Nga kiên quyết không lùi bước, dù bị đe dọa trừng phạt
Nga chưa bộc lộ dấu hiệu “lùi bước” nào mặc dù một số nước đang phản đối hành động của nước này.
Đại sứ Mỹ, Samantha Power cho biết, tuyên bố của Nga về tình hình ở Ukraina là không đúng sự thật. Bà Power nói thêm: “Hành động quân sự của Nga không phải là một nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền mà là một sự vi phạm luật pháp quốc tế”.
Sáng thứ 2 vừa qua, tỷ giá chứng khoán toàn cầu tăng đáng kể, dấy lên lo ngại rằng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn, và các nhà ngoại giao phải tìm cách để ngăn chặn khủng hoảng leo thang.
Ngoại trưởng Anh William Hague miêu tả, đây cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của Châu Âu đầu thế kỷ 21.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, Hoa Kỳ đang xem xét một loạt các hoạt động kinh tế và ngoại giao để “cô lập Nga”. Ông cũng kêu gọi Quốc hội hợp tác với chính quyền của ông để thực hiện một gói hỗ trợ kinh tế cho Ukraina.
Theo Báo Lao động
Philippines quyết không nhượng bộ Trung Quốc
Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong bài phỏng vấn trên tờ "New York Times" của Mỹ ngày 4-2 đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới nỗ lực hơn nữa ủng hộ Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Benigno Aquino ví việc Bắc Kinh áp đặt yêu sách trên các vùng tranh chấp không khác gì hành động của Đức quốc xã trước Thế chiến thứ II.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines Benigno S.Aquino III
Thế giới cần phải lên tiếng
Tổng thống Benigno Aquino đã liên hệ việc này với thất bại của phương Tây trong việc ngăn chặn Hilter chiếm vùng đất phía tây của Tiệp Khắc vào năm 1938, trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Trong cuộc trả lời phỏng vấn dài 90 phút tại dinh Tổng thống, ông Aquino nói rằng, cũng giống như Tiệp Khắc trước đây, Philippines đang phải đối mặt với các đòi hỏi lãnh thổ từ một nước mạnh hơn mình rất nhiều, do đó, cộng đồng quốc tế cần phải ủng hộ mạnh mẽ Philippines trong việc bảo vệ sự nghiêm minh của luật pháp quốc tế.
"Nếu chúng ta đồng tình với những điều sai trái vào lúc này, thì khó mà đảm bảo rằng cái sai sẽ không trầm trọng hơn trong tương lai" - ông Aquino nói. "Khi nào thì quý vị mới nói: "Thế là đủ rồi?". Đối với tôi, thế giới phải nói lên điều đó. Hãy nhớ lại là vùng đất Sudetenland đã từng được nhượng cho Hilter nhằm ngăn chặn Chiến tranh Thế giới lần thứ II". Sudeteland là vùng lãnh thổ phía Tây của Tiệp Khắc mà châu Âu đã để yên cho nước Đức quốc xã của Hitler xâm chiếm vào năm 1938.
Gần đây khi đọc về tình trạng khó khăn của các nhà lãnh đạo Tiệp Khắc vào cuối những năm 1930, ông Aquino lưu ý rằng, vùng đất Sudetenland được nhượng lại cho Đức quốc xã vào năm 1938 nhằm ngăn ngừa Thế chiến II, nhưng nó đã không phát huy tác dụng, vì chỉ trong vòng 6 tháng, Đức đã chiếm hầu hết phần còn lại của Tiệp Khắc. Ông Aquino khẳng định, Philippines sẽ không có những nhượng bộ tương tự khi phải đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc. "Quý vị có thể có sức mạnh, nhưng điều đó không làm cho quý vị trở thành đúng đắn" - ông Aquino nhấn mạnh.
Những ý kiến của Tổng thống Philippines là một trong những cảnh báo mạnh mẽ của những nhà lãnh đạo châu Á về việc Trung Quốc tăng cường quân sự và tham vọng lãnh thổ. Hai tuần trước đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã làm nóng vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc khi so sánh quan hệ Trung - Nhật hiện nay giống như thời kỳ chuẩn bị cho Chiến tranh Thế giới thứ II. Thủ tướng Shinzo Abe đã làm nóng Diễn đàn kinh tế Davos tại Thụy Sĩ khi nói rằng Anh và Đức đã lao vào cuộc chiến năm 1914 mặc dù hai nước có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ - như Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay.
Tổng thống Philippines Benigno S.Aquino III và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
đều lên tiếng báo động về Trung Quốc
Tăng cường an ninh quốc phòng
Trong cuộc phỏng vấn, ông Aquino cho rằng Philippines và Mỹ gần đạt được thỏa thuận bị trì hoãn đã lâu về việc cho phép thêm quân đội Mỹ hiện diện luân phiên tại Philippines nhằm tăng cường an ninh của nước này. Nhưng chủ đề này vẫn còn gây tranh cãi trong giới chính trị ở Philippines do nước này từng là thuộc địa của Mỹ. Mỹ đang thúc đẩy việc đạt được thỏa thuận trên để hỗ trợ cho chiến lược tái cân bằng của nước này sang châu Á, nơi Mỹ hy vọng duy trì sự ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Đề cập những căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc, ông Aquino nói rằng, đất nước ông sẽ không từ bỏ bất kỳ một tấc lãnh thổ nào của mình trong vùng biển giữa Philippines và Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đội tàu lớn của họ để kiểm soát các rạn san hô và các hòn đảo trên Biển Đông, một chiến lược có thể tăng cường vị thế pháp lý của nước này. Cùng với đó, Trung Quốc mạnh mẽ bác bỏ việc áp dụng các điều khoản của Công ước LHQ về Luật Biển đối với nhiều rạn san hô và các hòn đảo nằm gần các nước như Philippines hơn Trung Quốc. Các quan chức tại Bắc Kinh cũng phản đối các cuộc thảo luận đa phương, muốn đàm phán song phương với từng quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, để Trung Quốc dễ dàng gây áp lực.
Trong khi Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực quân sự, ông Aquino lưu ý, chiếc máy bay chiến đấu cuối cùng của Philippines đã được cho "nghỉ hưu" vào năm 2005. Hầu hết đội tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân quy mô nhỏ của nước này có từ thời Thế chiến II.
Tàu Trung Quốc áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư - tranh chấp với Nhật Bản
Không xin lỗi
Mối quan hệ căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc không chỉ là những tranh cãi chủ quyền trên biển. Chính quyền đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) hôm 5-2 đã bắt đầu áp dụng lệnh trừng phạt giai đoạn 1 đối với Philippines. Theo đó, Hồng Kông sẽ tạm dừng chế độ miễn thị thực trong 14 ngày đối với khoảng 700-800 nhân viên công vụ và ngoại giao người Philippines đến đặc khu này mỗi năm.
Lệnh trừng phạt trên được đưa ra với lý do, Philippines chưa xin lỗi và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của gia đình các nạn nhân người Hồng Kông bị thương vong trong vụ bắt cóc trên xe buýt xảy ra tại thành phố Manila vào năm 2010. Do cách giải quyết không hợp lý của cảnh sát Philippines trong vụ bắt cóc con tin trên, nên 8 người Hồng Kông đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương.
Phản ứng trước lệnh trừng phạt trên, ông Aquino nói rằng ông không có ý định xin lỗi Hồng Kông vì làm như vậy có thể tạo ra trách nhiệm pháp lý. Theo ông Aquino, Trung Quốc đã không trả tiền bồi thường cho gia đình người Philippines thiệt mạng trong vụ bạo lực đó.
Bắc Kinh "phản pháo"
Ngày 6-2, Tân Hoa xã đã cho đăng bài bình luận mô tả phát biểu của ông Aquino về Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ là vô nghĩa và nó đã "phơi bày chân tướng của ông ta như một nhà chính trị nghiệp dư, không biết gì về cả lịch sử và hiện tại" - "Tổng thống Philippines Benigno Aquino, người đã có cách tiếp cận vụ tranh chấp một cách kích động, chưa bao giờ là một chính trị gia giỏi và khôn khéo trong khu vực" - Tân Hoa xã viết. Hãng thông tấn Trung Quốc cũng chỉ trích ông Aquino "gia nhập hàng ngũ với Thủ tướng thất sủng Nhật Bản Shinzo Abe" và "làm lãng phí cơ hội cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh viện trợ cho Philippines sau cơn bão Hải Yến".
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Sonny Coloma khẳng định, ông Aquino chỉ trích dẫn thực tế lịch sử và không nhằm mục đích xúc phạm Trung Quốc.
Theo ANTĐ
Mỹ quyết không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Senkaku Tạo chí quân sự nổi tiếng của Canada là Kanwa Defence Review tiết lộ, đầu tháng 4 vừa qua Mỹ và Nhật Bản đã bí mật triệu tập hội nghị thảo luận về vấn đề chiến thuật tác chiến phòng thủđảo Điếu Ngư/Senkaku. . Đây là lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản chính thức đặt ra tưởng định và xây dựng kế...