Nga khuyên Đông Nam Á nên trung thành với dòng Su-30
Vừa qua, bên lề Triển lãm hàng không LIMA-2013 tổ chức ở Malaysia xuất hiện một số thông tin về việc trong tương lai, nước chủ nhà có ý định mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.
Về vấn đề này, vừa qua ông Victor Komardin – Phó Tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport cho biết, một quốc gia nhỏ bé ở Đông nam Á như Malaysia không nên mua sắm và trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như T-50, nước này nên tiếp tục mua máy bay chiến đấu loại cải tiến của Su-30MKM.
Ông thẳng thắn chỉ ra: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tuần hành siêu âm tầm xa như T-50 chẳng có quan hệ gì với các quốc gia nhỏ bé như Malaysia. Những loại máy bay này là sự lựa chọn đương nhiên đối với các cường quốc như Nga, Mỹ…, chúng tôi cần một loại máy bay có khả năng hành trình siêu âm trong suốt hành trình tầm xa. Nhưng với những nước nhỏ ở khu vực Đông nam Á, tôi cho rằng điều này là không cần thiết”.
Ông Komardin nói tiếp: “Chúng tôi sẽ đưa ra phiên bản cải tiến rất sâu của Su-30MKM”, loại máy bay này có rất nhiều ưu điểm nổi bật, chắc chắn nó sẽ được các phi công Malaysia hoan ngênh nhiệt liệt”. Su-30MKM rất dễ thao tác, tốc độ và khả năng linh hoạt cao với đa chủng loại vũ khí, phù hợp với những nước có định hướng xây dựng không quân để bảo vệ quốc gia chứ không phải là tấn công tầm xa.
Video đang HOT
Hiện nay, khu vực Đông nam Á có 1 số nước đã sở hữu máy bay chiến đấu dòng Su-30, thậm chí 1 nước ngoài khu vực có nền không quân phát triển như Ấn Độ cũng lên kế hoạch sở hữu đến gần 400 chiếc Su-30MKI đã chứng tỏ tính năng ưu việt của nó. Vì vậy, lựa chọn loại máy bay này chính là tương lai của Đông nam Á.
Được biết, hiện không quân Malaysia đã sở hữu 18 chiếc Su-30MKM và đang có ý định mua thêm để nâng chất tiềm lực không quân của mình. Song song với hợp đồng bán máy bay, Nga còn xây dựng ở quốc gia này một Trung tâm sửa chữa kỹ thuật và một Trung tâm huấn luyện bay rất bề thế.
Theo ANTD
Mỹ tính toán gì khi mua tới 30 trực thăng Mi-17 của Nga?
Ngày 04-4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ có kế hoạch gạt bỏ lệnh cấm của Quốc hội để mua 30 chiếc trực thăng từ công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga, bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp Mỹ, những người đã cáo buộc công ty này đã trang bị cho quân chính phủ Syria phạm những tội ác tàn bạo đối với thường dân.
"Bộ Quốc phòng đã thông báo với Quốc hội về kế hoạch ký hợp đồng với Rosoboronexport mua thêm 30 chiếc trực thăng Mi-17 để hỗ trợ Liên đội tác chiến đặc biệt thuộc các Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan (ANSF)," phát ngôn viên Lầu Năm Góc James Gregory cho biết.
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2013, được Quốc hội phê chuẩn vào năm ngoái, bao gồm một sửa đổi cấm các hợp đồng tài chính giữa Mỹ và công ty Rosoboronexport, trừ khi Bộ trưởng quốc phòng xác định những thỏa đó có lợi cho an ninh quốc gia.
"Dựa vào thời điểm hiện tại, bộ quốc phòng đã xác định Rosoboronexport là công ty khả thi duy nhất đáp ứng được các yêu cầu của ANSF" về máy bay trực thăng, ông Gregory nói. Theo ông, trực thăng của Nga "rất phù hợp với những môi trường khắc nghiệt" như ở Afghanistan.
Tổng giá trị hợp đồng là 690 triệu USD, hầu hết số tiền này sẽ được chuyển cho nhà sản xuất vũ khí này của Nga, ông cho biết thêm.
Theo ông Gregory, nhiều binh lính Afghanistan đã được huấn luyện để vận hành trực thăng của Nga. Nên việc chuyển sang huấn luyện vận hành một loại trực thăng mới có thể làm chậm khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên đội trực thăng của họ ít nhất 3 năm.
Máy bay trực thăng Mi-17 của Nga
Hồi tuần trước, một nhóm nghị sĩ thuộc cả hai đảng của Quốc hội Mỹ đã viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, trong đó họ đã phản đối mối quan hệ thương mại đang diễn ra giữa các công ty vũ khí của Nga và Lầu Năm Góc. Họ cho rằng, mối quan hệ này không có lợi cho an ninh quốc gia, và rằng Nga tiếp tục thông qua Rosoboronexport cung cấp vũ khí cho chế độ Bashar al-Assad ở Syria sát hại dân thường.
"Phản đối là dễ hiểu, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cần những hợp đồng bán trực thăng, nhưng xét về giá cả, trực thăng của Nga là một hợp đồng tốt hơn," ông Simon Saradzhyan, một chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Khoa học và Quốc tế Belfer, Đại học Harvard, cho biết hôm 04-4.
Theo ông, trực thăng của Nga nói chung không phức tạp hay hiện đại như những trực thăng được sản xuất tại Mỹ và chúng lại rẻ và dễ bảo dưỡng hơn, khiến chúng phù hợp hơn cho các lực lượng an ninh Afghanistan sử dụng.
Trong thư gửi Bộ trưởng Hagel, các nhà lập pháp đã chất vấn Lầu Năm Góc có những biện pháp gì để xem xét các nhà cung cấp trực thăng thay thế. Họ cũng yêu cầu bộ quốc phòng chuẩn bị một báo cáo chi tiết và trình lên Quốc hội trước khi có thêm bất kỳ động thái nào về hợp đồng này.
Về vấn đề này, phát ngôn viên Gregory cho biết, ông Hagel đã nhận được lá thư này và cho biết "tất nhiên ông (Hagel) sẽ trả lời".
Theo ANTD
Các địa điểm tên lửa Triều Tiên đã rục rịch Quân đội Hàn Quốc đã phát hiện các hoạt động gia tăng tại các địa điểm tên lửa tầm trung và tầm xa của CHDCND Triều Tiên vào hôm nay, 29.3, vài giờ sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh cho các tên lửa sẵn sàng tấn công Mỹ. Hãng Yonhap dẫn nguồn tin quân sự cho biết "các hoạt động...