Nga không sợ khi Mỹ khoe máy bay B-2 Spirit
Mỹ vừa lần đầu tiên khoe video máy bay B2 Spirit bay lượn ở tầm cao loại vũ khí chiến lược đang mất dần lợi thế trên chiến trường trước Nga.
Theo National Interest, hiện nay loại máy bay ném bom chính của Không quân Mỹ vẫn là B-52, loại máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1952. Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện chỉ còn 76 chiếc B-52H được nâng cấp vẫn còn được sử dụng. Chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại, tuy nhiên chúng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040 và được trang bị các loại tên lửa tầm xa và bom định hướng.
Trong khi đó, oanh tạc cơ B-1B Lancers của Không quân Mỹ (hiện có tổng cộng 62 chiếc) đã không còn được trang bị vũ khí hạt nhân và chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ. Những loại máy bay này cũng sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.
Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam. Lực lượng này chỉ có thể điều động một số lượng giới hạn B-2 và việc mất một phi cơ cũng sẽ giảm khả năng chiến đấu một cách đáng kể.
Theo Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS), chỉ có 16 chiếc B-2 được coi là đủ khả năng tham chiến. Trong số này, khoảng 9 chiếc có thể sẵn sàng được điều động. Con số này còn tiếp tục giảm khi tính cả những chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện, và thực tế một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết số máy bay B-2 thực sự có thể sử dụng chỉ có 6 chiếc. Số còn lại đều được lưu kho để bảo dưỡng.
Video đang HOT
Mặc dù Không quân Mỹ tiếp tục đầu tư thêm tiền mặt để nâng cấp B-2 và giúp nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2058, công nghệ có trên máy bay này đã bắt đầu có tuổi. Công nghệ tàng hình đã có những bước tiến dài kể từ khi B-2 được thiết kế vào cuối thập niên 1970. Hơn nữa, nhiều thiết bị trên máy bay ngày càng trở nên lỗi thời trong suốt chiều dài hoạt động của máy bay này, trong đó có cả hệ thống động cơ.
Vào năm 2012, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thời đó là Tướng Norton Schwartz phát biểu rằng B-2 đang dần mất khả năng thâm nhập vào vùng không phận của đối phương. “Công nghệ mà các loại máy bay này đang có thực tế đã có những năm 1980″, ông Schwartz cho biết. “Một thực tế hiển nhiên đó là B-2 đang mất dần khả năng sống sót trên chiến trường”.
Tiếp theo những quan ngại của Mỹ về thực trạng máy bay B-2, giới chuyên gia Nga đã tiến hành phân tích cả về mặt số lượng và chất lượng của những chiếc B-2 cùng với những kịch bản sử dụng loại máy bay này cho các nhiệm vụ khác nhau. Đầu tiên, giới chuyên gia Nga đã xem xét tới lịch sử ứng dụng các loại máy bay tầm xa trong xung đột hạt nhân truyền thống để xem chúng được sử dụng như thế nào và hiện đã có những thay đổi ra sao.
Trước khi Liên Xô tan rã, B-2 được người Mỹ chế tạo nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu cố định với tọa độ xác định từ trước. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô chế tạo và triển khai các tổ hợp tên lửa Topol vào năm 1985, chương trình B-2 đã được Mỹ điều chỉnh để trở thành “thợ đốn gỗ” đối với các tổ hợp Topol.
Về mặt ý tưởng, Mỹ dự kiến sẽ triển khai trên quỹ đạo một cụm vệ tinh kiểu KH-11 và KH-12 với khả năng phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ sát với thời gian thực. Cụm vệ tinh này được sử dụng để trinh sát phục vụ cho hoạt động của B-2 trên lãnh thổ Nga. Cụm vệ tinh sẽ tìm kiếm và chuyển tọa độ các mục tiêu về theo thời gian thực. Người Mỹ cho rằng việc tiêu diệt các tổ hợp Topol sẽ bảo đảm an toàn cho họ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, việc thực hiện dự án này sau đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề. Ngay trong năm 1980, các đánh giá phân tích về triển vọng phát triển phòng không của Liên Xô đã cho thấy khả năng các máy bay của Mỹ sẽ bị phát hiện và tiêu diệt bởi các hệ thống tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31. Chính vì thế, người Mỹ đã phải bảo đảm cho B-2 khả năng thực hiện các chuyến bay thấp kéo dài.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh kịch bản sử dụng B-2. Theo đó, số lượng B-2 cũng được giảm đi so với kế hoạch ban đầu. Chính vì thế, việc thực hiện đòn tấn công vào Topol đã mất đi ý nghĩa bởi khi một số lượng Topol nào đó bị tiêu diệt (không phải toàn bộ) chắc chắn sẽ kích hoạt số còn lại.
Do đó, người Mỹ không thể tấn công hạt nhân một chiều, ngay cả trong trường hợp họ đã tiêu diệt được các tên lửa cố định và các tên lửa khác thuộc bộ ba hạt nhân của Nga. Trong khi đó, Mỹ hiện chỉ có 2 vệ tinh KH-11 trên quỹ đạo. Số lượng vệ tinh như vậy không đủ để Mỹ bao quát dù chỉ là 1/60 lãnh thổ Nga, nơi triển khai các tổ hợp tên lửa Topol theo hiệp ước START 1. Một khi căng thẳng leo thang, lẽ tự nhiên là người Nga sẽ mở rộng các khu vực bố trí tên lửa.
Trước đây, việc Mỹ sử dụng B-2 trong cuộc chiến Nam Tư cũng đã bộc lộ những vấn đề về xác định mục tiêu. Thời gian để B-2 xử lý và phản ứng đối với các thông tin về mục tiêu là quá lâu. Khi B-2 bay đến khu vực mục tiêu đã định sau khi xử lý dữ liệu thì các mục tiêu đã kịp di chuyển. Việc xác định mục tiêu của B-2 cũng thường xuyên gặp sai sót.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, B-2 sẽ được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu cố định. Loại máy bay này không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác do khả năng bảo đảm yếu từ các vệ tinh trên quỹ đạo và do bản thân B-2 có số lượng ít. Không những thế, ý kiến cho rằng B-2 có thể bay “tự do” trong khu vực phòng không của Nga là hoàn toàn vô căn cứ. Thực tế việc ứng dụng B-2 cho thấy đi cùng loại máy bay “tàng hình” này là rất nhiều các loại máy bay khác như -3 , -8 , -6 và F-15. Chính vì vậy, tính năng “tàng hình” là vô tác dụng.
Người Mỹ cũng đã từng coi B-2 là máy bay tấn công (khác với ném bom). Đó là vào những năm 2000, Mỹ có tính tới khả năng sử dụng B-2 để tiêu diệt các cụm xe tăng của đối phương. Theo tính toán, mỗi lần cất cánh, B-2 có khả năng tiêu diệt tới 350 xe tăng của đối phương bằng bom có điều khiển SDB. Tuy nhiên, việc sử dụng B-2 cho nhiệm vụ này rất nguy hiểm khi nó có thể trở thành mục tiêu của tiêm kích và các hệ thống tên lửa phòng không. Cái giá của một chiếc B-2 bị bắn hạ sẽ đắt hơn toàn bộ số xe tăng mà nó tiêu diệt được, kể cả loại tăng hiện đại nhất là T-90.
Các chuyên gia Nga cũng đặt ra các trường hợp khi B-2 được sử dụng kết hợp với các loại máy bay khác mà Mỹ hiện có như B-52, F-22 hay B-1B. Trong trường hợp B-2 được sử dụng kết hợp với B-1B, B-2 sẽ “khoan thủng” hệ thống phòng không bằng tên lửa AMG-88. Sau đó, B-1B sẽ tiêu diệt các mục tiêu chính bằng các loại bom đạn phi hạt nhân (không phải bom hạt nhân).
Nếu kết hợp B-2 với B-52 thì người Mỹ sẽ gặp nhiều rắc rối với B-52 bởi “cựu binh” này không có nhiều chế độ hoạt động. Còn nếu sử dụng B-2 kết hợp với F-22, người Mỹ lại gặp rắc rối do tầm bay hạn chế của F-22. Để khắc phục vấn đề này, Mỹ có thể sử dụng các máy bay tiếp liệu cho F-22, song khi đó chúng có thể trở thành bia tập bắn cho hệ thống phòng không.
Dù với phương án nào thì việc sử dụng một số lượng lớn các máy bay hộ tống và bảo đảm khi tác chiến sẽ khiến cho B-2 chỉ tương đương với một chiếc máy bay ném bom “cổ điển”. Không quân Mỹ từ chối mua thêm B-2 dù được giảm giá là minh chứng cho thấy cuối cùng họ đã nhận ra kết quả không như tính toán. Với các hệ thống phòng không của Nga thì ngay cả với S-300 hiện nay, các máy bay “tàng hình” của Mỹ cũng không thể vượt qua, chứ chưa nói tới S-400 và các hệ thống khác.
1/18
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Tunisia tiêu diệt 5 "thánh chiến" IS
Quân đội Tunisia đã tiêu diệt 5 chiến binh IS khi nhóm khủng bố đang thâm nhập vào nước này từ đường biên giới với nước láng giềng Libya.
"Quân đội đã hạ sát được 5 trong tổng số 10 tên chiến binh IS khi tiến hành cuộc đột kích vào một ngôi nhà gần Bến Guerdane, sau khi nhóm khủng bố vượt qua biên giới từ Libya để tiến sâu vào Tunisia. Lực lượng an ninh đang tăng cường truy lùng và tiêu diệt 5 tên còn lại", phát ngôn viên quân đội Tunisia - Belhassen Oueslati cho biết.
Vụ tấn công của một tay súng ở khu nghỉ mát trên bãi biển Sousse khiến 38 du khách thiêt mang. Ảnh: Reuters
Việc mở rộng địa bàn hoạt động của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Libya là một mối đe dọa đối với các nước láng giềng xung quanh, bao gồm Tunisia, Ai Cập và Algeria.
Tunisia đã phải hứng chịu 2 vụ tấn công đẫm máu bởi các tay súng đã được huấn luyện trong các trại thánh chiến bên trong Libya vào cuối năm ngoái. Các chính phủ phương Tây đang cung cấp viện trợ cho Tunisia để bảo vệ đường biên giới với Libya tốt hơn.
Hơn 3.000 người Tunisia đã phải di cư để tránh các cuộc tấn công từ lực lượng thánh chiến IS và các nhóm chiến binh khác ở Iraq và Syria. Chính phủ Tunisia đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của một tay súng ở khu nghỉ mát trên bãi biển Sousse khiến 38 du khách thiêt mang, trong đo chủ yếu la người Anh.
Đồng thời, Chính phủ nước này đã phải thực hiện 7.000 hoạt động an ninh kể từ khi một cuộc tấn công vào bảo tàng Bardo tai Tunis xay ra vao tháng 3/2015, khiên 22 ngươi thiêt mang; bắt giữ 1.000 người dân và ngăn can 15.000 thanh niên co y đinh rời khỏi Tunisia để tham gia các cuộc thánh chiến.
Nguyễn Hằng (Theo Reuters)
Theo DSPL
Đặc nhiệm Delta Mỹ tấn công vào Iraq - "nỗi lo" mới của IS Sau nhiều tuần chuẩn bị bí mật, lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Delta của Mỹ đang bắt đầu nhiệm vụ truy lùng và tiêu diệt đầu não của IS tại Iraq. Lực lượng đặc nhiệm đã dành vài tuần trước đó để hoàn thành công tác chuẩn bị, bao gồm xây dựng những ngôi nhà an toàn, thiết lập mạng lưới cung...