Nga khuyên người Kurd quên Mỹ, về với Syria
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng cơ chế đối thoại của người Kurd với chính phủ Damascus để tiến tới hòa giải dân tộc.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 17/4 cho biết, Moscow tin rằng chính phủ Syria hợp pháp nên áp đặt quyền kiểm soát đối với khu vực Đông Bắc Syria càng sớm càng tốt.
“Cần phải giải quyết vấn đề liên quan đến chủ quyền đất nước, phía Đông Bắc Syria, tính từ bờ trái của sông Euphrates cần phải thuộc quyền kiểm soát của chính quyền hợp pháp tại Damascus. Đây là sự toàn vẹn lãnh thổ mà quốc gia cộng hòa nào cũng phải đảm bảo” – Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Ông Lavrov phân tích, cần phải có cơ chế đối thoại giữa người Kurd – chính phủ Damascus. Điều này là tối quan trọng với an ninh Syria. Cơ chế đối thoại này đảm bảo quyền lợi của người Kurd như một thực thể hợp pháp trong lòng chính quyền Syria, cũng như giải quyết các mâu thuẫn giữa Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới phía Đông Bắc nước này.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Nga nói về sự cần thiết của các cuộc đối thoại giữa Damascus và người Kurd tại Syria. Hiện tại, lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) đang là nòng cốt chủ lực của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.
Lực lượng SDF với trang bị hiện đại do Mỹ tài trợ
Chính quyền Washington trong nhiều năm qua đã không tiếc tiền của hỗ trợ cho SDF trở thành một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất nhì Syria, kiểm soát vùng đất rộng lớn toàn bộ phía Đông quốc gia này, tính từ bờ trái sông Euphrates, ước tính khoảng 30% diện tích lãnh thổ.
Việc Mỹ hậu thuẫn SDF mang lại lợi ích lớn lao. Họ kiểm soát hoàn toàn các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu quy mô lớn của Syria, các công ty của Mỹ làm ăn và kiếm đậm tiền ở khu vực này. Đồng thời thông qua SDF, Mỹ tạo ảnh hưởng lớn ở Syria và cả khu vực các nước Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordan…
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi Mỹ tuyên bố rút quân, số phận của lực lượng SDF đang là một dấu hỏi lớn: Mỹ có tiếp tục hậu thuẫn về tài chính, trang thiết bị quân sự cho SDF hay không? Và SDF có thể trở thành một lực lượng dân chủ hợp pháp ở Syria, hay bị xem xét là một tổ chức khủng bố bất hợp pháp?
Mối quan hệ giữa người Kurd và chính quyền Damascus đã có nhiều khởi sắc trong vài tháng qua. Hồi đầu năm 2019, YPG đã trao trả quyền kiểm soát tại thành phố chiến lược Manbij cho chính quyền Syria. Đây được cho là tín hiệu đầu tiên để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai lực lượng. Tiếp nối thành công ở Manbij, YPG và Damascus đàm phán về quyền kiểm soát Raqqa.
Bước đột phá tiếp theo diễn ra khi Damascus và SDF tiến hành buôn bán dầu khí, năng lượng. Damascus chi trả bằng tiền hoặc hàng hóa cho các khoản nhiên liệu mà họ mua của SDF. Điều này cho thấy chính quyền Syria có sự tôn trọng nhất định với khu vực mà SDF đang kiểm soát.
Quân Mỹ trong một căn cứ tại miền Đông Syria
Rào cản duy nhất cho hòa giải dân tộc đến thời điểm này là Washington vẫn đang duy trì ảnh hưởng đến SDF. 2000 quân Mỹ vẫn đang đóng ở miền Đông Syria, và hàng trăm chuyến xe viện trợ vẫn đang đổ về khu vực này tài trợ cho SDF hàng tháng.
Damascus và SDF đã có những cuộc trao đổi đầu tiên, dưới sự trung gian hòa giải là Nga. Tuy nhiên, người Kurd đang theo đuổi kế hoạch yêu cầu thay đổi Syria trở thành nhà nước liên bang. Tuy nhiên Syria và Nga không đồng ý cho điều này.
Giới phân tích cho rằng yêu sách của người Kurd lúc này đang chịu ảnh hưởng lớn từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Nga đang muốn chứng minh cho SDF và người Kurd hiểu rằng chỉ có một chính phủ duy nhất ở Syria, được xây dựng trên lộ trình hòa giải chính trị và sắc tộc đã được các bên liên quan vạch ra, thể hiện qua Ủy ban Hiến pháp được thành lập cuối năm 2018.
Vì thế, lựa chọn có lợi nhất của SDF lúc này là ngồi vào bàn đàm phán, lựa chọn trở thành một phần hợp pháp của đất nước Syria, giữ các quyền tại Quốc hội, tham gia bầu cử lựa chọn nhà lãnh đạo thực sự, hoặc trở thành thế lực chống đối ngoài vòng pháp luật.
Các lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn giải pháp đối thoại và có dấu hiệu hòa hợp với Damascus ở phía Bắc Syria, cùng sát cánh chống lại khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham ở Idlib. Đây là bài học mà SDF nên học tập, nếu không muốn trở thành mục tiêu đối đầu của cả quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Syria.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Lực lượng thân Mỹ tính thả hàng nghìn tay súng IS
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn được cho là bàn về khả năng có thể thả khoảng 3.200 tù nhân IS mà họ đang giam giữ, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho Lầu Năm Góc rút quân khỏi Syria ngay lập tức.
Lực lượng SDF ở Syria (Ảnh: AFP)
Theo New York Times, các quan chức hàng đầu của SDF ngày 20/12 dường như đang bàn bạc về khả năng có thể thả khoảng 3.200 tù nhân IS mà họ bắt giữ trong cuộc chiến chống lại những kẻ cực đoan tại Syria.
SDF hiện đang bắt giữ 1.100 tay súng IS và quản thúc 2.080 thân nhân của những kẻ này, theo số liệu thống kê của tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria.
Lý do SDF đột ngột bàn tính về quyết định này được cho là do họ muốn chuẩn bị toàn bộ lực lượng để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ khi Mỹ rút quân khỏi Syria.
Dù là đồng minh NATO thân thiết, nhưng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại bất đồng trong quan điểm về người Kurd. Trong khi Washington hậu thuẫn lực lượng dân quân người Kurd, thành phần nòng cốt của SDF trong cuộc chiến chống IS, thì Ankara lại xếp nhóm này vào danh sách khủng bố và không ít lần dọa tấn công và "chôn vùi" SDF.
Ngày 19/12, Tổng thống Trump ra lệnh rút quân Mỹ về nước ngay lập tức. Động thái này được cho là có lợi cho Ankara nhưng lại khiến người Kurd "hoang mang" về tương lai của họ.
"Kịch bản tốt nhất là SDF bàn giao những tay súng này cho chính phủ Damascus. Nếu chúng thực sự lọt ra ngoài, đó sẽ là một thảm họa thực sự và mối đe dọa nghiêm trọng tới châu Âu", một quan chức Phương Tây ẩn danh bình luận với New York Times.
Quyết định của ông Trump được cho là đã "phớt lờ" không chỉ đồng minh người Kurd mà dường như ông đã không hỏi qua ý kiến đóng góp từ các trợ lý. Một số chính trị gia Washington đã tỏ ra phẫn nộ với quyết định này, quan ngại rằng việc ông Trump rút khỏi Syria sẽ làm thay đổi toàn bộ chính sách Trung Đông của Mỹ.
Almasdar News ngày 20/12 đưa tin, SDF dường như bắt đầu liên lạc với chính phủ Syria để tổ chức các cuộc gặp cấp cao về tình hình khu vực phía bắc nước này khi Mỹ rút quân.
Một nguồn tin cho biết phái đoàn SDF đã tới Damascus bàn về chiến dịch mà Ankara sắp thực hiện trong thời gian tới ở phía đông sông Euphrates. Tuy nhiên, chưa có thỏa thuận nào được thiết lập giữa 2 bên.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Theo BI
Thổ Nhĩ Kỳ không nể mặt Mỹ, nã pháo vào lực lượng người Kurd ở Syria Ngày 28/10 quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào các vị trí của lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn tại phía Đông Bắc Syria, bên bờ Đông sông Euphrates, gây ra một đợt căng thẳng mới tại biên giới. Hãng thông tấn chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào các chiến hào...