Nga không trú đóng thường trực ở Syria
Tổng thống Putin lên án Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga để Nga rời Syria.
Sáng 17-12 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Valadimir Putin đã tổ chức cuộc họp báo truyền thống hằng năm. Đây là cuộc họp báo truyền thống lần thứ 11 của ông.
Hãng tin Sputnik (Nga) đưa tin phần trả lời các câu hỏi của Tổng thống Putin bao gồm các vấn đề chính như sau:
Bất đồng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Liên quan đến vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga ngày 24-11, Tổng thống Putin nói ông cảm thấy phẫn nộ trước thái độ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông nói: “Hành vi của chính quyềnThổ Nhĩ Kỳ liên quan đến máy bay của chúng tôi mà họ bắn hạ không phải là hành vi tốt bụng mà là thù địch”.
Ông khẳng định sẽ không có viễn cảnh cải thiện quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở cấp chính phủ. Ông lên án Thổ Nhĩ Kỳ nấp sau NATO và bắn rơi máy bay Nga nhằm làm Nga rời khỏi Syria.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria: Tổng thống Putin đã giải thích cụ thể về lực lượng Nga đánh nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria. Ông khẳng định các phi vụ không kích của Nga không chỉ yểm trợ cho quân đội chính phủ Syria mà còn yểm trợ cho quân nổi dậy Syria (chống chính phủ) đánh Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Cuộc họp báo truyền thống hằng năm của Tổng thống Putin. Ảnh: SPUTNIK
Ông khẳng định các phi vụ không kích của Nga sẽ tiếp tục chừng nào quân đội chính phủ Syria còn tiếp tục đánh khủng bố.
Video đang HOT
Ông cho biết Nga đang tiếp xúc với các thành phần của quân nổi dậy Syria muốn chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Ông nhận định Nga không cần thiết thiết lập căn cứ hoạt động thường trực ở Syria. Ông tiếp tục khẳng định Nga không chấp nhận giải pháp áp đặt để tổng thống Syria phải ra đi.
Ông tuyên bố ủng hộ dự thảo nghị quyết của Mỹ trình Hội đồng Bảo an LHQ về tiêu diệt các nguồn tài chính của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (nghị quyết vừa được thông qua).
Kinh tế Nga: Tổng thống Putin dự báo kinh tế Nga sẽ đạt mức tăng trưởng 0,7% năm 2016 trong bối cảnh giá dầu dự kiến 50 USD/thùng.
Ông khẳng định Nga sẽ không vội vã xem xét lại dự toán ngân sách. Liên quan đến cơ cấu chính phủ, ông cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể trong tương lai gần.
Tình hình Ukraine: Tổng thống Putin khẳng định:”Nga không bao giờ nói không có người Nga ở Ukraine để thực hiện một số nhiệm vụ quân sự”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh không có quân đội thường trực Nga ở miền Đông Ukraine.
Ông cho biết Nga không dự tính ban hành lệnh trừng phạt đối với Ukraine.
Ông giải thích ông ký sắc lệnh ngừng thực hiện thỏa thuận về khu vực tự do thương mại Nga-Ukraine từ ngày 1-1-2016 (thỏa thuận được ký kết ở St Petersburg ngày 18-10-2011) vì Nga không còn lựa chọn nào khác khi Ukraine tuyên bố khu vực tự do thương mại Ukraine-EU có hiệu lực từ đầu năm tới.
Ông giải thích Nga không có lợi ích gì khi tình hình Ukraine nghiêm trọng thêm nữa và Nga mong muốn đạt được một giải pháp nhưng giải pháp đó phải không ảnh hưởng đến cộng đồng nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine.
Ông cho biết Nga sẽ tiếp tục phát triển hạm đội, nhất là ở Sevastopol (Crimea). Ông đánh giá Sevastopol giữ vai trò quan trọng về quân sự và hải quân hơn Vladivostok hay Kamchatka.
Tổng thống Putin khẳng định Moscow mong muốn cải thiện quan hệ song phương với Mỹ và Nga sẵn sàng tiếp tục làm việc với người kế nhiệm Tổng thống Obama. Về liên minh quân sự Hồi giáo chống khủng bố mới được tuyên bố thành lập, ông ghi nhận: “Thật thú vị khi Saudi Arabia lại thành lập một liên minh chống khủng bố bao gồm hầu hết các nước tham gia liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu”. 1.390 nhà báo Nga và nước ngoài tham dự cuộc họp báo kéo dài ba tiếng bảy phút. Tổng thống Putin đã trả lời47 câu hỏi của 32 nhà báo (27 nhà báo Nga và năm nhà báo nước ngoài).
DẠ THẢO
Theo_PLO
Putin 'thét ra lửa', Thổ Nhĩ Kỳ hết cửa?
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (17/12) đã tuôn ra một tràng những lời giận dữ nhất và cứng rắn nhất nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc họp báo hàng năm với gần 1.400 phóng viên. Căn cứ vào những phát biểu của ông Putin, Ankara dường như khó có cửa làm lành với Moscow
Tổng thống Putin
Tổng thống Putin đã thẳng thừng bác bỏ bất kỳ khả năng hòa giải nào với giới lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, cáo buộc Ankara cố tình bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga chỉ để gây ấn tượng với Mỹ.
Trong phát biểu chứa đầy những ngôn từ, lời lẽ giận dữ cao độ, Tổng thống Putin gạt ngay lập tức khả năng việc bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là một hành động không cố tình. Ông miêu tả đó là một "hành động thù địch".
"Chúng tôi thấy khó nếu không nói là không thể có một sự hòa giải với giới lãnh đạo hiện thời của Thổ Nhĩ Kỳ", ông chủ quyền lực của điện Kremlin cho biết.
"Ở cấp độ quốc gia, tôi chẳng thấy bất kỳ triển vọng nào để có thể cải thiện quan hệ với giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ", ông Putin đã nói như vậy về người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Mối quan hệ giữa Nga và thành viên của NATO đã bị đẩy xuống vực thẳm kể từ sau sự kiện ngày 24/11 khi máy bay Nga bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, khiến hai sĩ quan quân sự của Nga thiệt mạng.
Ankara khăng khăng đổ lỗi rằng máy bay Nga đã bay lạc vào không phận của họ và phớt lờ những cảnh báo liên tiếp của họ nên đã bị bắn rơi. Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh, máy bay của họ chưa hề rời lãnh thổ Syria và nó đã bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khi vẫn còn bên trong không phận của Syria.
Ông Putin thẳng thắn cho biết, ông không loại trừ khả năng Ankara hành động như vậy là có sự "bật đèn xanh" ngầm từ phía Washington, có thể để Mỹ tìm cách khác cho Thổ Nhĩ Kỳ "tiến vào lãnh thổ Iraq và chiếm một phần của nước này". "Tôi không biết liệu có một sự trao đổi như thế hay không, có thể có".
"Nếu một người nào đó trong giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ quyết định liếm chân Mỹ... Tôi không biết liệu họ có làm đúng hay không", ông Putin nói thêm.
Sau những lời chỉ trích gay gắt chưa từng có nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Nhà lãnh đạo Nga tiếp tục thể hiện sự quyết liệt trong hành động của Moscow sau này. "Họ nghĩ chúng tôi sẽ tháo chạy chăng? Nga không phải là kiểu nước như vậy. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ trước đây thường xuyên xâm phạm không phận Syria thì giờ hãy để xem họ sẽ làm điều đó như thế nào", Tổng thống cho biết khi nói về việc Moscow tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria, đặc biệt là việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400.
Quan hệ giữa Ankara và Moscow đã rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 đã lạnh lùng bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga khi chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố ở biên giới Syria.
Nga coi hành động phũ phàng của Thổ Nhĩ Kỳ là một "cú đâm sau lưng của kẻ phản bội". Tổng thống Nga Vladimir Putin vì thế đã không ngần ngại tung ra những đòn trừng phạt mạnh tay, gây tổn thất lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Moscow đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Ankara, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu một số hàng hoá của Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng cung cấp các gói du lịch cho người Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, giới hạn nhiều hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các tổ chức của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Nga và cấm thuê công dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga.
Mới đây nhất, Nga còn tuyên bố ngừng đàm phán về một dự án năng lượng quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên thực tế, vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ được giới phân tích đánh giá là có liên quan đến mâu thuẫn giữa hai nước này trong vấn đề Syria. Trong khi Moscow kiên quyết bảo vệ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad thì Ankara lại theo đuổi quyết liệt mục tiêu lật đổ chính quyền này. Vì thế, việc Nga tham chiến ở Syria khiến Ankara không tránh khỏi cảm giác bất mãn, khó chịu.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
"Nga không tính mở chiến dịch oanh kích IS ở Libya" Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Italia, Ngoại trưởng Sergey Lavrov khẳng định rằng, Nga không tính mở chiến dịch oanh kích IS ở Libya. Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Italia, Ngoại trưởng Sergey Lavrov khẳng định rằng, Nga không tính mở chiến dịch oanh kích IS ở Libya. Ở chuyến thăm sang Italia, vào hôm 11/12, Ngoại...