Nga không thể dựa vào Trung Quốc!
Quan hệ với Trung Quốc, Nga có thể hưởng những cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài thì không.
Cái lợi trước mắt
Theo các chuyên gia, phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, Nga có những cái lợi liên quan đến các lĩnh vực năng lượng, quân sự, ngoại giao và tư tưởng. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng không phải là kẻ chịu thiệt.
Thứ nhất là vấn đề năng lượng. Về ngắn hạn, các tranh chấp khí đốt giữa Ukraine và Nga có thể hạn chế Nga tiếp cận các bạn hàng lâu năm tại thị trường lớn ở châu Âu, giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang khu vực này. Khi Nga quá lạm dụng con bài khí đốt trong mối quan hệ tổng thể với châu Âu, khiến các quốc gia phương Tây tự mình phải vận động, tìm kiếm nguồn cung thay thế mới an toàn hơn. Điều này có nghĩa là Nga có nguy cơ không tiêu thụ được khí đốt dù chưa đánh mất thị trường.
Trung Quốc đã chìa tay với Nga trong lúc khó khăn?
Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc hiện đang trở thành mối quan tâm, là mục tiêu hàng đầu trong các chính sách phát triển của Bắc Kinh. Thắt chặt quan hệ với Nga, Trung Quốc cũng tránh được những rủi ro liên quan những biến động địa chính trị khó lường tại các quốc gia vùng Vịnh. Thực tế cho thấy kỳ vọng về một nhà cung cấp năng lượng tin cậy Nga của Trung Quốc là hoàn toàn khả quan.
Cái lợi thứ hai là lĩnh vực quân sự. Trung Quốc từ lâu đã là một khách hàng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga. Tuy nhiên, quyết định mới đây của Kremlin bán tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc mới thực sự đánh một dấu mốc thay đổi quan trọng.
Trong quá khứ, xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc bị hạn chế bởi sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai bên và để giải tỏa vấn đề này, Kremlin cũng phải tự trấn an rằng quân đội Nga luôn được duy trì một lợi thế hơn hẳn (Trung Quốc) về công nghệ quân sự. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, việc bán tên lửa S-400 cho Bắc Kinh thực sự đã không chỉ làm giảm ưu thế công nghệ quân sự của Nga đối với Trung Quốc, mà nó còn làm thay đổi cán cân quân sự giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ.
Video đang HOT
Giới chuyên gia cho rằng nếu doanh số xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự của Nga cho Trung Quốc tăng, đó cũng là bằng chứng cho thấy Moskva gia tăng sự tin tưởng về an ninh biên giới phía Đông.
Cái lợi thứ ba mà Nga nhận được là thái độ im lặng của Trung Quốc trong vụ sáp nhập Crimea. Việc Trung Quốc phớt lờ câu chuyện Crimea là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang ưu tiên mối quan hệ với Moskva.
Cuối cùng, cái lợi thứ tư là sự tương đồng của Nga-Trung trong việc duy trì hệ thống chính trị trong nước, qua đó đảm bảo sự ổn định và chống lại sự can thiệp từ phương Tây.
Khó bền vững
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng những mối lợi trên không thể tạo ra cơ sở vững chắc cho liên minh Nga-Trung bởi lợi ích của hai nước sẽ ngáng trở nhau trong nhiều lĩnh vực khi chúng được liên kết.
Biểu hiện rõ ràng đầu tiên là ở khu vực Trung Á. Thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt với Nga của Trung Quốc đã được bắt đầu bằng một thỏa thuận khí đốt lớn hơn với Turkmenistan. Ngoài ra, thương nhân Trung Quốc là những doanh nghiệp năng động ở Trung Á, đặc biệt là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Ngoài năng lượng, Bắc Kinh vẫn chưa khớp nối bất kỳ mục đích địa chính trị cụ thể nào ở Trung Á, trong khi Nga có lợi ích an ninh và các mối quan hệ kinh tế triển vọng tại đó.
“Sức mạnh Siberia” sẽ cung cấp hàng chục tỷ mét khối khí đốt của Nga cho Trung Quốc trong những năm tới
Lý do thứ hai cho sự hoài nghi về mối liên hệ Nga-Trung là sự mất cân bằng kinh tế giữa hai nước. Các công ty hàng hóa của Nga sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự đi lên của nền kinh tế Trung Quốc, trong khi Trung Quốc không có khả năng mua nhiều từ Nga, ngoài nguyên liệu thô. Khu vực công nghiệp và dịch vụ của Nga không những nhận được rất ít lợi ích từ bất kỳ sự mở rộng thương mại nào với Trung Quốc, mà còn bị đe dọa bởi hàng hóa Trung Quốc với chi phí thấp mà chất lượng ngày càng cao.
Một lý do quan trọng khác làm gia tăng sự hoài nghi về liên minh Nga-Trung chính là cả hai nước đều muốn đóng vai trò chính trên trường quốc tế, muốn chi phối các quốc gia yếu hơn để có thể đạt được mục tiêu cốt lõi của mình.
Không những thế, việc thanh toán bằng đồng nội tệ trong trao đổi thương mại song phương Nga-Trung được nhận định sẽ dẫn tới những hệ lụy tiêu cực. Sự cản trở đến từ khả năng quản lý yếu kém, tệ tham nhũng của cả hai phía không thể đáp ứng hiệu quả nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nếu xảy ra khủng hoảng đối với đồng rúp, hay đồng nhân dân tệ, sẽ kéo cả hai nền kinh tế này đi xuống.
Rõ ràng có căn cứ để giới chuyên gia đưa ra nhận xét rằng Nga vì miễn cưỡng mới phải quay sang phía Đông. Chính người Nga cũng hiểu Trung Quốc không vô tư mà dang tay giúp, thậm chí còn muốn lợi dụng mối quan hệ này để mặc cả với phương Tây.
Theo Đất Việt
Thủ tướng Trung Quốc ví quan hệ Nga Trung với búp bê matreshka
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ví mối quan hệ Nga - Trung với con búp bê truyền thống matreshka của Nga.
Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Nga
Theo Tiếng nói nước Nga, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ví mối quan hệ Nga - Trung với con búp bê truyền thống matreshka của Nga, tượng trưng cho tiềm năng to lớn của hợp tác song phương.
Ông Lý Khắc Cường đã tổng kết một cách hình tượng như vậy kết quả cuộc họp ở Moscow hôm thứ Hai với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ông Lý Khắc Cường thông báo rằng trong khuôn khổ cuộc họp này đã ký kết gần 40 văn bản về hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hai nước "dồn tối đa nỗ lực để biểu lộ rõ tiềm năng sâu sắc của mối quan hệ song phương".
Ông Lý Khắc Cường cho rằng các cuộc đàm phán giữa các Thủ tướng Nga và Trung Quốc ở Moscow sẽ cấp xung lực mới cho sự phát triển quan hệ thương mại-kinh tế giữa hai nước.
Ông Lý Khắc Cường cho rằng, vai trò lớn trong việc phát triển hợp tác giữa Nga và Trung Quốc thuộc về giới trẻ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các văn bản đã ký kết hôm thứ Hai về việc tiến hành những sự kiện quy mô trong khuôn khổ các Năm Giao lưu thanh niên Nga và Trung Quốc, cũng như lễ kỷ niệm chung 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc như những đối tác chiến lược đang ở trình độ rất cao, qua sáu năm khối lượng trao đổi thương mại đã tăng từ 40 tỷ USD lên đến 90 tỷ USD.
Ông Medvedev nhận định rằng Trung Quốc là đối tác thương mại nước ngoài đầu tiên của Nga. Thủ tướng nhấn mạnh rằng Nga và Trung Quốc đang "ở trình độ rất cao của mối quan hệ được định tính là đối tác chiến lược".
Theo kết quả cuộc hội kiến của các Thủ tướng, trong ngày thứ Hai, Nga và Trung Quốc sẽ ký hơn 40 "văn bản song phương rất quan trọng", ông Medvedev cho biết khi mở đầu cuộc gặp thường kỳ lần thứ 19 của những người đứng đầu Chính phủ Nga và Trung Quốc.
Cũng trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc, Nga - Trung đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực cung cấp khí đốt tự nhiên theo tuyến phía đông.
Các Bộ trưởng Bộ năng lượng hai nước đã đặt bút ký dưới văn bản này. Tài liệu được ký kết trong cuộc họp giữa hai thủ tướng Nga - Trung.
Theo thỏa thuận, các bên cam kết hợp tác toàn diện trong vấn đề cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc trong phần thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển khí đốt, bao gồm cả phần xuyên biên giới của hệ thống đường ống. Thỏa thuận này có hiệu lực trong 40 năm. Sau thời hạn này, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn theo các giai đoạn năm năm một trừ khi các bên có quyết định khác.
Ký kết văn bản là điều kiện tiên quyết để hợp đồng mua bán khí đốt tự nhiên đã được ký kết vào tháng Năm năm nay giữa "Gazprom" và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đi vào hiệu lực. Khi đó, các bên đã thỏa thuận cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt của Nga trong vòng 30 năm. Hợp đồng trị giá 400 tỷ USD. Thời hạn dự kiến bắt đầu việc cung cấp khí là năm 2018-2019.
Theo NTD/Bizlive
Putin trước áp lực trao 'đặc quyền' cho Trung Quốc Cô lập vì cuộc khủng hoảng Ukraina, Nga đang trông cậy vào TQ cho các khoản đầu tư cần thiết nhằm ngăn chặn một cuộc suy thoái. Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường: Ảnh: cntv Khi đồng rúp thấp ở mức gần kỷ lục, đầu tư nước ngoài sụt giảm, Nga đang đứng trước áp lực trao đặc...