chủ quyền công nghệ, còn gọi là siêu dự án; tăng cường đội ngũ kỹ sư và triển khai công nghệ số.
Theo dự báo của Chính phủ, cho tới năm 2030 thị trường các giải pháp AI trực tiếp (các phần mềm sử dụng AI) trong nước sẽ tăng gấp 5 lần lên 69 tỷ ruble, trong đó năm 2026 ước đạt 25 tỷ ruble (hơn 274 triệu USD). Con số này của năm 2022 là 12 tỷ ruble (131,5 triệu USD).
Theo chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin, ứng dụng AI sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với những công ty nào muốn nhận được tài trợ từ ngân sách liên bang. Dự kiến trong năm 2024, Nga sẽ áp dụng thử nghiệm đối với các công ty có doanh thu năm trên 800 triệu ruble, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế và vận tải.
Video đang HOT
Từ nay đến ngày 15/4 tới, các Bộ Phát triển kinh tế, Kinh tế số, Tài chính, sẽ phải đệ trình danh mục các chỉ số cho dự án quốc gia “Nền kinh tế dữ liệu” về phát triển AI.
Nga có kế hoạch chế tạo trên 600 máy bay dân dụng hoàn toàn nội địa
Nga đang lên kế hoạch sản xuất trên 600 máy bay chở khách hoàn toàn nội địa trong 6 năm tới và sẵn sàng đầu tư để giúp các nhà sản xuất máy bay tăng quy mô.
Máy bay chở khách MC-21 của Nga. Ảnh: Sputnik
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 15/1 cho biết, Nga đang lên kế hoạch sản xuất hơn 600 máy bay chở khách hoàn toàn nội địa trong 6 năm tới và đã cho phép khai thác quỹ đầu tư quốc gia để giúp các nhà sản xuất máy bay tăng quy mô sản xuất.
Ông Mishustin nói với các phó thủ tướng trong một cuộc họp: "Trong sáu năm tới, tổng cộng hơn 600 máy bay phản lực sẽ được chế tạo hoàn toàn trong nước".
Phi đội mới của Nga sẽ bao gồm chủ yếu các mẫu SSJ-New, МС-21-310, Il-114-300, Tu-214 và Il-96-300.
Thủ tướng Mishustin nói thêm rằng việc sở hữu một đội bay hiện đại là điều quan trọng để đảm bảo các vùng đất rộng lớn của Nga được kết nối với nhau.
Thủ tướng Nga cũng cho biết chính phủ đã áp dụng một chương trình toàn diện nhằm mở rộng sản xuất máy bay, động cơ và thiết bị, có thể được tài trợ thông qua Quỹ Tài sản Quốc gia Nga. Ông nói thêm rằng các công ty sẽ có thể thu hút hơn 280 tỷ rúp (3,18 tỷ USD) cho những mục đích này trên cơ sở phải hoàn trả.
Chương trình nói trên cung cấp việc tái trang bị kỹ thuật cho các nhà máy, nâng cao năng lực sản xuất và tiến hành công việc chế tạo, bao gồm cả phát triển vật liệu mới và cơ sở linh kiện điện tử.
Thủ tướng Nga cũng nói về sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất ô tô và xe buýt trong nước trong những năm tới theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2035.
"Ngành công nghiệp ô tô Nga phải đối mặt với những nhiệm vụ lớn - trong vài năm tới chúng ta phải thúc đẩy sản xuất ô tô và xe buýt trong nước, bao gồm cả việc khởi động lại xưởng của các công ty nước ngoài đã rời Nga, cũng như thông qua việc tăng cường nội địa hóa và kích thích năng lực kỹ thuật khoa học của chúng ta, [khuyến khích] sản xuất có tính cạnh tranh", Thủ tướng Mishustin nói.
Ông cho rằng nên thiết lập việc sản xuất ô tô với hệ thống động cơ tiên tiến như động cơ điện, động cơ hybrid và động cơ hydro.
Các nước phương Tây triển khai chiến dịch trừng phạt toàn diện chống lại Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Liên minh châu Âu (EU) cấm cung cấp máy bay dân dụng và phụ tùng cho Nga và buộc các bên cho thuê phải chấm dứt hợp đồng với các hãng hàng không Nga. Dịch vụ bảo trì và bảo hiểm máy bay cũng bị cấm. Các nước EU cùng với Mỹ, Canada và một số nước khác đã đóng cửa bầu trời đối với máy bay Nga.
Một phân tích của Reuters vào tháng 12/2023 cho thấy Nga đã chi hơn 12 tỷ USD trợ cấp và cho vay nhà nước để duy trì hoạt động của ngành hàng không kể từ khi các lệnh trừng phạt chống Nga của phương Tây được áp đặt liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Vốn phụ thuộc vào máy bay do nước ngoài sản xuất, Nga phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phát triển ngành hàng không chỉ bằng các bộ phận có nguồn gốc trong nước, đồng thời sử dụng máy bay từ các bên cho thuê nước ngoài để tránh việc bị tịch thu máy bay.
Các nhà sản xuất máy bay phương Tây Airbus và Boeing đã ngừng cung cấp dịch vụ và phụ tùng thay thế vào tháng 3/2022, đồng thời ngừng hỗ trợ bảo trì thường xuyên cho hãng hàng không quốc gia Aeroflot và các hãng hàng không khác của Nga.
Kể từ đó, Nga đã chi 1,09 nghìn tỷ rúp (12,07 tỷ USD) để hỗ trợ ngành hàng không dân dụng, bao gồm sản xuất máy bay và hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không - theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính Nga và Cơ quan Kiểm toán của nước này.
Thủ tướng Nga tuyên bố vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 28/9 tuyên bố nền kinh tế nước này đang trải qua một sự chuyển đổi lớn và giai đoạn khó khăn nhất đã ở phía sau. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở Moskva ngày 23/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, tại Diễn đàn Tài chính...