Nga không tin bằng chứng của Mỹ về Syria
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng những thông tin, chứng cứ Mỹ đưa ra nhằm cố gắng chứng minh chế độ của Tổng thống Assad đứng đằng sauvụ tấn công vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus là thiếu thuyết phục.
Ông Sergey Lavrov tuyên bố ngày 2-9 rằng “không có gì cụ thể” trong các chứng cứ mà Washington tung ra. “Không có tọa độ địa lý, không tên, không bằng chứng cho thấy tất cả được kiểm nghiệm và chứng thực bởi các chuyên gia” – ông nhấn mạnh.
Ông Sergey Lavrov – Ngoại trưởng Nga. Ảnh: AP
Mỹ khăng khăng khẳng định quân đội của Tổng thống Assad đứng đằng sau vụ tấn công hóa học ngày 21-8 được cho là đã giết hơn 1.400 người và đang xem xét tấn công vào Syria. Phía Syria vẫn lên tiếng phủ nhận cáo buộc. Nga là đồng minh quan trọng của Syria, cung cấp vũ khí cũng như đứng ra bảo vệ nước này tại Liên Hiệp Quốc.
Trước việc Tổng thống Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẵn sàng tấn công Syrianhưng phải chờ quốc hội phê chuẩn, phía Syria đã lên tiếng yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn hành động xâm lược của Mỹ vào quốc gia này.
Trong lá thư gửi đến ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và Maria Cristina Perceval, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông Bashar al-Jaafari, Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi: “Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cần đảm nhận trách nhiệm ngăn chặn bất kỳ sự xâm lược nào nhằm vào Syria và đưa ra các giải pháp chính trị hòa bình cho khủng hoảng ở nước này”.
Syria đề nghị Liên Hiệp Quốc ngăn chặn hành động xâm lược của Mỹ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Ông Bashar al-Jaafari cho rằng Hội đồng Bảo an cần duy trì vai trò của mình như một “van” an toàn, nhằm ngăn ngừa việc một số nước áp dụng bạo lực vô lý vượt khung pháp lý quốc tế. Đồng thời, ông cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc giữ đúng vai trò của mình như một tổ chức ủng hộ hòa bình.
Trong khi đó, phe đối lập lớn tiếng tố cáo Tổng thống Assad đã di chuyển thiết bị quân sự và binh lính đến các khu vực dân sự, đồng thời mang tù nhân tới các mục tiêu quân sự làm lá chắn sống nếu các cuộc không kích của phương Tây diễn ra. Theo đó, tên lửa và hàng ngàn binh sĩ đã di chuyển đến trường học, ký túc xá, nhà dân. Thay thế họ tại các vị trí quân sự là những tù binh.
Một động thái khác liên quan đến vụ việc, bà Elisabeth Guigou-Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Pháp cho biết chính phủ nước này không có kế hoạch để các nhà lập pháp bỏ phiếu tại Quốc hội để xem xét có tham gia quân sự vào Syria hay không.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ủng hộ Mỹ trừng phạt chính quyền Assad vì đã tấn công hóa học vào người dân. Theo Hiến pháp của Pháp, với tư cách người đứng đầu quân đội, Francois Hollande có quyền điều động quân đội và chỉ cần báo với Quốc Hội trong vòng ba ngày kể từ khi việc can thiệp bắt đầu. Việc bỏ phiếu tại Quốc hội chỉ được tiến hành khi hành động quân sự trên kéo dài quá 4 tháng. Tuy nhiên, bà Elisabeth Guigou cho biết Pháp không hành động một mình.
Theo Người lao động
Sau S-300, Nga gửi thêm tên lửa diệt hạm cho Assad
Nga đã bán các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont phiên bản mới hiện đại hơn cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Phiên bản mới được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân hơn, giúp nó trở thành thứ vũ khí hiệu quả hơn rất nhiều so với phiên bản cũ mà Nga từng cung cấp cho Syria. Đây là thông tin vừa được tờ New York Times dẫn nguồn tin từ hai quan chức Mỹ tiết lộ ngày hôm qua (16/5).
Tên lửa Yakhont
Không giống như Scud hay các tên lửa đất đối đất tầm xa khác mà chính phủ Assad đang dùng để chống lại lực lượng nổi dậy, các hệ thống tên lửa chống hạm Yakhont mới sẽ đem lại cho quân đội Syria sức mạnh đáng sợ, có thể chặn đứng bất kỳ nỗ lực nào của lực lượng quốc tế nhằm củng cố vị thế cho phe nổi dậy Syria thông qua một lệnh cấm vận hải quân hoặc lệnh cấm bay, ông Nick Brown - Tổng biên tập tờ Tạp chí Quốc phòng Quốc tế IHS Jane"s, đã nhận định như vậy trên tờ New York Times.
"Tên lửa Yakhont có khả năng giúp chính quyền ngăn chặn tình trạng lực lượng nước ngoài tiếp tế hay tiếp viện cho phe nổi dậy từ biển hoặc là đóng vai trò tích cực hơn trong trường hợp một lệnh cấm bay hoặc cấm vận hàng hải được áp dụng. Yakhont thực sự là một sát thủ đối với các con tàu", ông Brown nói thêm.
Theo tin từ New York Times, chính quyền của Tổng thống Assad đã đặt hàng phiên bản mới của tên lửa Yakhont từ Nga hồi năm 2007 và đã nhận được các đơn vị tên lửa Yakhont đầu tiên từ hồi đầu năm 2011.
Tên lửa Yakhont có khả năng di động cao, khiến nó khó bị tiêu diệt hay đánh chặn hơn. Mỗi tên lửa Yakhont mang theo một đầu đạn nổ xuyên giáp và có phạm vi tấn công khoảng 300km.
Ông Jeffrey White - một nhà nghiên cứu thuộc Viện Chính sách Cận Đông của Washington và từng là cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ, tin rằng, bằng cách liên tiếp cung cấp vũ khí hiện đại, củng cố sức mạnh cho kho vũ khí của Syria, Nga đang phát đi thông điệp rằng, nước này "cam kết với chính phủ của ông Assad".
Trong một thông tin riêng rẽ khác được đưa ra ngày hôm qua, tờ Thời báo phố Wall dẫn lời các quan chức Mỹ và Châu Âu cho biết, Nga cũng đã phái ít nhất 12 tàu chiến đến căn cứ hải quân Tartus ở Syria. Đây được xem là một động thái nhằm phát đi thông điệp cảnh báo Israel và phương Tây không được can thiệp vào tình hình đất nước Syria.
"Đó là hành động phô trương sức mạnh, là hành động dương oai diễu võ. Mục đích là để cho các nước thấy cam kết của Nga trong việc bảo vệ quyền lợi của họ" ở Syria, tờ Thời báo Phố Wall cho hay.
Trước đó, Moscow cũng đã khiến phương Tây và Israel lo ngại khi tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng bán những tên lửa S-300 tối tân cho Syria.
Bất chấp những lời khẩn cầu và cả những lời cảnh báo sắc lạnh từ phía Israel cũng như Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua tuyên bố, Moscow "không ký thêm bất kỳ hợp đồng mới nào" nhưng sẽ tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký với Syria, trong đó có hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không S-300. "Chúng tôi đã thực hiện được một phần thỏa thuận đó và chúng tôi sẽ hoàn thành phần còn lại của hợp đồng một cách đầy đủ", ông Lavrov nói.
Quân Assad tiếp tục đà chiến thắng
Trong khi liên tiếp được Nga cung cấp những loại vũ khí hiện đại, quân của Tổng thống Assad còn được khích lệ thêm bởi những chiến thắng liên tiếp trên chiến trường trong thời gian gần đây. Có thể nói, cục diện trong cuộc nội chiến ở Syria đang nghiêng về chính quyền của ông Assad.
Quân đội Syria hôm qua đã đánh bật phe nổi dậy trở lại sau khi lực lượng này bất ngờ tấn công vào một khu nhà tù ở thành phố phía bắc Aleppo nhằm giải thoát hàng trăm tù nhân chính trị.
Việc phe nổi dậy phải rút lui trước sức phản công mạnh mẽ của quân chính phủ là một bước thụt lùi thêm nữa của lực lượng này trên con đường tìm cách lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad gần đây liên tiếp gặt hái những thành công trên chiến trường. Lực lượng này đang đạt những bước tiến dài ở các khu vực chiến trường quan trọng có tính chiến lược trên khắp đất nước Syria, trong đó có các khu vực xung quanh và bên trong thủ đô Damascus, cũng như khu vực phía nam, gần biên giới với Jordan.
Sức mạnh của quân đội Syria được củng cố thêm nhờ vào sự chần chừ, lưỡng lự của các cường quốc phương Tây trong việc đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn nhằm can thiệp vào tình hình ở Syria. Ngoài ra, quân của ông Assad vẫn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ kiên định của các đồng minh chính như Nga, Iran và nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollah.
Chưa hết, Tổng thống Assad cũng được hưởng lợi từ sự nổi lên ngày một nhanh và mạnh của các phần tử cực đoan Hồi giáo có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaida trong nội bộ phe nổi dậy Syria. Thực tế này đang ngăn cản phương Tây giúp đỡ nhiệt tình cho phe nổi dậy Syria.
Một mặt phương Tây do Mỹ dẫn đầu mong muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad nhưng mặt khác các cường quốc này vẫn có sự hoài nghi rất lớn đối với phe nổi dậy Syria. Thiếu sự tin tưởng vào phe nổi dậy Syria, phương Tây đang ở tình thế loay hoay không biết làm thế nào để tìm được một giải pháp thích hợp cho cuộc khủng hoảng ở đất nước Trung Đông này.
Theo vietbao
Nga thách thức Mỹ, tiếp tục cấp tên lửa cho Syria Bất chấp những lời kêu gọi và thậm chí là cả cảnh báo từ phía Mỹ, Nga vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad theo những hợp đồng mà Nga đã ký kết với Syria trước đây. Tuyên bố này được đưa chỉ vài ngày sau khi...