Nga kích hoạt Iran sau khi làm nóng phương Tây tứ phía
Sau hành động quyết liệt tại Baltic và Bắc Cực, Nga tiếp tục kích hoạt Iran bằng những kế hoạch khủng khiến phương Tây “mất ngủ”.
Kích hoạt Iran
Theo Sputniknews, hiện nhà máy cơ điện Kupol của Nga đang tiến hành đàm phán với đối tác Iran về việc nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor-M1 của nước này.
Nếu hai bên đi đến được thống nhất, Moskva sẽ cung cấp cho Tehran các phụ tùng thay thế và giúp huấn luyện kỹ thuật viên tên lửa.
Theo ông Vyacheslav Kartashov, phụ trách các hợp đồng chính phủ và hợp tác kỹ thuật quân sự của Nhà máy Kupol, mặc dù hiện nay các chuyên gia của Iran đã “vận hành một cách thành thạo” các hệ thống Tor-M1 và có đủ khả năng bảo dưỡng chúng, tuy nhiên hợp tác với Nga để nâng cấp hệ thống Tor-M1 là cần thiết với Iran.
Iran trang bị Tor-M1 làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở nhà nước và quân sự của mình nhằm chống lại các cuộc tấn công từ trên không.
Tor-M1 đối phó cực kỳ hiệu quả với các loại nhiễu tiêu cực và tích cực, cũng như có khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết nhờ được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar quang học cùng máy tính kỹ thuật số, thùng phóng kèm đạn tên lửa, hệ thống phát nguồn cơ hữu.
Phân đội Tor-M1 được chỉ huy hiệp đồng chiến đấu bằng xe chỉ huy đồng bộ 9S737M. Hệ thống có thể phát hiện và nhận diện cùng lúc 48 mục tiêu ở cự ly tối đa 12km và có thể bám sát cùng lúc 10 mục tiêu.
Được biết, hồi tháng 1/2007, Nga đã hoàn thành việc cung cấp 29 hệ thống Tor-M1 cho Iran. Tuy nhiên, sự hợp tác quốc phòng giữa hai bên đã bị đóng băng vì lệnh trừng phạt của liên Hợp Quốc với chương trình hạt nhân của Tehran.
Cụ thể, tháng 9/2010, ông Dmitry Medvedev, khi đó là Tổng thống Nga, đã ký sắc lệnh “Về các biện pháp để thực hiện nghị quyết 1929 ngày 9/6/2010 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Trong sắc lệnh này ông Dmitry Medvedev đã trích dẫn nguyên văn phần chỉ dụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bổ sung thêm vào đó lệnh đóng băng thương vụ hệ thống S-300PMU1 với Iran (hợp đồng đã được hai bên ký kết hồi năm 2005 cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn S-300PMU1).
Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt do Mỹ và phương Tây áp đặt với Nga trong thời gian qua khiến Iran được hưởng lợi.
Cụ thể, ngày 21/1 vừa qua, trang mạng Bô Quôc phong Iran cho biết: “Iran và Nga đã quyết định giải quyết vấn đề tên lửa S-300″.
Trong bối cảnh Mỹ và NATO liên tục gây sức ép, thực hiện hợp đồng cung ứng S-300 cho Iran phù hợp với lợi ích của cả hai bên.
Video đang HOT
&’Israel không phải là đối thủ’
Những tín hiệu tích cực từ phía Nga với Iran trong hợp tác quốc phòng đã khiến cho Iran tự tin hơn rất nhiều khi nói về căng thẳng với Israel. Cụ thể, theo Press TV hôm 31/1, một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã tuyên bố chế độ Israel “quá tầm thường” nên không thể được coi là một mối đe dọa đối với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Ông Hossein Salami cho biết những hành động của Tel Aviv có thể tác động đến phản ứng của Tehran với vụ sát hại một tướng quân đội Iran trong cuộc không kích nhằm vào lãnh thổ Syria hồi giữa tháng 1/2015. Được biết, hiện ông Hossein Salami là nhân vật số hai trong IRGC.
Tuyên bố trên được tướng Hossein Salami đưa ra sau khi hôm 18/1, sáu tay súng Hezbollah và thiếu tướng Mohammad Ali Allahdadi thuộc IRGC đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel xuống phần lãnh thổ do Syria quản lý ở cao nguyên Golan.
Sau đó, Hezbollah đã đáp trả bằng cách dùng tên lửa chống tăng tấn công một xe quân sự của Israel gần biên giới với Lebanon, khiến 2 binh sĩ Israel thiệt mạng. Lập tức Israel đáp trả bằng nhiều đợt pháo kích vào miền nam Lebanon khiến 1 binh sĩ Tây Ban Nha thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở đây thiệt mạng.
Hệ thống Tor-M1
Phương Tây &’rối loạn’
Trước khi quyết định nối lại các hợp đồng còn dở dang với Iran, Nga đã khiến phương Tây phải “rối loại” với loạt quyết định của mình.
Theo thông báo của NATO chỉ tính trong cuối năm 2014, liên tiếp trong thời gian cuối năm, trên Đại Tây Dương, biển Bắc, biển Đen và biển Baltic, họ đã phát hiện một số lượng lớn máy bay ném bom, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu Nga trong không phận quốc tế.
Cụ thể, trên biển Bắc và Đại Tây Dương, 8 máy bay Nga lập đội hình bay về phía biển Na Uy và vào không phận quốc tế.
Khi bị không quân Na Uy điều chiến đấu cơ F-16 ngăn chặn, 6 trong số 8 chiếc này quay lại. 2 máy bay ném bom Tu-95 Bear H tiếp tục bay trên bờ biển Na Uy, sau đó bị máy bay Anh theo dõi chặt.
Bốn máy bay khác của Nga, bao gồm 2 máy bay ném bom và 2 chiến đấu cơ, bị phát hiện trên biển Đen và bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ giám sát.
Ngoài ra còn có ít nhất 7 máy bay Nga bị chặn trên biển Baltic vào cuối tháng 10, trong đó có 4 chiến đâu cơ Su-24, 2 chiếc MiG-31 và 1 máy bay Su-27. Số máy bay này bị máy bay Đức, Đan Mạch và máy bay của 2 nước không phải thành viên NATO là Thụy Điển và Phần Lan theo dấu.
Dù chúng không xâm phạm chủ quyền của quốc gia châu Âu nào nhưng theo Trung tá Jay Janzen, phát ngôn viên của NATO tại Bỉ, quy mô và lịch trình các chuyến bay chắc chắn là một hoạt động đáng ngờ.
Giới chức Mỹ tin rằng các máy bay kể trên được triển khai nhằm biểu dương lực lượng của Nga nhưng NATO vẫn nâng cao cảnh giác vì máy bay Nga lượn lờ tới tận những khu vực xa xôi như Bồ Đào Nha. Cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2014, các máy bay chiến đấu của NATO cũng phải chặn một máy bay do thám của Nga xâm phạm không phận Estoni ở biển Baltic.
Mới đây nhất là ngày 23/1, Không quân Latvia cho biết: “Máy bay bảo vệ không phận các quốc gia thành viên NATO ở Baltic đã phải cất cánh để đánh chặn máy bay IL-20 thuộc lực lượng vũ trang Liên bang Nga”. Trước thông tin này, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin gì.
Không chỉ khiến phương Tây &’rối loạn’ tại Baltic mà Nga còn khiến phương Tây &’choáng váng’ với loạt quyết định của mình tại Bắc Cực. Cụ thể, hồi cuối tháng 1 vừa qua, Nga còn quyết định tăng cường sức mạnh quân sự tại Bắc Cực bằng việc triển khai hệ thống phòng không S-400 tại đây. Trước khi có quyết định này, hồi tháng 12/2014, Moskva đã chính thức đưa Bộ tư lệnh Bắc Cực đi vào hoạt động.
Trong tháng 9/2014, các tàu của Hạm đội Biển Bắc được các tàu phá băng hộ tống đã vận chuyển đến đảo này một phân đội đặc biệt gồm 150 người, 40 phương tiện kỹ thuật và các trang thiết bị chuyên dụng để sửa chữa sân bay. Khi sân bay này được sửa chữa xong, nó có thể tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76 và “Antei” và có thể sử dụng quanh năm.
Như vậy số lượng quân nhân và phương tiện kỹ thuật bố trí ở đây có thể tăng lên nhiều lần trong trường hợp cần thiết. Tất cả các động thái trên của Nga gây sự chú ý cho dư luận quốc tế.
Ngoài ra, Nga đã quyết định thay toàn bộ tiêm kích hạm trên tàu sân bay Kuznetsov. Theo thông tin được Tổng công ty chế tạo máy bay Nga RSK MiG cho biết, cuối năm 2014 nhà sản xuất này đã chuyển giao cho Hải quân Nga 10 tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB.
Hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và RSK MiG cung cấp tiêm kích MiG-29K được ký kết hồi năm 2012, theo nội dung hợp đồng, nhà sản xuất RSK MiG sẽ chuyển giao cho Quân đội Nga 20 MiG-29K một chỗ ngồi và 4 MiG-29KUB hai chỗ ngồi.
Tất cả các máy bay MiG-29K/KUB của Nga sẽ được biên chế cho Trung đoàn không quân trên hạm 279 của Hải quân Nga triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang biên chế tại Hạm đội phương Bắc. Hạm đội Phương Bắc nổi tiếng với những phương tiện hạt nhân. Khoảng 2 phần 3 lực lượng hạt nhân của Hải quân Nga trong biên chế của hạm đội này.
Không chỉ tăng cường lực lượng tiêm kích hạm, ngày 22/4/2014, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố thành lập hệ thống căn cứ thống nhất cho tàu nổi và tàu ngầm thế hệ mới ở khu vực Bắc Cực.
Tuyên bố này được ông Putin đưa ra tại phiên họp của Hội đồng an ninh về thực hiện chính sách nhà nước ở Bắc Cực vì lợi ích an ninh quốc gia.
Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực sẽ là một trong những ưu tiên của Bộ Quốc phòng trong những năm tới. Trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015, theo kế hoạch, các đơn vị quân đội Nga ở Bắc Cực sẽ hoàn tất việc hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động.
Israel gặp khó thế nào nếu không kích Iran?
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Nga tiếp tục dụng chiêu bên miệng hố chiến tranh với Anh
Chiến lược bên miệng hố chiến tranh của Nga đã chạm đến nước Anh sau khi lần lượt sử dụng tại các vùng biển Bắc, Đại Tây Dương và Bắc Cực.
Triệu đại sứ Nga
Theo Sputnik, ngày 29/1, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh Simon Fraser đã triệu Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko tới để phản đối vụ 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược của quân đội Nga đã gây nguy hiểm cho hoạt động của hàng không dân dụng Anh.
Vụ việc khiến Anh phải triệu đại sứ Nga diễn ra hôm 28/1, khi đó London đã phải huy động chiến đấu cơ Typhoon để ngăn chặn 2 máy bay Tu-95 Bear của Moscow bay qua không phận eo biển Manche, động thái được cho là "một sự leo thang đáng kể" và đánh dấu sự thay đổi chiến lược khi trước đây máy bay Nga chỉ áp sát không phận Scotland.
Theo ông Simon Fraser, động thái của Moscow hết sức nguy hiểm vì các chuyến bay dân dụng tới Anh phải định tuyến lại và máy bay Nga tắt bộ thu phát tín hiệu nên chỉ có thể bị phát hiện bởi radar quân sự.
Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố: "Các máy bay Nga làm gián đoạn hàng không dân dụng. Đó là lý do tại sao chúng tôi triệu tập Đại sứ Yakovenko để giải thích rõ mọi chuyện".
Chiến đấu cơ Typhoon hộ tống máy bay Tu-95
Về phần mình, Đại sứ Alexander Yakovenko khẳng định, sự lo lắng của phía Anh là khó hiểu, vì 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược của Nga đang thực hiện các phi vụ tuần tra thông thường trên vùng biển Đại Tây Dương.
Chuyến bay này (cũng như các chuyến bay thông thường khác của máy bay quân sự Nga) được thực hiện đúng theo các quy định của luật pháp quốc tế và không vi phạm bất cứ không phận của quốc gia nào, do đó nó không thể bị coi là một mối đe dọa, cản trở hay làm mất ổn định được.
Phát ngôn viên không quân Nga, Đại tá Igor Klimov, khẳng định 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đang thực hiện chuyến bay tuần tra theo kế hoạch kéo dài 19 tiếng trên Bắc Đại Tây Dương và không vi phạm quy tắc quốc tế cũng như biên giới của quốc gia nào.
Đại tá Klimov cho biết thêm, máy bay của Nga đã bị các máy bay chiến đấu Typhoon của Anh, F-16 của Na Uy và Mirage của Pháp áp tải trong các đoạn lộ trình khác nhau trong suốt hành trình này.
Cầu cứu Mỹ
Trước khi máy bay Nga áp sát không phận Anh, ngày 9/1, Bộ Quốc phòng Anh vừa phải cầu viện Mỹ giúp truy lùng một chiếc tàu ngầm lạ (nghi ngờ của Nga) ở ngoài khơi bờ biển Scotland.
Để thực hiện cuộc truy tìm này, hai chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm của Hải quân Mỹ đã được triển khai tiến hành tuần tra chống ngầm ở Bắc Đại Tây Dương trong tuần này, để theo dõi một chiếc tàu ngầm của Nga. Ngoài ra, một chiếc khinh hạm của hải quân Anh cũng được triển khai tham gia cuộc truy tìm này.
Sự xuất hiện của chiếc tàu ngầm bí ẩn ngoài khơi Scotland được truyền thông Anh cho rằng có thể có liên quan đến việc một trong những chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard của Hải quân Anh được cho là vừa triển khai hoạt động từ căn cứ hải quân Faslane ở Gare Loch.
Việc Anh phải cầu viện lực lượng Mỹ truy tìm tàu ngầm lạ cho thấy, năng lực yếu kém của hạm đội săn ngầm của Hải quân Hoàng gia Anh, nhất là sau khi nước này hủy bỏ kế hoạch trang bị phi đội máy bay trinh sát Nimrob trị giá 4 tỷ bảng cho hải quân vào năm 2010.
Theo nguồn tin trên, ngay từ khi Anh chưa lên tiếng về vụ tàu ngầm lạ thì những chiếc máy bay trinh sát hải quân của Mỹ đã thực hiện 2 phi vụ mỗi ngày kể từ ngày đầu năm mới, cùng với chiếc khinh hạm chống ngầm HMS Somerset của Anh để đề phòng những mối nguy hiểm từ lòng biển với nước Anh.
Nga tái khẳng định: T-50 mạnh hơn F-22
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
3 chiến tuyến địa chiến lược Nga đối phó NATO Học thuyết quân sự mới của Nga được Tổng thống Vladimir Putin ký gần đây cho các lực lượng vũ trang, ngoài xác định việc mở rộng NATO và những nỗ lực gây bất ổn Nga và các nước láng giềng là những nguy cơ an ninh lớn nhất, còn kêu gọi tăng cường 3 mặt trận địa chính trị mà Moskva xem...