Nga không thay đổi lập trường trong vấn đề Syria
Ngày 11/7, Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) – tổ chức đối lập có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ vốn được phương Tây và các nước Arập ủng hộ – cho biết Nga đã từ chối thay đổi quan điểm của nước này về cuộc khủng hoảng ở Syria.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Phát biểu sau cuộc gặp ở Mátxcơva với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, các thành viên SNC cho biết họ không thể thuyết phục Nga chấp thuận quan điểm rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức và thành lập một hệ thống chính trị mới ở Syria.
Theo Chủ tịch SNC Abdel Basset Sayda, các quan chức Mátxcơva đã kiên quyết từ chối kêu gọi ông An Átxát từ chức và khẳng định nhà lãnh đạo Damacus vẫn nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Video đang HOT
Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định chính sách của Mátxcơva về việc chấm dứt bảo lực ở quốc gia Trung Đông này dựa vào kế hoạch của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc – Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan.
Về phần mình, đại diện phe đối lập Syria tuyên bố sẽ không thể có các cuộc thương lượng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này nếu Tổng thống al-Assad không từ chức.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự, ông Vyatreslav Dzirkaln, cho biết Mátxcơva sẽ thực hiện các hợp đồng ký năm 2008 với Syria về cung cấp Hệ thống phòng không và máy bay trực thăng đã qua sửa chữa.
Phó Giám đốc Dzirkaln khẳng định việc Nga cung cấp cho Syria kỹ thuật phòng không, hệ thống phòng thủ và phụ tùng thay thế… không vi phạm lệnh cấm vận vũ khí bị phương Tây áp đặt đối với nước này, bởi vì những loại vũ khí này không thể sử dụng để chống lại dân thường. Ông cũng tái khẳng định Nga sẽ không ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí mới với Syria./.
Theo TTXVN
Iran cảnh báo các nước Ảrập về lá chắn tên lửa Mỹ
Ngày 4/4, Iran chính thức đánh tiếng khuyên các nước láng giềng Ảrập không nên phê chuẩn dự án lá chắn tên lửa mà Mỹ đang có ý định triển khai ở vịnh Pécxích, cho rằng hệ thống lá chắn này sẽ tác động xấu tới an ninh khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, tại một cuộc trả lời phỏng vấn.
Trả lời hãng thông tấn Fars, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi cho rằng các quốc gia láng giềng Ảrập ở vịnh Pécxích không nên phê chuẩn dự án trên vì nó sẽ tác động xấu tới an ninh khu vực.
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã phản đối kế hoạch này vì những tác động xấu mà nó có thể đem lại cho an ninh khu vực. Chúng tôi khuyên các bạn không tham gia vào trò chơi kiểu như vậy", ông Vahidi khẳng định.
"Hệ thống lá chắn tên lửa tại Vịnh Pécxích là dự án của người Mỹ theo chủ nghĩa Xiôn và bất cứ ai tham gia vào dự án này sẽ đồng nghĩa với việc chơi trò chơi của người Mỹ và Israel", ông nhấn mạnh thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran đưa ra tuyên bố trên chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thúc đẩy sáng kiến về một hệ thống lá chắn tên lửa khi bà tham dự Diễn đàn an ninh vịnh Pécxích - Mỹ ở Ảrập Xêút.
Giới chức Mỹ cho rằng kế hoạch này sẽ giúp 6 nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) thiết lập "cơ chế phòng thủ tên lửa khu vực" để đối phó với các mối đe dọa tên lửa đạn đạo hiện hữu từ Iran.
Sáu nước GCC gồm có Bahrain, Kuwait, Qatar, Ảrập Xêút, Oman và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Theo Dân Trí
Yemen có tổng thống mới sau 33 năm Phó Tổng thống Yemen Abed Rabbu Mansour Hadi đã được bầu làm Tổng thống mới của nước này. Ông sẽ kế nhiệm Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người cầm quyền suốt 33 năm qua - dấu hiệu cho thấy Yemen trở thành quốc gia Arập đầu tiên giải quyết khủng hoảng thông qua hiệp thương. Ông Hadi là ứng cử viên duy nhất...