Nga không tin Thổ Nhĩ Kỳ dại dột cho Mỹ mổ S-400
Trả lời trước truyền thông về tình huống Thổ cho Mỹ khám phá S-400, chuyên gia quốc phòng hàng đầu của Nga Igor Korotchenko không tin Ankara dại dột làm điều đó.
Nhận định trên được ông Igor Korotchenko đưa ra sau khi trang Bloomberg ngày 19/12 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị các chuyên gia kỹ thuật của Mỹ nghiên cứu các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 sau khi họ được Nga chuyển giao.
Đề nghị này nhằm kiểm soát thiệt hại trong mối quan hệ giữa Ankara-Washington xuất phát từ quyết định theo đuổi thương vụ S-400. Ông Korotchenko nhận định:
“Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không mong muốn rằng các thông tin về các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu của S-400, thứ vũ khí sẽ trở thành nền tảng cho hệ thống phòng không quốc gia của nước này rơi vào tay Mỹ, một quốc gia đang có một mối quan hệ khá căng thẳng và phức tạp với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Chuyên gia Nga cho rằng, vấn đề cốt lõi ở đây là bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ thực tế này Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để quốc gia nào, kể cả các đối tác NATO, có thể nắm được dữ liệu thông tin về S-400.
“Điều đó không mang lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Korotchenko nhấn mạnh.
Không những vậy, ông Korotchenko còn tin rằng trong thời tới, sẽ còn có nhiều cuộc tấn công thông tin khác nhằm vào thương vụ S-400 giữa Nga với Thổ nhằm “cố chia rẽ Moscow và Ankara, gây mất lòng tin lẫn nhau, chuẩn bị tạo dư luận rằng việc thực hiện hợp đồng S-400 không có lợi cho cả Nga và Thổ”.
Video đang HOT
Mặc dù Nga đã chỉ ra sự thiệt hơn với Thổ nếu đồng ý cho Mỹ khám phá hệ thống S-400 nhưng Nga vẫn có lý do để lo ngại khi Ibrahim Kalyn, người phát ngôn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn tham gia vào quá trình sản xuất và chuyển giao công nghệ với hệ thống Patriot của Mỹ.
“Thổ Nhĩ Kỳ không thể dựa vào một nguồn cung duy nhất vì chúng tôi là một nước lớn, có vai trò quan trọng trong khu vực.
Chúng tôi sẽ sở hữu cả S-400 và Patriot. Đây là một điều dễ hiểu. Thậm chí, chúng tôi vẫn đang chờ đợi những lời đề nghị từ các nhà cung cấp khác nếu nó thực sự hấp dẫn”, ông Ibrahim Kalyn cho biết.
Sự xuất hiện của S-400 trong lực lượng quân sự của một nước được coi là đồng minh với Mỹ để lại rất nhiều hệ lụy.
Hệ thống S-400 xuất hiện trong biên chế của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang lại những lo ngại về việc hệ thống này sẽ như “gián điệp”, thâu tóm các thông tin kỹ chiến thuật, phối hợp tác chiến của các loại máy bay chiến đấu trong biên chế đồng minh Mỹ để cung cấp ngược lại cho Nga.
Tuy nhiên, Ankara đã chuyển sự lo ngại từ phía Mỹ sang Nga khi đồng ý cho Lầu Năm Góc khám phá hệ thống S-400 khi nước này chính thức được tiếp nhận hệ thống phòng thủ này từ Nga.
Mặc dù vậy, Mikhail Khodarenko, Tổng biên tập Tạp chí Phòng không – nhận định thậm chí ngay cả trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chuyển S-400 cho Mỹ, điều đó cũng chẳng giúp ích gì trong việc phá vỡ bí mật quốc phòng Nga.
“Những nỗi lo lắng về việc rò rỉ công nghệ đang bị đồn thổi một cách thái quá, đặc biệt là đối với tên lửa phòng không. Thậm chí nếu như họ có tháo dỡ từng cái ốc vít của S-400 nhằm tìm ra bí công nghệ bên trong, họ sẽ trắng tay với tham vọng của mình”, chuyên gia Nga tự tin.
Theo Thùy Dung (Báo Đất Việt)
Mỹ dùng Patriot để vô hiệu hóa "đòn" S-400 của Nga?
Chính phủ Mỹ vừa thông qua thỏa thuận trị giá 3,5 tỉ USD về việc bán các hệ thống tên lửa Patriot và những thiết bị đi kèm cho đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Tên lửa Patriot của Mỹ
"Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua một đề xuất về bán vũ khí cho nước ngoài cho Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho đồng minh các hệ thống tên lửa Patriot và những thiết bị kèm theo với tổng giá trị hợp đồng là 3,5 tỉ USD", Cục Các Vấn đề Quân sự-Chính trị của Mỹ cho biết.
Thông tin trên cho thấy, Mỹ vẫn chưa từ bỏ ý định phá hợp đồng S-400 của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi tháng Bảy, một quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ, Mỹ đang tìm cách thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ hợp đồng mua các tên lửa tối tân S-400 của Nga, và thay vào đó là mua các tên lửa phòng không thiện chiến Patriot của Mỹ. Bà Tina Kaidanow - một quan chức cấp cao thuộc Cục Các vấn đề Quân sự Chính trị của Bộ Ngoại giao Mỹ, từng nói: Mỹ muốn đảm bảo rằng những hệ thống vũ khí mà các đồng minh của họ mua "vẫn ủng hộ, hỗ trợ cho mối quan hệ chiến lược giữa chúng tôi với các đồng minh. Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, theo quan điểm của chúng tôi, hệ thống họ nên mua là Patriot. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho Thổ Nhĩ Kỳ hiểu được chúng tôi có thể làm gì với các hệ thống Patriot."
Năm ngoái, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng S-400. Mỹ và các đồng minh phương Tây không giấu nổi nỗi quan ngại sâu sắc trước việc đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ đang quyết liệt theo đuổi mục tiêu mua được những hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Giới chức NATO và Mỹ tin rằng, nếu hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara thành công thì đây sẽ là cơ hội mở đường cho Nga tiếp cận, tìm hiểu về các thiết bị chiến tranh của phương Tây, đặc biệt là các chiến đấu cơ F-35.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Những lời cảnh báo, đe dọa của Mỹ và phương Tây đến nay vẫn không có tác dụng. Ankara kiên quyết đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng mua S-400 của Nga.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Trong khi đó, Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa được nhiều "ông lớn" về quân sự trên thế giới ưa chuộng. Hệ thống tên lửa này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác.
Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 - 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/h. Sở hữu hệ thống radar theo dõi giai đoạn để đánh chặn mục tiêu có hiệu suất cao cùng với những tên lửa thông minh, Patriot có khả năng cùng một lúc nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau, liên tục theo sát được tối đa 8 mục tiêu.
Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường khác nhau như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3. Các tên lửa này được phóng đi và thu thập thông tin của mục tiêu gửi về trạm radar mặt đất. Từ đó các sĩ quan điều khiển sẽ tính toán và vạch hướng tấn công gửi trở lại cho các tên lửa thực hiện. Những thế hệ tên lửa dẫn đường của Patriot đã được cải tiến rất nhiều từ khi ra đời với những mục đích sử dụng cũng được thay thế. Thế hệ mới nhất của các tên lửa dẫn đường là PAC-3, với nhiều cải tiến về kĩ thuật cũng như hình dáng để đối phó với các tên lửa chiến thuật và máy bay ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.
Patriot được xem là phiên bản tương đương với hệ thống phòng không đình đám S-300 và S-400 của Nga.
Theo Kiệt Linh (VNMedia)
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã ký xong hợp đồng S-400 với Nga "Thỏa thuận về hệ thống phòng không S-400 đã giải quyết xong. Chúng tôi đã ký kết và sẽ nhận S-400 từ Nga. Không có bất cứ trục trặc nào xảy ra", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt Cavusoglu tuyên bố. Nga chuyển S-400, Su-35 cho Trung Quốc trước năm 2020 Trước đó, Mỹ từng tuyên bố sẽ sẽ cung cấp cho Thổ...