Nga “không thèm” đưa quân đội vào Ukraine
Phương Tây lo sợ Nga sẽ đưa quân vào Ukraine để bảo vệ vùng Crimea và miền đông. Thực tế, Nga có nhiều cách để “buộc” Ukraine vào mình mà không cần đến một cuộc chiến bạo lực.
Sự kiện ở Ukraine diễn ra trong suốt những tuần qua khiến dư luận thế giới đặt câu hỏi liệu Nga có can thiệp vào hay không? Sẽ can thiệp đến mức độ nào hay chấp nhận để Ukraine ngả về phương Tây?
Thậm chí, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là liệu Nga có đưa quân vào Ukraine cho một cuộc chiến giành quyền kiểm soát đối với vùng đất này như đã từng làm ở Gruzia hay không?
Bạo loạn ở Ukraine đã làm gần 80 người chết, hàng trăm người bị thương và vẽ ra một viễn cảnh mờ mịt cho tương lai của quốc gia Liên Xô cũ này.
Những gì diễn ra trong lịch sử cho thấy, Nga có vẻ không “mặn mà” với việc sử dụng vũ lực để kiểm soát sự ảnh hưởng của mình ở Ukraine. Cụ thể, sau trong cuộc Cách mạng Cam (2004), Nga đã không đưa quân đến bảo vệ vùng đất Crimea với phần lớn người Nga đang cư trú. Thay vào đó, Nga đã chờ đợi Ukraine yên ắng trở lại và “thuận theo lẽ tự nhiên”. Rất có thể, Nga sẽ sử dụng chiêu bài này một lần nữa.
“Nếu tính theo ngắn hạn, dĩ nhiên tình hình rất bất ổn”, Andrei Klimov, một nhà ngoại giao Nga đồng thời là nhà lập pháp tại Matxcơva phát biểu trên tạp chí Time cho biết, “Tuy nhiên, Nga và Ukraine đã là một liên minh tôn giáo, chính trị, kinh tế cả ngàn năm rồi. Và nếu mọi người nhìn từ quan điểm không chỉ một ngày mà cả hàng thập kỷ, truyền thống đó sẽ tiếp tục tồn tại”.
Sự huy hoàng của chính phủ mới thành lập ở Ukraine sẽ chỉ là trong khoảnh khắc. Ngay khi vừa nhậm chức, họ đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: Nguy cơ vỡ nợ, tình hình an ninh ở Crimea và những động thái từ phía Nga. Chỉ có 3 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử, không có vị lãnh đạo nào được nhìn nhận là ứng viên tiềm năng để lãnh đạo Ukraine. Cuộc chiến này thực sự khó khăn với chính quyền mới.
Người nào chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất ở Ukraine – tình hình kinh tế đang ở mức khủng hoảng nghiêm trọng: Khoản nợ đã đến kỳ phải trả, tiền mất giá, lạm phát phi mã, giá hàng hóa cơ bản tăng cao khủng khiếp, và cuối cùng là sự tức giận của người dân.
Sau hai cuộc nổi dậy thành công chỉ trong 10 năm, Ukraine đã bắt đầu quen với các cuộc biểu tình. Họ sử dụng quyền lực của nhân dân, nhưng lại không có ai chịu trách nhiệm cho những yêu cầu của họ.
Video đang HOT
Hôm thứ Ba (25/2), các nhà lãnh đạo tạm quyền Ukraine đã phải trì hoãn quá trình hình thành chính phủ mới sau khi người biểu tình cho rằng quá trình này không đủ minh bạch. Sự bất ổn trong chính nội tại của Ukraine sẽ khiến quốc gia này không đủ sức mạnh để chống lại bất cứ ảnh hưởng nào về cả kinh tế lẫn chính trị từ các nước và nhóm quốc gia ở bên ngoài.
Điều này thực sự có ý nghĩa lớn với những toan tính của Nga, theo đó, Nga không việc gì phải vội vàng đem quân tới Ukraine. Thậm chí, nếu Nga vội vã tính đến con đường bạo lực, nó sẽ làm tăng cơ hội chống lại Matxcơva từ phe đối lập. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Ba đã đưa ra những quan điểm khá ôn hòa và nhẹ nhàng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không can thiệp quân sự tới Ukraine.
Trong chuyến thăm Luxembourg, ông Lavrov nói rằng Nga “khẳng định nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine”. Ông thậm chí còn nói rằng Nga tôn trọng sự lựa chọn ngả về phía châu Âu của người dân Ukraine.
Điều đó không có nghĩa là Nga chỉ đứng nhìn và không làm gì cả. Kinh tế chính là con bài chủ lực của Nga hiện tại, và Matxcơva sẽ sử dụng nó như là một quyền lực mềm có sức nặng lớn để tạo áp lực lên cả Ukraine lẫn châu Âu.
Trên trang cá nhân Twitter của mình hôm Chủ nhật (23/2), nghị sỹ Nga Alexei Pushkov chia sẻ: “Các nhà chức trách mới ở Ukraine vội vã hủy bỏ ảnh hưởng của người Nga trong khu vực và sau đó phàn nàn rằng họ không có tiền trong ngân quỹ”. Ông nói thêm sau đó rằng: “Hãy để họ (chính phủ mới của Ukraine) chuyển sang nhà bảo trợ phương Tây”.
Liên minh châu Âu (EU) hứa sẽ cho Ukraine vay khoản tiền 15 tỷ USD mà Nga đã từng thỏa thuận hỗ trợ Ukraine hồi tháng 12/2013 nhưng đã dừng lại trong tháng Giêng. Trong tuần này, chính phủ lâm thời Ukraine tuyên bố cần 35 tỷ USD để tránh bị vỡ nợ, một con số sẽ khiến EU phải đau đầu bởi tình trạng tài chính của họ hiện không khá khẩm là bao.
Nga có thể ngồi chờ xem EU sẽ giải ngân khoản tiền này cho Ukraine như thế nào. Thậm chí, Nga còn có thể làm quá lên tình hình nếu họ muốn.
Tạp chí Time ngày 25/1 đưa tin cho biết, hôm thứ Ba, Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nhà nước của Nga đã thông báo họ không cho phép nhập khẩu thịt lợn từ Ukraine do nguy cơ bệnh sốt lợn châu Phi đã lan đến quốc gia này. Không chỉ có lợn, danh sách cấm này còn có thêm các ngành công nghiệp khác, từ sô cô la đến máy móc hạng nặng.
Lãnh đạo các doanh nghiệp này đang cố gắng để thuyết phục Nga mở biên giới giao dịch trở lại. Đặc biệt là ở phía đông của Ukraine – khu vực giáp biên giới Nga, động cơ kinh tế của đất nước, ngành thương mại đang nuôi sống hàng ngàn doanh nghiệp và tạo hàng triệu việc làm.
Thậm chí, ngay tại vùng đất được xem là hiện thân của Nga ở Ukraine – vùng Crimea, bất chấp người dân ở đây luôn lên tiếng sẵn sàng ủng hộ cho một cuộc chiến do Nga tiến hành, thì Maxcơva vẫn cực kỳ thận trọng khi không bao giờ công nhận giải pháp này.
Trong tháng 12/2013, khi cuộc nổi dậy của Ukraine vẫn chưa biến thành bạo loạn như cách đây một tuần, ông Putin từng được hỏi liệu có giả thuyết Nga sẽ đưa quân đến bảo vệ Crimea hay không. Câu trả lời của ông là rõ ràng. ” Không có bất kỳ khái niệm nào về việc chúng tôi sẽ tới đó và đưa quân vào”, ông nói tại cuộc họp báo cuối năm, “Thật là vớ vẩn. Đó là điều không thể xảy ra”.
Nga cũng không cần dựa vào một vận may để cải thiện tình hình ở Ukraine. Sau cuộc cách mạng Cam năm 2004 – khi lần đầu tiên Ukraine muốn thoát khỏi “cái bóng” của Nga, Kiev đã phải mất gần một năm để giải quyết tình trạng bất đồng trong nội bộ chính quyền mới xây dựng. Các cuộc cãi vã đã mất đến 5 năm bế tắc chính trị và kinh tế trì trệ. Đến năm 2010, vì quá chán ngán với sự tăng trưởng của đất nước, người dân Ukraine đã bầu ông Viktor Yanukovych – người từng bị Cách mạng Cam lật đổ.
Giờ đây, lịch sử lại đang lặp lại một lần nữa. Ông Yanukovych thêm một lần bị lật đổ, Ukraine một lần nữa lại chuyển hướng về phương Tây. Nhưng có rất ít lý do để tin rằng Tổng thống Nga Putin sẽ hành động khác với trước đây.
Chiến thắng hiện nay của phe thân phương Tây ở Ukraine có thể tạm thời khiến Nga và Tổng thống Putin thất thế. Tuy nhiên, với tính kiên nhẫn và nhiều lý do nói trên, Nga hoàn toàn có thể chờ đợi những thay đổi từ chính trong Ukraine như lịch sử đã từng kiểm chứng.
Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ “TIME” từng được tạp chí này giải thích là chữ viết tắt cho định nghĩa về tôn chỉ của tạp chí là “The International Magazine of Events” (tạm dịch: Tạp chí quốc tế cho những sự kiện). Một trong những sự kiện nổi bật hàng năm là cuộc bầu chọn Nhân vật của năm (Person of the Year, trước năm 1999 là Man of the Year) trong một ấn bản đặc biệt, là những nhân vật được xem là có ảnh hưởng nhất trong mảng tin tức của năm vừa qua.
Theo infonet
Ukriane ra mắt nội các tạm quyền ngay tại trại biểu tình
Đêm qua theo giờ Việt Nam, nội các tạm quyền Ukraine đã chính thức ra mắt tại quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, trung tâm của làn sóng biểu tình 3 tháng qua. Trong khi đó, ẩu đả đả xảy ra giữa những người biểu tình hai phe tại bán đảo Crimea.
Thủ lĩnh biểu tình Arseniy Yatsenyuk (trái) được đề cử làm thủ tướng tạm quyền của Ukraine.
Nội các lâm thời của Ukraine được thành lập theo đề cử của Hội đồng Euromaidan(gồm các thủ lĩnh biểu tình). Theo đó, vị trí cao nhất đã được trao cho thủ lĩnh biểu tình thân Liên minh châu Âu (EU) Arseniy Yatsenyuk.
"Ông Arseniy Yatsenyuk đã được đề cử làm người đứng đầu chính phủ tạm quyền của Ukraine cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành vào ngày 25/5", một thành viên của Euromaidan công bố trước đám đông gồm hàng chục nghìn người tập trung tại quảng trường Độc lập.
Trong danh sách nội các lâm thời, vị trí Bộ trưởng Ngoại giao được trao cho ông Andriy Deshchytsya. Ông Oleksander Shlapak đứng đầu Bộ Tài chính, trong khi ông Andriy Parubiy phụ trách Hội đồng an ninh và quốc phòng.
Tuy nhiên, danh sách đề cử này còn phải nhận được sự chấp thuận của Quốc hội.
Trong tuyên bố sau khi chính phủ lâm thời ra mắt, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksander Turchinov cho biết chính phủ lâm thời sẽ phải đưa ra các quyết định "không được lòng dân" để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ, xây dựng lòng tin của các chủ đầu tư và các chủ nợ, báo hiệu những khó khăn lớn đang chờ đợi các nhà lãnh đạo lâm thời của Ukraine đúng theo dự báo của các chuyên gia.
Trong khi phe đối lập hân hoan với các niềm vui chiến thắng ở Kiev sau khi lật đổ được Tổng thống thân Nga Yanukovych thì tại bán đảo Crimea, biểu tình đã bùng phát dữ dội giữa hai phe ủng hộ Nga và châu Âu.
Xô xát đã bùng phát giữa hai nhóm biểu tình trong sân của tòa nhà chính quyền khu vực ở Simferopol, thu phu hanh chinh cua Crimea, làm ít nhất một người bị thương.Các nguồn tin tại chỗ cho biết chi co môt hang rao canh sat ngăn cach những người biểu tình của hai phe.
Các cuộc tuần hành dẫn tới xung đột diễn ra trước khi cơ quan lập pháp Crimea tiến hành phiên họp bàn về quy chế của Crimea sau khi chính quyền Tổng thống thân Nga Yanukovych bị lật đổ. Tuy nhiên, Chu tich Quôc hôi Volodymyr Konstantinov nói rằng sẽ không có chuyện thao luân vê vấn đề ly khai cua Crimea, khu vực đang được hưởng quyên tư tri trong lanh thô Ukraine.
Crimea được chuyên tư Nga sang cho Ukraine hôi năm 1954. Đây là nơi tập trung đông người nói tiếng Nga, có quan điểm thân Nga và chỉ có một nhóm nhỏ người Tatar ủng hộ hội nhập với phương Tây. Ngoài ra, đây cũng là nơi đặt căn cứ hạm đội Hắc hải của Hải quân Nga.
Sư thay đôi chinh quyên tai Kiev khiên ngươi ta đăt câu hoi vê tương lai cua cac căn cư hai quân cua Nga tai thanh phô cang Sevastopol vơi hơp đông thuê đa đươc ông Yanukovych gia han tơi năm 2042. Hâu hêt cac chuyên gia đêu tin răng giơi lanh đao mơi của Ukraine se không yêu cầu Nga rut các chiên ham bơi điêu nay se cang đe doa tinh trang bât ổn cua Ukraine, cung như quan hê mong manh cua chính phủ tạm quyền hiện nay vơi quốc gia láng giềng lớn ở phía Đông.
Theo Dân Trí)
Châu Âu sẽ trừng phạt người coi cơ thể phụ nữ như món hàng Nghị viện châu Âu hôm qua phê chuẩn luật trừng phạt khách mua dâm để bảo vệ phụ nữ trước những nguy cơ tiềm ẩn trong ngành công nghiệp tình dục. Với 343 phiếu thuận, 139 phiếu chống và 105 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu thông qua luật mại dâm mới nhằm hình sự hóa tội mua dâm, Euro News đưa tin....