Nga khuyến cáo EU phải chịu trách nhiệm nếu quan hệ đổ vỡ
Ngày 8/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã khuyến cáo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell rằng EU sẽ phải gánh trách nhiệm nếu quan hệ song phương sụp đổ.
Đại diện Cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) tại cuộc họp báo ở Moskva ngày 5/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: “Trong cuộc hội đàm với ông Josep Borrell tại Moskva, tôi đã nói về tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ Nga-EU trên nguyên tắc có tính hệ thống. Tôi phải nhắc lại rằng vào năm 2014 EU đã hủy hoại cấu trúc quan hệ toàn diện vốn phải vun đắp nhiều năm với Nga”.
Tuyên bố trên được đưa ra khi Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell vừa có chuyến thăm tới Nga từ ngày 2-6/2. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đại diện cấp cao EU tới Nga kể từ năm 2017.
Trong diễn biến liên quan, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bảo vệ hành động của nước này khi trục xuất 3 nhà ngoại giao Đức, Ba Lan và Thụy Điển vì tham gia vào các cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Video đang HOT
Phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên Zakharova nêu rõ: “Thật đáng tiếc, chúng tôi đã buộc phải hành động và trục xuất các nhà ngoại giao 3 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vì tham gia vào các sự kiện không được cho phép”.
Hôm 6/2, ba nhà ngoại giao nói trên đã bị xem là “nhân vật không được hoan nghênh” và bị buộc phải rời khỏi Nga sau khi Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc họ tham gia các cuộc biểu tình ngày 23/1.
Trong động thái nhằm trả đũa quyết định của Nga, ngày 8/2, Thụy Điển, Ba Lan và Đức cũng đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi ba nước này. Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố cho biết một nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Nga ở Berlin là “nhân vật không được hoan nghênh” và phải rời khỏi Đức. Trong khi Ba Lan thông báo trục xuất một nhà ngoại giao Nga tại Tổng lãnh sự quán ở Poznan. Thụy Điển có hành động tương tự.
Điện Kremlin ngày 8/2 đã bảo vệ việc trục xuất các nhà ngoại giao EU. Phát biểu với báo giới, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay việc trục xuất 3 nhà ngoại giao nói trên là “hệ quả từ các hành động của một số phái bộ ngoại giao ở EU ở Moskva và Nga sẽ không nhân nhượng cho hành động đó”. Tuy nhiên, ông khẳng định Moskva vẫn quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Brussels.
Về phần mình, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/2 cho biết, Chủ tịch ủy ban này Ursula von der Leyen hoàn toàn tin tưởng vào Đại diện Cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, bất chấp chuyến công du khó khăn tới Moskva.
Phát biểu họp báo thường kỳ, một người phát ngôn của EC nói: “Cách tổ chức chuyến thăm, cách cuộc họp báo diễn ra, những gì (Ngoại trưởng Nga) ông Lavrov nói, những gì Nga đã làm với các nhà ngoại giao châu Âu trong cùng ngày, cho thấy một dấu hiệu rất rõ ràng về con đường Nga muốn đi”.
Quan hệ giữa Nga và EU đã trở nên “lạnh giá” sau sự kiện Tổng thống Putin ký sắc lệnh sáp nhập trở lại bán đảo Crimea vào năm 2014. EU đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Nga, trong khi Nga cũng đáp trả bằng lệnh cấm nhập khẩu nhiều nông sản của EU, gây thiệt hại rất lớn cho khối này. Hai bên hiện cũng đang căng thẳng liên quan đến việc Nga xử tù nhân vật đối lập nhiều tai tiếng Alexei Navalny.
Mỹ sẽ nối lại quan hệ với Palestine, ủng hộ giải pháp hai nhà nước
Ngày 26/1, phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Richard Mills khẳng định chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ nối lại quan hệ với Palestine, vốn bị đóng băng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Công trường xây dựng khu định cư Ramat Shlomo của Israel ở phía đông Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn lời ông Mills cho biết chính quyền Washington sẽ hối thúc Israel và Palestine tránh các bước đi đơn phương như việc Israel thành lập các khu định cư Do Thái, phá hủy nhà cửa và sáp nhập đất của người Palestine, cũng như việc các đối tượng cực đoan Palestine có hành động quá khích nhằm vào Israel. Ông khẳng định các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ của Israel với các nước Arab trong thời gian qua không thay thế cho nền hòa bình Israel-Palestine.
Cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng giải pháp hai nhà nước là con đường duy nhất cho hòa bình giữa Israel và Palestine. Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn lời bà Psaki khẳng định Tổng thống Biden tin rằng "giải pháp hai nhà nước vẫn là con đường duy nhất ở phía trước".
Trước đó, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Biden đã kêu gọi tiếp tục duy trì giải pháp hai nhà nước dành cho Israel và Palestine, đồng thời cam kết sẽ nối lại hoạt động hỗ trợ người Palestine, mở lại Lãnh sự quán Mỹ ở Đông Jerusalem và phái bộ của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại thủ đô Washington D.C.
Liên quan đến tiến trình hòa bình Trung Đông, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại phiên họp của HĐBA ngày 26/1 đã ủng hộ đề xuất của Palestine tổ chức một hội nghị về hòa bình cho Trung Đông và cho rằng sự kiện này có thể diễn ra ở cấp bộ trưởng vào mùa Xuân hoặc mùa Hè năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định Nga ủng hộ việc tổ chức đối thoại quốc tế vào đầu năm 2021 từ khi nhà lãnh đạo Palestine Mahmud Abbas đưa ra ý tưởng này hồi tháng 9 năm ngoái.
Ông cũng đề xuất thành phần tham gia hội nghị gồm Israel, Palestine, bộ tứ Trung Đông (Nga, LHQ, Mỹ và Liên minh châu Âu) và 4 nước Hồi giáo là Bahrain, Ai Cập, Jordan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ông Lavrov cho rằng Saudi Arabia cũng nên được mời tham dự bởi là nước đề xuất Sáng kiến hòa bình Arab.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh hội nghị sẽ là nền tảng để có thể phân tích thấu đáo tình hình Trung Đông hiện nay và hỗ trợ các nước liên quan đối thoại, đồng thời nhắc lại Nga sẵn sàng đăng cai để Israel và Palestine có thể đối thoại ở cấp cao nhất tại Moskva.
Đa số các đại biểu tham dự phiên họp của HĐBA đều tái khẳng định sự cần thiết phải có được giải pháp hai nhà nước để Israel và Palestine có thể cùng chung sống hòa bình trong tương lai.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ bất chấp sức ép của Mỹ Ngày 29/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phát triển các mối quan hệ bất chấp sức ép và những đòn trừng phạt của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ T. Erdogan. Ảnh: Military Times Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi hội đàm ở Sochi,...