Nga kiêu hãnh, Mỹ choáng váng về vũ khí siêu thanh
Nga đang dẫn đầu thế giới trong phát triển một loại vũ khí hoàn toàn mới, không giống như trong quá khứ khi họ phai đuổi theo Mỹ.
Niềm kiêu hãnh của Putin
Ngày 24/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bô Nga đã có một lợi thế mạnh trong việc phát triển vũ khí mới và đã trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới triển khai vũ khí siêu thanh.
Phát biểu tại một cuộc họp với giơi lanh đao quân đôi, ông Putin nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử, Nga đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển một loại vũ khí hoàn toàn mới, không giống như trong quá khứ khi họ phai đuổi theo Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đứng sau Mỹ trong việc nghiên cứu và sản xuất bom nguyên tử và chế tạo máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tổng thống Nga nhấn mạnh: “Hiện nay chúng ta ở trong vị thế duy nhất trong lịch sử hiện đại, khi họ (Mỹ) đang cố gắng đuổi kịp chúng ta…Không quốc gia nào có vũ khí siêu thanh, chứ đừng nói đến vũ khí siêu thanh có tầm bắn liên lục địa”.
Tổng thống V. Putin (trái) thăm triển lãm các mẫu vũ khí tương lai của Nga trước khi bước vào cuộc họp hôm 24/12
Theo hãng tin AP của Mỹ, Lầu Năm Góc và các quân chủng của Mỹ đã nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh trong những năm gần đây. Tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng My Mark Esper tuyên bố ông cho rằng “có thể mât vài năm” trước khi Mỹ có vũ khí siêu thanh. Ông đã gọi nó là một ưu tiên hàng đầu khi quân đội tập trung phát triển các năng lực vũ khí tầm xa mới.
Giới chức Mỹ cũng đã nhiều lần cảnh báo Quốc hội nước này về các tên lửa siêu thanh đang được Nga và Trung Quốc phát triển sẽ khó theo dõi và đánh bại hơn. Các quan chức Mỹ từng đề cập việc đưa một thiết bị cảm biến vào không gian để phát hiện nhanh các tên lửa của đối phương, đặc biệt là các vũ khí siêu thanh tối tân.
AP cho biết, Chính quyền Mỹ cũng có kế hoạch nghiên cứu ý tưởng bố trị thiết bị đánh chặn trong không gian, như vậy Mỹ có thể tấn công tên lửa của đối phương trong những phút đầu tiên của hành trình.
Khi được yêu cầu bình luận về những phát biểu của Tổng thống Putin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Robert Carver cho biết Lầu Năm Góc “đã xem bản tin nhưng không có gì để nói thêm liên quan đến những tuyên bố của Nga”.
Theo tiết lộ của Tổng thống Putin, đơn vị đầu tiên được trang bị tên lửa gắn thiết bị siêu thanh Avangard sẽ bắt đầu làm nhiệm vu ngay trong tuần này, trong khi các tên lửa siêu thanh Kinzhal phóng từ trên không đã được đưa vào sử dụng. Nhà lãnh đạo Nga đã lần đầu tiên nhắc đến Avangard và Kinzhal trong số các hệ thống vũ khí tiềm năng khác trong Thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018.
Ông Putin phát biểu đầy kiêu hãnh tại hội nghị ngày 24/12
Tổng thống Putin sau đó nói rằng Avangard có tầm bắn liên lục địa và có thể bay trong khí quyển với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Ông lưu ý rằng khả năng của loại vũ khí này trong việc thay đổi cả hành trình và độ cao trên đường nhắm tới mục tiêu khiến nó miễn nhiễm với khả năng đánh chặn của kẻ thù.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Đó là một vũ khí của tương lai, có khả năng xuyên thủng cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và tương lai”.
Riêng tên lửa Kinzhal, tích hợp với máy bay chiến đấu MiG-31, đã được đưa vào phục vụ trong Không quân Nga hồi năm ngoái. Tổng thống Putin cho biết tên lửa này bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, có tầm bắn 2.000 km (1.250 dặm) và có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Quân đội Nga cho biết loại tên lửa này có khả năng tấn công cả mục tiêu trên bộ và trên biển.
Thêm những con số gây choáng váng
Cũng trong bài phát biểu hôm 24/12, Tổng thống Nga Putin mô tả sự tăng cường các lực lượng NATO gần biên giới phía Tây của Nga và việc Mỹ hồi đầu năm nay rút khỏi Hiệp ước Cac lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987 nằm trong các mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với Nga. Ông cho rằng Nga phải có các vũ khí tốt nhất trên thế giới.
Tổng thống Nga nói: “Đó không phải là một ván cờ vua để có thể có kết quả hòa…Công nghệ của chúng ta phải tốt hơn. Chúng ta có thể đạt được điều đó trong các lĩnh vực quan trọng và chúng ta sẽ thành công”.
Một hệ thống tên lửa Avangard được Nga giới thiệu với Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 24/12 cho biết năm nay, quân đội Nga đã nhận được 143 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, 624 xe bọc thép, một tàu ngâm và 8 tàu chiến. Theo ông Shoigu, việc hiện đại hóa kho vũ khí của Nga sẽ tiếp tục với tốc độ nhanh chóng trong năm tới, với 22 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, 106 máy bay chiến đấu mới, 565 xe bọc thép, 3 tàu ngầm và 14 tàu chiến sẽ được đưa vào hoạt động.
Cụ thể hơn, Bộ trưởng Shoigu cho biết các lực lượng hạt nhân của Nga sẽ tiếp nhận 22 bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars và Avangard vào năm 2020. Bên cạnh đó, Hải quân Nga cũng sẽ tiếp nhận chiếc đầu tiên trong số 7 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei-A, được đặt tên là Knyaz Oleg và được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava.
Ông Shoigu nói thêm, chiếc tàu ngầm hàng đầu của lớp này, Knyaz Vladimir, đã hoàn tất thử nghiệm thành công. Trong khi đó, việc hiện đại hóa 6 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS cũng sẽ được hoàn tất trong năm tới.
Các mẫu vũ khí mới được Tổng thống Nga giới thiệu trong Thông điệp liên bang năm 2018
Tổng thống Putin lưu ý rằng việc phát triển các vũ khí tiềm tăng khác, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng Sarmat, tàu ngầm không người lái chạy bằng năng lương hạt nhân Poseidon và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik cũng đang được xúc tiến theo kế hoạch.
Riêng loại vũ khí mà phương Tây gọi là “kỳ lạ” Burevestnik đã gây ra cuộc tranh cãi đặc biệt. Theo AP, Mỹ và Liên Xô từng theo đuổi việc nghiên cứu sản xuất các động cơ tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng cuối cùng họ đã chấm dứt các dự án này vì đánh giá chúng quá nguy hiểm.
AP dẫn các nguồn tin cho rằng Nga đã tiến hành thử nghiệm Burevestnik hồi tháng 8 vừa qua tại một căn cứ hải quân ở Bạch Hải. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm đã thất bại với một vụ nổ khiến 5 kỹ sư hạt nhân và 2 quân nhân thiệt mạng, làm gia tăng nguy cơ nhiễm phóng xạ ở một thành phố gần đó. Nga không nêu tên loại vũ khí liên quan đến vụ việc, nhưng Mỹ cho biết đó là Burevestnik.
Thành Minh
Theo baodatviet.vn
Tên lửa đạn đạo Jericho-III của Israel đáng sợ thế nào?
Với tầm bắn trên 6.000km, tên lửa đạn đạo Jericho-III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Israel được đánh giá là vũ khí có đủ sức mạnh để phân định cán cân hòa bình Trung Đông.
Tuy không chính thức thừa nhận nhưng Israel vẫn được coi là một quốc gia có tiềm lực hạt nhân mạnh mẽ. Ước tính, nước này đang sở hữu 200 đầu đạn hạt nhân.
Trong số những vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thì tên lửa Jericho III là đáng sợ nhất. Vũ khí này được coi là có thể quyết định cán cân hòa bình Trung Đông.
Hệ thống tên lửa đạn đạo Jericho của Israel bắt đầu phát triển từ năm 1963 theo hợp đồng hợp tác với hãng chế tạo Pháp Dassault. Nền tảng của hệ thống này là các tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn đặt trên xe phóng di động có khả năng cơ động cao.
Từ nền tảng này, các dòng tên lửa đạn đạo Jericho I với tầm bắn 500km được ra mắt năm 1973 và Jericho II ra mắt năm 1977 với tầm bắn tăng lên tới hàng ngàn km.
Tuy vậy tới đầu thập niên 2000, Israel lại phát triển phiên bản thứ III của dòng tên lửa này.
Tên lửa mới của Israel sử dụng nhiên liệu rắn có sơ tốc cao đảm bảo để xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa trong khu vực.
Tên lửa đạn đạo Jericho III được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 17/1/2008 từ một bệ phóng ngầm.
Từ thời điểm đó, Jericho III liên tục được nâng cấp và sau vụ thử tiến hành năm 2013, tầm bắn của dòng tên lửa đạn đạo này của Israel được nhiều chuyên gia nhận định đã vượt quá ngưỡng 5.000km và có thể đạt chuẩn ICBM với tầm phóng trên 6000km.
ICBM Jericho III là tên lửa đạn đạo này có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 1.000 tới 1.300kg.
Jericho III có thể mang được đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức công phá 1 Megatone hoặc 2-3 đầu đạn có khả năng tự phân tách MIRV.
Jericho III có chiều dài khoảng 15,5-16m, đường kính thân đạt 1,56m và nặng khoảng 29 tấn.
Với tỷ lệ tương quan giữa trọng lượng và hình dáng, Jericho III có tầm bắn đạt từ 4.800km tới 6.500km tùy thuộc vào khối lượng đầu đạn mang theo, nhiều chuyên gia nhận định, ICBM của Israel như truyền thống sẽ dùng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với hiệu chính pha giữa.
Với tầm bắn và sức công phá nổi trội, tên lửa đạn đạo Jericho-III được coi là nắm đấm hạt nhân của quân đội Israel.
Việt Hùng
Theo An ninh Thủ đô
Nga sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân Nga sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới nhưng trong thời gian này sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp với Bộ Quốc phòng hôm 24/12. Tổng thống Putin cho biết, Nga sẽ thúc đẩy chế tạo "các hệ thống tên lửa có khả...