Nga kí hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11?
Nga và Trung Quốc có thể chính thức ký hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 vào tháng tới.
Gần đây, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khi trao đổi với hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết, tháng 11 năm nay sẽ khai mạc hội nghị uỷ ban hợp tác hỗn hợp công nghệ quân sự Trung-Nga.
Trả lời câu hỏi liệu hai bên có ký hợp đồng trong tháng 11 tới không, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, ông hy vọng hai bên có thể ký hợp đồng. Hiện nay hai bên đã nhất trí một số điều khoản trong hợp đồng (gồm cả về giá) này.
Video đang HOT
Tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35S.
Theo thông tin không chính thức, trong giai đoạn đầu Trung Quốc có kế hoạch mua 24 chiếc Su-35 mang “màu sắc” Trung Quốc (đáp ứng yêu cầu riêng của không quân Trung Quốc).
Chuyên gia Trung Quốc thừa nhận, bằng cách phân tích các công việc đã được hoàn thành gần đây có thể đưa ra kết luận rằng, máy bay chiến đấu Su-35 có tính năng kỹ thuật bay ưu việt hơn nhiều so với máy bay chiến đấu cùng loại đang phục vụ khác, có thể thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu hơn, thực hiện một số nhiệm vụ chiến thuật kỹ thuật.
Máy bay Su-35 có tính năng tiềm tàng tốt hơn so với tất cả máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và thế hệ 4 của châu Âu và Mỹ, bao gồm Rafale, EF2000 Typhoon và biến thể nâng cấp F-15, F-16, F-18. Thậm chí còn có thể là ưu việt hơn cả máy bay chiến đấu F-22A tiên tiến nhất của quân đội Mỹ.
Ngoài Su-35, tính đến nay Trung Quốc là khách hàng nước ngoài lớn nhất của máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30. Tổng cộng Nga đã bán cho Trung Quốc 281 máy bay chiến đấu kiểu này. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn “láu cá” sao chép không phép công nghệ Su-27/30 để tạo ra các mẫu J-11, J-15, J-16.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc ngừng sản xuất máy bay chiến đấu J-15, J-16 do vấn đề động cơ
Theo nguồn tin từ tạp chí Military-Industrial Courier có trụ sở tại Moscow, Trung Quốc không thể sản xuất thêm các loại máy bay tiên tiến như J-15 do thiếu nguồn cung động cơ.
Trung Quốc hiện không có khả năng sản xuất thêm chiến đấu cơ J-11B do nhiều vấn đề gặp phải với động cơ WS-10A. Đây cũng là loại động cơ trang bị trên J-15 và J-16, dòng máy bay được thiết kế để sử dụng trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Theo nhiều nguồn tin, động cơ WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất thường gặp phải các vấn đề kĩ thuật và quân đội Trung Quốc dường như đã mất kiên nhẫn với việc này. Số lượng động cơ WS-10A được gửi trả lại nhà máy thậm chí còn lớn hơn số lượng động cơ sản xuất mới. Công ty Shenyang Liming Aircraft Engine Company chịu trách nhiệm sản xuất WS-10A cũng không hề làm rõ nguyên nhân hư hỏng của động cơ trong khi rất nhiều máy bay của Trung Quốc đang sử dụng động cơ này.
Động cơ WS-10A do Trung Quốc tự sản suất
Cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đề nghị thay thế động cơ WS-10A bằng động cơ AL-31F do Nga sản xuất. Tuy nhiên, Nga chỉ đồng ý cung cấp động này với số lượng có hạn, chính vì vậy, Trung Quốc không thể tiến hành sản xuất số lượng lớn các chiến đấu cơ J-15 và J-16. Lựa chọn duy nhất hiện nay của Trung Quốc chỉ là sản xuất cầm chừng cho đến khi các kĩ sư thiết kế được một loại động cơ thích hợp.
Theo các chuyên gia quốc phòng Trung Quốc nhận định ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay ở Trung Quốc đang thiếu đi sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, khiến nước này khó có thể chế tạo được một động cơ chất lượng cao. Ngay cả khi phát hiện ra lỗi của động cơ, Uỷ ban Quân đội Trung ương Trung Quốc vẫn sẽ khuyến khích không quân dùng các động cơ nội địa.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nga phàn nàn chuyện Trung Quốc sao chép chiến đấu cơ Nga đã có phản ứng về việc Trung Quốc chế tạo chiến đấu cơ đa năng J-16 dựa trên thiết kế máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga mà không được phép. J-16 trong một cuộc thử nghiệm. Theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review, sau khi một bức ảnh vệ tinh tiết lộ rằng Tập đoàn máy bay Thẩm Dương của...